Kế toán chi phí bán hàngvà chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sản xuất vật tư công nông nghiệp và xây dựng Trường Giang (Trang 38)

1.6.1 Kế toán chi phí bán hàng.

Trong quá trình kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp phải hao phí một lượng lao động xã hội nhất định dùng để mua, bán và dự trữ hàng hóa. Kế toán với vai trò giám đốc và thông tin mọi mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh, cần phải ghi chép chính xác kịp thời các khoản chi phí bỏ ra. Có hai loai chi phí như sau:

Chi phí bán hàng: Là toàn bộ những khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ bao gồm:

Chi phí nhân viên bán hàng: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản tính theo lương (khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ).

Chi phí vật liêu bao bì: là các khoản chi phí về vật liệu bao bì để đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vật liệu dùng để sửa chữa TSCĐ dùng trong khâu bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hoá.

Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường, tính toán, làm việc ở khâu bán hàngvà cung cấp dịch vụ.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ như: chi phí thuê tài sản, thuê kho, thuê bến bãi, thuê bốc vác vạn chuyển, …

Chi phí bằng tiên khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phat sinh cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ nằm ngoài những chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hoá…

Ngoài những cách phân loai trên, để phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, có thể phân loại chi phí bán hàng theo mối quan hệ với khối lượng thực hiện, có thể chia chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. Hoặc theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí, thì chi phí bán hàng chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Trong kế toán tài chính phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán, chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ được phân loại và tập hợp theo 7 yếu tố chi phí nói trên. Cuối kỳ, kế toán chi phí bán hàng cần được phân bổ và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Việc phân bổ và kết chuyển chi phí này tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp sản xuất: trường hợp chu kỳ sản xuất dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng sang theo dõi ở “Chi phí chờ kết chuyển”.

Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ: Trường hợp có dự trữ hàng hoá biến động giữa các kỳ thì phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn cuối kỳ, tức là chuyển một phần chi phí bán hàng thành “ Chi phí chờ kết chuyển” và phần chi phí bán hàng đã được bán trong kỳ để xách định kết quả. Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra được tính theo công thức:

chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại: (BH: bán hàng, PB: phân bổ) Chi phí

bán hàng phân bổ

= Chi phí BH cần PB còn lại D1 + Chi phí BH cần PB PS trong kỳ Giá trị của hàng

còn lại D1 +

Giá trị của hàng xuất trong kỳ

Chi phí bán hàng cần phân bổ cho hàng tiêu thụ( đã bán) Chi phí BH phân bổ cho hàng đã bán = Chi phí BH phân bổ cho hàng còn lại D1 + Chi phí BH phát sinh trong kỳ - Chi phí BH phân bổ cho hàng còn lại D2

Chi phí chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại hàng bán ra Xác định hệ số phân bổ chi phí bán hàng.

Hệ số phân bổ (H) = Tổng chi phí phân bổ choi hàng bán ra Tổng tiêu thức cần phân bổ của hàng bán ra Chi phí BH phân bổ cho từng loại hàng bán ra

Chi phí BH phân bổ cho từng

loại hàng bán ra = H x

Tiêu thức dùng để phân bổ cho từng loại hàng bán ra

Tiêu chuẩn phân bổ là trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán.

“Hàng tồn cuối kỳ”: Đối với doanh nghiệp sản xuất là trị giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ và hàng gửi đi bán chưa được tiêu thụ cuối kỳ (Số dư TK 151,155,157). Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng vào giá vốn kỳ bán, kế toán sử dụng tài khoản 6421- Chi phí bán hàng, để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản kế toán sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 6421 Chi phí bán hàng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hang thực tế phát sinh trong kỳ để xác đinh kết quả kinh doanh.

Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư cuối kỳ. -Tập hợp chi phí bán hàng phát

sanh trong kỳ

TK6421

- Các khoản chi phí bán hàng

- Phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh hoặc chi phí chờ kết chuyển

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

Sơ đồ 1.16 Sơ đồ hoạch toán chi phí bán hàng

TK6421 TK 334,338 (1) TK152,156 (2) TK214 (3) TK111,112,331 (4) TK133 (5a) (5b) (5c) TK142,242 TK111,112,141 (6) TK335 (7) TK111,112,331 (8) TK133 (9) TK111,112,152 TK911 TK142,242 (10a) (10b) (10c) TK133 TK352 (11)

(1)Trích tiền lương và các khoản theo lương. (2) Xuất kho hàng hóa cho bán hàng.

(3) Trích khấu hao TSCĐ

(4)Vật liệu mua ngoài xuất trực tiếp cho bán hàng.

(5a)CCDC mua ngoài xuất trực tiếp cho bán hàng loại phân bổ 1 lần. (5b) CCDC mua ngoài xuất trực tiếp cho bán hàng loại phân bổ nhiều lần (5c) Phân bổ CCDC từng kỳ.

(6) Chi phí thực tế phát sinh

(7) Trích trước chi phí sửa chữa lớn ở bộ phận BH,tiền thuê cửa hàng (8) Chi phí dịch vụ mua ngoài va chi phí bằng tiền khác

(9) Kết chuyển chi phí chờ phân bổ.

(10a) Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh. (10b) Chi phí Bh phân bổ cho hàng còn lại

(10c) Kết chuyển chi phí BH cho hàng tiêu thụ kỳ sau

(11) Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa.

1.6.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp chia ra các khoản chi phí sau:

Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.

Chi phí vật liêu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lýcủa ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCĐ công cụ, dụng cụ dùng chung cho doanh nghiệp.

Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòngdùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.

Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng,vật kiến trúc, phương tiện truyêng dẫn…

Thuế, phí, lệ phí: Các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài… và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà…

Chi phí dự phòng: Khoản trích dự phòng phải thu khó đòi.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, mua ngoài như tiền điện, nước, thuê sử chữa TSCĐ dung chung của doanh nghiệp. Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên, như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ và các khoản chi khác…

Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn có thể phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động, có thể chia ra chi phí bất biến và chi phí khả biến; phân loại theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí, có thể chia ra chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp sản xuất kinh doanh, cần được dự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Hoạt động quản lý doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, do vậy, cuối kỳ cần được tính toán phân bổ- kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Trương hợp doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài trong kỳ không có ( hoặc có ít) sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh nghiệp thương mại có dự trữ hàng hoá giữa các kỳ có biến động lớn, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần tính toán phân bổ cho sản phẩm, hang hóa còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ, công thức phân bổ giống như chi phí bán hàng đã nêu ở trên.

Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 6422- chi phí quản lý doanh nghiệp để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp.

Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:

Sau khi kêt chuyển tài khoản nay không có số dư cuối kỳ. - Tập hợp chi phí bán hàng phát

sinh thực tế trong kỳ

- Trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi

- Các khoản giảm chi phí bán hàng - Kết chuyển chi phí bán hàng để

xác định kết quả kinh doanh hoặc chi phí chờ kết chuyển

- Cuối liên độ kế toán hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi

*Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu:

Sơ đồ 1.17:Sơ đồ Kế toán chị phí quan lý doanh nghiệp:

TK334,338,335 TK 6422 TK911 (1) TK142,242,152

(1) Trích trước tiền lương và các khoản theo lương. (2) Phân bổ chi phí, xuất kho công cụ dụng cụ, vật tư (3) Trích khấu hao TSCĐ, lập dự phòng phải thu khó đòi (4) Các chi phí khác phat sinh trong kỳ bằng tiền, công nợ.

(3) (5) (5) (7) (6) TK 111,112,331 TK 214,139 TK333 (4) (2) TK133 TK142 TK352 (8)

(5) Kết chuyển chi phí chờ phân bổ.

(6) Kết chuyển chi phí để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

(7) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xách định kết quả sản xuất kinh doanh.

(8) Hoàn nhập dự phòng phải trả

1.7. Kế toán xác định và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh.

1.7.1 Nội dung.

- Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.

- Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từng hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Kết quả hoạt động tài chính = DT hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính DT thuần = DT bán hàng - Giảm giá hàng bán - Chiết khấu thương mại - Hàng bán bị trả lại - Thuế XK,TT ĐB,GTGT theo PPTT

Vậy : Lợi nhuận từ HĐKD = Lợi nhuận gộp từ BH & ccdv + DT hoạt động tài chính - Chi phí HĐTC - Chi phí BH - Chi phí QLDN Kết quả hoạt động khác: là kết quả từ các hoạt động bất thường khác không tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập khác (Sau khi đã trừ đi khoản thuế GTGT phải nộp thep phương pháp trực tiếp nếu có) và chi phí khác.

Lãi (lỗ) từ hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác. Tổng lợi nhuận

trước thuế =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận sau

thuế TNDN =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác - Chi phí thuế TNDN Để phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh có thể được phân biệt kết quả riêng từng loại hoạt động như kết quả hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ (kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh); kết quả hoạt động tài chính; kết quả khác. Trong đó kết quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ còn có thể được xác định cho tưng nhóm, từng loại, từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ riêng biệt.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ có thể lãi hoặc lỗ. Nếu lỗ sẽ được xử lý bù đắp theo chế độ quy định và quyết định của cấp có thẩm quyền. Nếu lãi được phân phối theo quy định của chế độ tài chính. Theo chế độ tài chính hiện hành, lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối sử dụng theo thứ tự:

Nộp khoản thu trên vốn do sử dụng vốn của nhà nước.

Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước, các khoản chi phí không đước tính vào chi phí để tính thu nhập chụi thuế.

Trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định. Chí cổ tức, chia lãi cho bên góp vốn…

Trong đó việc trích nộp cho nhà nước, trích lập từng quỹ cụ thể của doanh nghiệp, chia cổ tức, chia lãi… theo tỷ lệ là bao nhiêu tuỳ thuộc vào chế độ quy định cho từng thời kỳ nhất định và quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trong doanh nghiệp việc phân phối lợi nhuận được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Tạm phân phối, định kỳ tiến hành phân phối theo kế hoạch.

Bước 2: Phân phối chính thức, khi báo cáo quyết toán năm được phê duyệt.

1.7.2. Trình tự hạch toán

Kế toán sử dụng TK 911- xác định kết quả kinh doanh. Kết cấu tài khoản này như sau:

Tài khoản này không có số dư.

TK911 - Chi phí thuộc hoạt động kinh

doanh trừ vào kết quả trong kỳ - Chi phí thuộc hoạt động khác - Kết chuyển lỗ

Doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ

Doanh thu thuần về hoạt động tài chính

Thu nhập từ hoạt đọng khác Kết chuyển lãi

Sơ đồ 1.18: kế toán xác định và phân phối kết quả:

(1)Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán.

(2)Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. (3)Kết chuyển chi phí tài chính.

(4)Kết chuyển chi phí khác.

(5)Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

TK911 TK632 TK5111,5118 TK515 TK6421,6422,142 TK635 TK711 TK811 TK821 TK3334 TK111,112 TK414,415,431 TK421 (1) (2) (3) (5) (6) (7) (4) (9) (10) (8a) (8b) (13) (11) (12)

(6)Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính. (7)Kết chuyển thu nhập khác.

(8)Xác định kết quả. (8a) Lãi.

(8b) Lỗ.

(9)Số thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn phải nộp nhà nước. (10)Kết chuyển thuế TNDN.

(11)Chia cổ tức, chia lãi liên doanh, nộp cấp trên, cấp cho cấp dưới. (12)Trích lập các quỹ của doanh nghiệp

(13) Nộp thuế TNDN

1.8. Tổ chức sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, điều kiện của mình mà doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán cho phù hợp. Đồng thời cũng tuỳ hình thức kế toán mà sử dụng các loại sổ kế toán khác nhau, để tập hợp chi phí doanh thu và xác đinh kết quả doanh thu cho phù hợp, cụ thể:

1.8.1. Hình thức Nhật ký chung.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sản xuất vật tư công nông nghiệp và xây dựng Trường Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w