7. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Việc tổ chức văn bản của NguyễnTuân
Cách tổ chức văn bản của Nguyễn Tuân rất đa dạng. Chúng tôi xin được trình bày sự đa dạng đó trong một vài tác phẩm cụ thể sau đây.
Trước hết, chúng tôi khảo sát trong các tác phẩm ký. Trong bài ký Suối quặng, Nguyễn Tuân giới thiệu ngay hình ảnh trung tâm của tác phẩm - hình ảnh con suối: “Có cái suối ngỏ chỉ ba bước đã lội qua, có con suối to như một dòng sông mỗi lúc sang ngang lại phải lụy đò. Và đứng trước một con suối, cũng nhiều cách nhìn khác nhau, Ví dụ anh chuyên viên giao thông thủy bộ nhìn con suối không giống anh địa chất của các đội tìm kiếm”.
Tác giả tiếp tục triển khai mạch kể bằng cách hồi tưởng những kỉ niệm gắn bó với anh bộ đội địa chất đi khảo sát những con suối, anh bộ đội giặt áo, giặt giày bên khe suối ... và kết thúc cũng lại bằng hình ảnh con suối trong nỗi nhớ thương của tác giả, mơ tưởng về một ngày mai có: ‘những ống tuyếc bin chạy điện trắng của nhà máy lọc quặng luyện kim trên những con suối ấy.”
Tuy nhiên, đây là cách triển khai vấn đề khá đơn giản. Có nhiều tác phẩm như bài kí
Một bài thơ Đường mà cách dẫn dắt vấn đề khá dài dòng. Mở đầu là giới thiệu một chuyến bay đi công tác với những suy nghĩ miên man nào là hình ảnh mây, trời, rồi tác giả nghĩ lùi về “20 năm trước đây, 10 năm trước đây” về chiến thắng của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đã bắn phá bao nhiêu tàu của giặc. Đúng là cách giới thiệu vấn đề có vẻ dài dòng (22 câu) nhưng lại có vẻ phù hợp với đặc trưng thể loại Kí của Nguyễn Tuân, muốn tìm hiểu đến tận cùng của sự vật, hiện tượng, của suy nghĩ.
Tiếp theo, nhà văn đẩy lùi các sự kiện về quá khứ theo trình tự thời gian. Đầu tiên là hồi tưởng về những gian khổ và thắng lợi của quân dân ta trước giặc Pháp. Sau đó, là các sự kiện theo dòng thời gian từ mùa mưa năm 1958 với những cuộc hành trình vượt sông, vượt suối để hành quân và chiến đấu. Rồi lại đến mùa xuân những năm 1960 - 1964 với sự kiện những cây cầu sắt hoàn thành bắc qua những con suối sâu để: “Không lo gì lũ suối mùa mưa tắc xe vào xe ra nữa.”. Kết thúc bài kí là hình ảnh “Một con đường mới có khác gì một cái đòn gánh dài”, hình ảnh “hai mái ngói đỏ đình chợ huyện miền núi”. Mái ngói đỏ là hình ảnh như một kết thúc mở báo hiệu cho một cuộc sống mới đang thay da đổi thịt.
Trong khá nhiều bài kí, Nguyễn Tuân đã mở đầu văn bản bằng cách triển khai mạch kể ghi chép của mình bằng những cuộc đối thoại. Bài kí Cô Tôcũng là một bài như vậy. Mở đầu tác phẩm, nhà văn gợi nhớ lại cuộc gặp gỡ giữa tác giả và một vị lãnh đạo sau đó mới giới thiệu về hình ảnh trung tâm của bài kí - Cô Tô. Nói về Cô Tô và con người nơi đây tác giả đã triển khai dòng suy tưởng theo trục thời gian từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu trong chuyến thăm đảo Cô Tô.
Ngày thứ nhất, tác giả gợi lại hình ảnh “những người tìm ngọc trong lòng biển”. Ngày thứ hai, kể lại cuộc hành trình tìm những viên trân châu “tươi ánh thanh khiết”. Ngày thứ ba, thứ tư, đó là cảnh cơn bão đến, mặt biển Cô Tô nổi sóng. Ngày thứ năm, thứ sáu, lại một ngày “trong trẻo, sáng sủa” nước biển “xanh như cái màu xanh của ngọc bích”. Mỗi ngày một đặc điểm, một sự kiện nhưng đều nằm trong một trục thời gian và xoay quanh một chủ đề.
Nguyễn Tuân kết thúc bài kí bằng hình ảnh “đoàn thuyền sắp ra khơi”, hình ảnh người phụ nữ Cô Tô “địu con, thấy nó dịu dàng như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Kết thúc cho thấy một tương lai sáng sủa của vùng hải đảo dù cuộc sống hiện tại có nhiều khó khăn, khắc nghiệt.
Đối với các truyện ngắn, cách tổ chức văn bản có sự khác biệt so với kí từ cách dẫn dắt, triển khai đến kết thúc mạch kể. Trong truyện Khoa thi cuối cùng, mở đầu tác phẩm người đọc bắt gặp một không gian buồn, ảm đạm: “Mùa mưa dầm tháng chín chỉ là những giọt than vãn triền miên của kỳ ngâu còn kéo dài mãi đến bây giờ. Xứ đồng chiêm Sơn Nam hạ đã biến thành một vùng nước rộng nhấp nhô những con đò đồng li ti ... Làng mạc vùng quê Nam Định nhoi lên khỏi làn nước trắng lạnh như những quần đảo xanh một màu hoang vu”.
Sau đó, tác giả mới giới thiệu nhân vật ông Đầu Xứ Em và ông Đầu Xứ Anh trong khoa thi Mậu Ngọ - khoa thi mà “từ sau khoa thi này chỉ còn là một thứ xa xỉ phẩm trong học vấn của một lớp người”. Câu chuyện được triển khai theo mạch kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật được quy chiếu trong kì thi năm trước và kì thi năm cuối cùng. Tuy khác nhau về không gian nhưng bối cảnh không gian, cảnh vật đều thê lương, ảm đạm và đều chịu chung một kết cục bi thảm, thê lương của cuộc đời khoa cử “học tài thi phận”.
Kết thúc câu chuyện là hình ảnh ông Đầu Xứ Em “uống cạn ba bình rượu cúc... vào một đêm dài nhất trong một đời người...” - một kết thúc thật đáng buồn của một kẻ sĩ. Điều đáng chú ý là mở đầu tác phẩm là một thời gian, không gian thê lương và kết thúc cũng là một không gian buồn thảm để lại trong lòng người đọc nỗi buồn thê thiết.Có thể nói đây là kiểu kết thúc vòng tròn - cuộc đời nhân vật chỉ quẩn quanh trong cái vòng tròn khắc nghiệt của số phận.
Một câu chuyện khác cho thấy kết cấu triển khai không gian mở đầu tác phẩm và không gian cuối tác phẩm có mối tương quan với nhau làm nền cho những thông điệp mà tác giả truyền tải đến người đọc là kết cấu thường thấy trong truyện của Nguyễn Tuân. Trong truyện Bữa rượu máu, ta bắt gặp một không gian quạnh hiu với hình ảnh những cây chuối bị chặt đứt đến thảm hại “Phía tây thành Bắc Ninh, trên một nền đất rộng đồ sát vào chân thành cho lần gạch ngoài được thêm vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc ... nhựa bị không khí làm se lại, kết nên những khối keo quyện lấy bụi cỏ gà”.
Theo trật tự tuyến tínhcủa thời gian, nhà văn tiếp tục triển khai bố cục bằng hình ảnh đao phủ Bát Lê vừa hát vừa chém chuối như chém đầu người. Tiếp đó là cảnh áp giải tử tù và cảnh hành quyết.
Kết thúc truyện như là một kết thúc dự báo khi xuất hiện hình ảnh quan Công Sứ đi qua chỗ hành quyết thì bỗng nhiên “nổi lên một cơn gió xoắn giật, hút cát bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi và đuổi theo các quan đang về. Cái mũ trắng ở trên đầu quan công
sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng...” - một kết thúc mởnhằm khơi gợi cho người đọc suy tưởng về hậu cảnh chém tử từ, phải chăng đó là sự hoán cải số phận ? Nhiều câu chuyện của Nguyễn Tuân có kết cấu theo trật tự tuyến tính, một kết cấu thường thấy trong truyền thống ngữ văn phương Đông, nhưng qua ngòi bút Nguyễn Tuân nó vẫn có một sức hấp dẫn riêng nhờ cách tổ chức văn bản độc đáo. Truyện ngắn Chữ người tử tù - một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Tuân cũng được triển khai theo bố cục như vậy. Câu chuyện bắt đầu bằng việc giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện nhân vật Huấn Cao qua cuộc đối thoại giữa thầy thơ lại và viên quan coi ngục.”
Tiếp theo đó là viên quan coi ngục biệt đãi người tù “đầu đội trời, chân đạp đất”
khiến người tù cảm động. Và cuối cùng là cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”: “Trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa”.
Câu chuyện kết thúc bằng một câu nói của viên quan coi ngục: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”báo hiệu một cuộc đời mới của một thân phận “lầm đường lạc lối”.
Xem xét nhiều truyện khác, chúng tôi thấy cách tổ chức văn bản của Nguyễn Tuân khá phong phú. Trong nhiều truyện ngắn kết cấu đan xen giữa các yếu tố thời gian: hiện
tại - quá khứ; quá khứ - hiện tại thường được nhà văn sử dụng một cách đa dạng. Như
trong truyện Thả thơbắt đầu bằng cách giới thiệu hoàn cảnh éo le của hai cha con cụ Phủ và cô Tú: “Cụ Phủ bà vừa mất vào quãng đầu xuân, cỏ xanh chưa đủ che kín mặt nấm mộ mới, thì cuối xuân năm ấy cậu Chiêu cũng lại qua đời ...”. Sau đó, tác giả hồi tưởng lại chuyện hai cha con tổ chức cuộc thi thả thơ hàng đêm “để người ta sát phạt nhau bằng tiền, đem cả cái may rủi cả vào đến cõi văn thơ và trên mặt nước sông thu, tiếng ngâm một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm một câu thơ thua cuộc mất ăn tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm nghe trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của một hội Tao Đàn nào”.
Tuy nhiên, kết thúc câu chuyện vẫn là cái kết thúc thường đem lại cảm giác buồn nơi độc giả. Cụ Phủ cuối cùng không cho cô Tú theo cha đi thả thơ để thỏa cái đam mê chữ nghĩa nữa và còn “hay bị thua luôn”. Kết thúc ấy cho chúng ta một thông điệp: giữa đồng tiền và tâm hồn tao nhã dường như không thể tồn tại song hành trong cuộc sống mà cơm áo gạo tiền luôn là một vật cản lớn lao.
Số phận của khá nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân đều có cái kết cục buồn như thế. Trong Những chiếc ấm đất, cụ Sáu - một người phong lưu sành uống trà, tôn thờ trà cuối cùng phải bán đi những chiếc ấm quý cuối cùng. Còn với nhân vật ông Phó sứ - một viên quan đa tình, lãng tử trong truyện ngắn Đánh thơ cuối cùng cũng chết ở chân Đèo Ngang vì một cơn gió độc.
Có thể nhận định rằng, xây dựng kết cấu nghệ thuật, xây dựng bố cục theo trật tự tuyến tính hay kết hợp đan xen giữa các yếu tố thời gian, hay kết cấu vòng tròn không có gì là lạ. Tuy nhiên, với việc sắp xếp hợp lý các tình tiết, ngôn ngữ kể chuyện tài tình, cuốn hút, Nguyễn Tuân đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc. Truyện Xác ngọc lam - một câu chuyện có yếu tố “liêu trai”là một ví dụ tiêu biểu.
Mở đầu câu chuyện nhà văn giới thiệu về truyền thống làm nghề giấy lâu đời của họ nhà Chu: “Thời ấy nhà vua xuống chiếu cho quan địa phương phải làm sổ đệ dâng về những môn bách nghệ trong nước và tên họ của những người có cái thủ công trong các môn ấy, về các phường làm giấy bán giấy, một hạt Hà Đông, nhà họ Chu được đứng vào đầu sổ kê khai bách nghệ”. Tiếp theo, tác giả giới thiệu giá trị đặc biệt, độc đáo của giấy dó truyền thống Chu Hồ “một lối biểu dương của riêng một phái quý tộc trong làng văn mạc” bằng việc miêu tả một cách tỉ mỉ loại giấy đặc biệt này từ màu sắc, chất liệu, khổ giấy, khối lượng, mùi vị, ...
Câu chuyện tiếp nối với việc tác giả hồi tưởng về một lịch sử vinh quan của giấy do nhà họ Chu khi nó được triều đình chọn làm giấy sử dụng trong cung. Sau đó, Nguyễn Tuân lại miên man suy nghĩ về tảng đá xanh - một vật dụng dùng để nghè giấy cho phẳng mặt. Tiếp đó là cả một lịch sử kì lạ, bí ẩn của loại giấy này.
Bắt đầu bằng hình ảnh cây Dó cổ thụ - cây Dó thần trong rừng thẳm với hình ảnh tiếng hát thì thầm của cô Dó. Câu chuyện tiếp diễn với sự việc có anh chàng họ Chu mà sau này chính là ông cụ tổ ba đờicủa ông cụ họ Chu, thích thúvới câu chuyện cô Dó nên quyết tâm vào rừng xem thực hư của câu chuyện. Qua nhiều ngày thì cuối cùng hai người cũng gặp nhau và nên duyên chồng vợ. Họ cùng trở về nhà nhưng cô Dó là người cõi âm nên phải sống trong hòn đá xanh để nghè giấy giúp chồng. Hai vợ chồng sống với nhau mà không ai biết vì âm dương cách biệt.
Kết thúc câu chuyện người chồng mất, còn cô Dó vẫn ở lại giúp con cháu nhà họ Chu giữ gìn nghề giấy. Có lẽ nhờ một câu chuyện hư cấu trong dân gian mà Nguyễn Tuân đã
viết nên câu chuyện hấp dẫn này, nhưng có lẽ điều mà nhà văn muốn truyền tải đó là giá trị cổ truyền của những làng nghề xưa trên đất nước chúng ta.
Trong các trang truyện kí của Nguyễn Tuân, theo chúng tôi, có lẽ đáng chú ý là truyện ngắn Chùa đàn - một tác phẩm đã ghi lại dấu ấn phong cách cá nhân Nguyễn Tuân sau Cách mạng. Truyện có kết cấu khá độc đáo, chia thành ba phần:
Phần 1 :Dựng
Phần 2: “Tâm sự của nước độc”
Phần 3: Mưỡu cuối
Tuy chia thành ba phần nhưng tác phẩm có sự liên kết rất chặt chẽ. Thứ nhất, về nhân vật, có bốn nhân vật chính nhưng thực ra là hai nhân vật được đưa vào một cốt truyện li kì:
Lịnh - Lãnh; Cô Tơ - thầy Tuệ Không.
Phần một nói về nhân vật Lịnh - một tù nhân chính trị “người trí thức say đắm cùng
với công cuộc, vướng lụy vì hoài bão, đưa Cách Mệnh lên thành một thứ tôn giáo, và trong cảnh đày ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng vững vàng như cái thái độ bất diệt của bậc chân tu chuyên nhất trong niềm đạo hạnh”.
Cuộc đời của Lịnh trong quá khứ cũng như trong hiện tại nhà tù được đan xen kể với những kỉ niệm với tác giả một cách vừa bí ẩn, vừa gần gũi.
Kết thúc phần một là việc Lịnh đưa cho tác giả cuốn nhật ký “Tâm sự của nước độc”
do anh đang viết dở. Câu chuyện đó chính là cái gạch nối bố cục nghệ thuật giữa phần một và phần hai.
Phần hai là một câu chuyện lí thú qua cách tường thuật sáng tạo, hấp dẫn của
Nguyễn Tuân. Câu chuyện bắt đầu bằng hình ảnh một người đàn ông tên Lãnh - sống trong ấp Mê Thảo. Người vợ bị chết trong một tai nạn lật tàu. Từ đó khiến người chồng u buồn, chán ghét tất cả những thứ liên quan đến máy mọc và sống trong cảnh u ám, buồn tẻ. Mọi việc của ấp chỉ trông cậy vào Bá Nhỡ - một quản gia trung thành, tận tụy lại có biệt tài đàn hát. Lãnh mê tiếng hát của Cô Tơ - một danh ca góa phụ. Sau đó, câu chuyện lại tập trung xoay quanh cuộc gặp gơ duyên mệnh giữa Lãnh và Cô Tơ. Lúc đó, Bá Nhỡ phải đứng trước một quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Nếu Bá Nhỡ đàn cho Cô Tơ hát thì phải nhận lấy cái chết. Cuối cùng vì lòng trung thành Bá Nhỡ đành chấp nhận. Kết thúc cuộc hội ngộ là cái chết của Bá Nhỡ bên cây đàn rướm máu. Kết thúc phần này là việc Lãnh sang lại ấp Mê Thảo cho người khác, còn Cô Tơ thì trông coi Chùa Đàn - ngôi chùa được xây dựng ngay trên ấp Mê Thảo sau cái chết của Bá Nhỡ.
Phần ba - “Mưỡu cuối” tiếp nối phần hai bằng việc tác giả đẩy câu chuyện trở về thực tại. Lãnh sau khi bán ấp Mê Thảo đã đi theo cách mạng. Sau đó bị kẻ thù bắt giam.