7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Một vài vấn đề chung về việc tổ chức văn bản
Một văn bản nói chung và một văn bản nghệ thuật nói riêng bao giờ cũng có những đặc điểm cơ bản: tính hoàn chỉnh, tính liên kết và tính cấu trúc.
Tính hoàn chỉnhlà một đặc điểm quan trọng nhất của văn bản. Hoàn chỉnh được hiểu
là hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Tính hoàn chỉnh về nội dung được thể hiện ở chỗ văn bản luôn thống nhất và nhất quán về chủ đề. Trong đó, các ý lớn nhỏ có thể được mô hình hóa bằng các thông số nội dung. Văn bản dài, ngắn, đơn giản, phức tạp ở những mức độ khác nhau nhưng đều xoay quanh một chủ đề nhất định, hay phải đề cập đến một sự vận động của chủ thể nhất định.
Ngoài sự hoàn chỉnh về nội dung văn bản cần hoàn chỉnh về hình thức. Chúng ta có thể mô hình hóa được. Tuy nhiên, yếu tố nội dung quan trọng hơn yếu tố hình thức. Vì một văn bản có thể hoàn chỉnh về hình thức nhưng chưa chắc đã hoàn chỉnh về nội dung. Nhưng một văn bản đã hoàn chỉnh về nội dung thì sẽ hoàn chỉnh về mặt hình thức.
Tính liên kết trong văn bản cũng là một đặc điểm quan trọng. Nó là tập hợp các mối
quan hệ giữa các phát ngôn, các phần, các chương, các đoạn thành một mạng lưới quan hệ chằng chịt. Liên kết là các mối quan hệ được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Tính cấu trúc là một đặc điểm cơ bản của văn bản. Cấu trúc chính là tính hệ thống.
Hệ thống là tập hợp bao gồm nhiều yếu tố mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi văn bản chính là một hệ thống. Mỗi văn bản có một bố cục riêng vì nhiều lí do khác nhau. Chúng ta có thể mô hình hóa cấu trúc của từng văn bản, mô hình đó chính là cấu trúc.
Văn bản nghệ thuật là một trong những văn bản phổ biến. Bố cục của văn bản nghệ thuật rất phức tạp nhưng thú vị. Mỗi văn bản đều có cách mở đầu, cách triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề rất đa dạng.
Với phần mở đầu, trong văn bản nghệ thuật có một số kiểu mở bài tiêu biểu như sau: a. Theo trật tự tuyến tính: chuyện gì xảy ra trước nói trước, chuyện gì xảy ra sau nói sau. Theo thi pháp phương Đông thì gọi là “thắng đầu quan thông”.
b. Mở đầu bằng một triết lý nhân sinh hay đảo trình tự thời gian bằng cách đưa kết thúclên trước rồi lùi về quá khứ qua biện pháp hồi chỉ. Rồi qua các hoạt động của nhân vật để hướng tới các sự kiện ở hiện tại hoặc tương lai. Cách này gọi là “khai môn kiến sơn”.
Bên cạnh đó, văn bản nghệ thuật có thể mở đầu bằng một chi tiết lịch sử đã xảy ra nhưng thực chất là nó muốn giải quyết những vấn đề của hiện tại. Đây là cách nói “mượn
xưa nói nay”. Thi pháp phương Đông gọi là “tả kim luận cổ”.
Ngoài ra, mở bài còn có thể bắt đầu chuyện bên Tây bên Tàu nhưng thực chất là phản ánh những vấn đề của nước mình: “mượn người nói ta”hay còn gọi là “tả phân luận kỉ”.
Phần thân bài được triển khai đa dạng nhưng phụ thuộc nhiều vào mở bài. Nếu mở bài là trật tự tuyến tính thì thân bài được phân thành các chương. Mỗi chương, đoạn là một sự kiện trung tâm. Bố cục như thế có thể coi là bố cục đường thẳng.
Nếu mở bài là đảo trật tự thời gian thì thân bài có hai dạng:
- Quá khứ - hiện tại - tương lai: tức là lùi sự kiện về quá khứ và khai thác hồi
ức, độc thoại nội tâm.
- Không phân lập quá khứ - hiện tại - tương laimà các tuyến thời gian, không
gian hòa quyện với nhau.
Phần kết bài thường có hai dạng: kết thúc đóng và kết thúc mở.Kết thúc đóng là chỉ ra dấu hiệu đã kết thúc truyện. Kết thúc mở là bỏ lửng để người đọc liên tưởng qua các hình ảnh biểu tượng.