Xét trên bình diện cú pháp

Một phần của tài liệu tìm hiều đặc trưng ngôn ngữ trong truyện kí của nguyễn tuân (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Xét trên bình diện cú pháp

2.2.1. Giới thuyết chung về câu

Trong ngôn ngữ học, câu là một đơn vị có nhiều vấn đề cần bàn bạc và có khá nhiều quan niệm, cách nhìn khác nhau. Trong đó, nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ câu thật sự lá vấn đề mà nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu.

Lịch sử bộ môn ngôn ngữ học cho thấy có rất nhiều cách hiểu về câu. Ở đây, người viết không đi sâu vào những quan điểm về khái niệm câu mà chỉ nhắc lại những nét cơ bản nhất má các nhà ngôn ngữ đã nhất trí với nhau. Trên cơ sở đó đi sâu vào đặc điểm sử dụng

câu trong truyện kí của Nguyễn Tuân để tìm ra được đặc trưng phong cách ngôn ngữ riêng của ông.

Trước hết, xét về mặt cú pháp thì câu được coi là đơn vị cơ bản và quan trọng nhất để tạo thành văn bản, nó được cấu tạo bởi từ hoặc chuỗi từ được tình thái hóa thành một đơn vị phát ngôn có tính độc lập.

Về cơ bản, Hoàng Trọng Phiến cũng đã nhất trí với quan điểm trên, ông nêu rõ: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành từ ngữ pháp và ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nào đó, là phương tiện chính diễn đạt, biểu hiện và giao tế tư tưởng về thực tế

và thái độ của người nói đối với thực tế” [Hoàng Trọng Phiến (1976), Giáo trình lí thuyết

tiếng Việt, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr.170].

Ta có thể khái quát về câu như sau: “Câu là phạm trù ngữ pháp cơ bản của cú pháp học. Nó là đơn vị độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị thực hiện của giao tiếp được cấu tạo từ từ, ngữ pháp và ngữ điệu của một ngôn ngữ; là phương tiện cơ bản để hình thành, thể hiện và thông báo ý nghĩ, cảm xúc về thực tại và mối quan hệ của chúng với người nói”

[Nguyễn Như Ý, 1996, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục].

Như vậy, câu là một đơn vị lời nói có tổ chức riêng và mang thông tin nhất định. Câu được xây dựng trên vật liệu từ và các kết cấu, chủ yếu là kết cấu chủ vị. Câu chính là một phần của đoạn hội thoại, ghép bởi các từ, tạo nên cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh (chủ ngữ, vị ngữ), thường được kết thúc bởi một dấu chấm câu, trong đó tiêu biểu nhất là dấu chấm.

Câu hội tụ đủ bốn yếu tố: tính giao tiếp, tính thông báo, tính tình thái và tính ngữ vị. Câu không phải là những đơn vị sẵn có của ngôn ngữ. Nó là những tổ hợp được thành lập khi con người vận dụng ngôn ngữ để tư duy, giao tiếp hay truyền đạt tư tưởng, tình cảm, cảm giác, thái độ, … Theo quan niệm truyền thống, câu thường diễn tả một ý trọn vẹn hoặc tương đối trọn vẹn.

Rõ ràng, câu luôn chứa đựng và biểu thị một nội dung nào đó, có kèm theo sự thể hiện cảm xúc của người nói liên quan đến nội dung cơ bản đó. Sự thể hiện cảm xúc được truyền đạt bằng những phương tiện đặc biệt: từ, cụm từ, ngữ điệu. Khi nói, cảm xúc được thể hiện bằng ngữ điệu; khi viết, câu được phân đoạn bằng dấu câu.

2.2.1.2. Phân loại câu

Dựa vào tiêu chí khác nhau mà trên thực tế có nhiều cách phân loại câu khác nhau. Xuất phát từ mục đích tìm hiểu câu của luận văn là để qua việc nắm bắt đặc điểm sử dụng các phương tiện cú pháp trong truyện kí của Nguyễn Tuân, từ đó rút ra những đặc điểm nổi

bật về đặc trưng ngôn ngữ của ông ở bình diện này. Về cách phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp, luận văn chọn giải pháp được chấp nhận trong tài liệu giảng dạy ngôn ngữ dành cho sinh viên các trường Đại học Sư Phạm. Nội dung cơ bản được trình bày khái quát như sau:

Câu, có thể được chia làm ba loại cơ bản, đó là:

a. Câu đơn: là câu trong thành phần của mình không có các mệnh đề phụ mà

chỉ có một kết cấu chủ vị. Ví dụ:

- Sông Đà có một sức hút mạnh bước chân người. (Nguyễn Tuân)

- Ngô Thừa Ân là một nhà văn thâm nho. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b. Câu ghép: là câu có cấu tạo hai hay nhiều vế cùng loại hình cấu trúc ngữ

pháp với câu đơn, làm thành một chỉnh thể về nghĩa, về cấu tạo và ngữ điệu. Về hình thức, câu ghép là sự kết hợp của các câu đơn, có quan hệ với nhau về ý và được ghép lại với nhau bằng các liên từ, các dấu câu, … Câu ghép gồm có 2 loại:

- Câu ghép chính – phụ: “Tuy trong số bốn ông to nhất, chẳng ông nào còn khỏe răng để mà gặm nổi cái móng giò, nhưng cũng chẳng ông nào chịu mất” (Đôi móng giò – Nam Cao)

- Câu ghép đẳng lập: “Tôi mơ màng ao ước người Pháp nào cũng tốt như bà; chúng ta sẽ yêu mến nước Pháp đẹp đẽ và rộng lượng kia bao nhiêu, và hai giống người khác nhau trên mảnh đất này sẽ hiểu biết nhau, coi nhau thân như anh em một nhà” (Người đầm – Thạch Lam)

c. Câu đặc biệt: là câu (thật ra là phát ngôn) có cấu tạo là một trung tâm cú

pháp chính, không thể phân tách các thành phần, cũng như không thể phục nguyên các thành phần cú pháp mà vẫn đảm bảo chức năng thông báo.

Câu đặc biệt được dùng phổ biến trong đối thoại. Ví dụ: - Trời ơi, ông Hàn Vị Lê!

Ta có sơ đồ phân loại câu như sau:

Câu đơn Câu đặc biệt Câu ghép Câu đơn một thành phần Câu đơn có thành phần phụ Câu ghép đẳng lập Câu ghép chính phụ

Cách chia trên đây chỉ là tương đối, trong thực tế có nhiều cách nhìn nhận và phân chia phức tạp hơn nhiều. Trong từng loại câu lại chia thành những loại nhỏ hơn nữa. Khi đi sâu vào truyện kí Nguyễn Tuân, luận văn sẽ trình bày chi tiết và cụ thể hơn.

2.2.2. Ngôn ngữ truyện kí Nguyễn Tuân xét trên bình diện cú pháp 2.2.2.1. Vai trò tổ chức cú pháp trong văn bản 2.2.2.1. Vai trò tổ chức cú pháp trong văn bản

Chúng ta khẳng định vai trò quan trọng của từ trong việc thể hiện phong cách nhà văn. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, việc tổ chức từ loại đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện thành công ý tưởng nghệ thuật trong tác phẩm. Nói cách khác, câu mới chính là đơn vị giữ vai trò trọng yếu trong văn bản nghệ thuật. Như vậy, câu là những đơn vị cơ bản để khi kết hợp với nhau tạo thành những hình tượng nghệ thuật – giá trị cơ bản của tác phẩm văn học và như thế câu cũng là đơn vị ngôn ngữ quan trọng trong việc thể hiện và định hình phong cách ngôn ngữ nhà văn. Chính vì vậy mà Cao Xuân Hạo đã khẳng định:

“Lời nói là sự hiện thực hóa ngôn từ, là ngôn ngữ trong hoạt động thực sự của nó. Trong

toàn bộ những sách vở và những phát ngôn về ngôn ngữ, không thể có được một nhận định

nào, một ý nào liên quan đến ngôn ngữ học mà lại không được rút ra từ những câu nói cụ thể […] những điều mà người bản ngữ phải biết để tổ chức thành phát ngôn sao cho có hiệu quả đối với mục đích mình nhắm tới cho phù hợp với tình huống, cho ăn ý với văn cảnh, cho người nghe lĩnh hội những điều cần truyền đạt đúng với cái logic ngôn từ của nó, đúng với cả những yêu cầu thông báo khi phát ngôn, chủ yếu là những tri thức ngôn ngữ học, tuy

không phải chỉ nhờ những tri thức đó”[Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp

Như vậy, nếu như từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ thì câu là đơn vị có nhiệm vụ tập hợp, kết dính những từ lại với nhau để cụ thể hóa ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Chính vì vậy, câu là đơn vị, một cấp độ quan trọng biểu hiện phong cách của nhà văn. Cao Xuân Hạo cho rằng: “Trong cái hệ thống tôn ti của các đơn vị ngôn từ làm thành một phát ngôn (văn bản), câu là đơn vị trung tâm, đơn vị bản lề. Nếu không hiểu cương vị và cấu trúc của câu, không thể hiểu được những đơn vị ngôn từ lớn hơn, mà cũng không thể hiểu được bất cứ

điều gì về những đơn vị nhỏ hơn cấu tạo nó” [Cao Xuân Hạo, (1991), Tiếng Việt sơ khảo

ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội]. Như vậy, muốn tìm hiểu phong cách của một

nhà văn, ta phải đi từ nhiều cấp độ của tác phẩm. Những nét cá biệt, những đặc điểm nổi trội, độc đáo của nhà văn không thể hiện biệt lập ở riêng một cấp độ nào.

Tuy nhiên, trên thực tế để có được những đặc sắc nổi bật về cú pháp không phải là chuyện dễ dàng. Bởi lẽ, cú pháp là một lĩnh vực có tính ổn định cao, ít có sự biến đổi trong sự vận động của ngôn ngữ hay xáo trộn của xã hội. Ngữ pháp là một hệ thống những quy tắc được định hình và phát triển qua quá trình lâu dài, bởi vậy, nhà văn muốn có được cái riêng, cái độc đáo đòi hỏi phải có sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo và bản lĩnh vững vàng.

Tuy ngữ pháp có tính ổn định cao nhưng trong thực tế sáng tác ta bắt gặp sự khác nhau khá rõ nét ở những nhà văn có tên tuổi. Có người hay viết những câu văn ngắn chỉ có những thành phần chính mà hiếm khi đưa vào đó thành phần phụ tạo cách nói thẳng thẳn, đơn giản. Có người lại viết những câu văn dài, có cấu trúc phức tạp, có đầy đủ thành phần chính cũng như thành phần phụ nhằm diễn tả tình cảm sâu lắng. Có nhà văn thích dùng nhiều động từ để tạo cảm giác mạnh mẽ, biến hóa, … Rõ ràng, sở thích của nhà văn trong vấn đề lựa chọn câu rất đa dạng. Chính vì thế, ta không thể đặt vấn đề hay hoặc không hay ở đây mà quan trọng là ở chỗ mẫu câu nhà văn lựa chọn có phù hợp với ý tưởng, tình cảm muốn thể hiện hay không và đặc biệt là sự lựa chọn đó có khẳng định được phong cách ngôn ngữ nhà văn hay không.

2.2.2.2. Đặc điểm của câu trong truyện kí Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân cũng có nhiều sáng tạo ở cấp độ câu. Ông đặc biệt thích viết những câu văn phức hợp, nhiều thành phần, trổ nhiều “cành nhánh”, tạo ấn tượng lập thể, gợi liên tưởng nhiều chiều, tránh cái cảm giác đơn điệu, đơn giản, phẳng dẹt. Ưa viết những câu văn có nhịp điệu, vì thế ông rất ghét những câu văn trúc trắc mà ông gọi là mắc “chứng tê

thấp”. Do đó, ông ít dùng câu ghép, nhất là câu ghép đẳng lập mà rất ưa dùng loại câu đơn

phần phụ của bất cứ bộ phận nào trong câu. Qua khảo sát các thành phần phụ có mặt ở ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, chúng tôi nhận thấy có hai thành phần tiêu biểu, thể hiện rõ cái riêng của Nguyễn Tuân về cú pháp đó là:

- Trạng ngữ và thành phần phụ gắn với bộ phận nòng cốt trong câu.

- Sử dụng phong phú định ngữ và các thành phần chú thích.

a. Trạng ngữ và thành phần phụ gắn với bộ phận nòng cốt câu

Như chúng ta đã biết, việc dùng trạng ngữ để cụ thể hóa nội dung thông báo nào đó (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương thức, hạn định, …của chủ thể hành động) vốn là thao tác không gì xa lạ đối với các nhà văn, nhà thơ. Trong lời văn của bất kì tác giả nào, ta cũng đều có thể bắt gặp vô số câu sử dụng thành phần trạng ngữ như:

- “Trước mắt tôi, mấy tờ giấy bạc một trăm gấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ

rệt” (Sợi tóc – Thạch Lam).

- “ Đã hai năm nay, Hồng Sơn quyết đem hết tâm lực để soạn một vở kịch

đầu tiên, mà chàng quyết nó được hoàn toàn trong tất cả các phương diện” (Kiếp tài tình –

Nguyễn Công Hoan).

- “Khi đã ra tỉnh học, mỗi kì nghỉ hè, Thứ về quê, lại trúng vào dịp thuế”

(Sống mòn – Nam Cao).

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong các trang viết của các nhà văn như: Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, … số lượng trạng ngữ tuy có mặt nhưng không nhiều và cấu trúc của chúng thường rất đơn giản. Đó có thể là một từ hoặc một cụm từ được giản lược.

Ngược lại với Nguyễn Tuân, ông rất ít khi sử dụng những trạng ngữ đơn giản như vậy mà trạng ngữ trong lời văn của ông thường có cấu tạo đa dạng hơn, đó có thể là những cụm từ có đầy đủ các thành tố hoặc một kết cấu chủ - vị. Và với mỗi một cụm từ làm một vế của trạng ngữ, Nguyễn Tuân thường phát triển nó đến mức tối đa nhất, đầy đặn nhất, sao cho chúng có thể chuyển tải một cách có hiệu quả nhất cách nhìn, cách cảm nhận của ông về đối tượng, ví dụ như:

- Bỗng một chiều năm ấy – không nhớ rõ là năm nào, chỉ biết là cùng một năm có trận lụt rất lớn làm sụt cả kì đài thành Đoài và cuốn phăng mất gần tám mươi trượng đá tổ ong phía tường Tây thành tỉnh – buổi chiều năm ấy, vào lúc nhá nhem, người ta đánh trâu cày vào các ngõ duối, một ông già râu tóc, lông mi trắng xốp như bông,

chống cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thaitiến vào cổng trước làng Chàng Thôn” (Trên đỉnh non Tản).

- “Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ xanh rờn, những buổi sớm tinh

mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc

bạc, râu bạc, mặc áo trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh” (Hương cuội). - “Có lẽ không riêng gì ở một nơi, mà ở mọi nơi, những lúc sốt ruột chờ mong vợ chồng ông Phó Sứ trở lại với túi thơ, mỗi buổi gần giờ tan buổi hầu, những lúc việc quan thanh thản, bao nhiêu thầy thừa phái ở các ti Phiên, ti Niết và những ông Hậu

bổ, Thông phán tỉnh, Kinh Lịch đã nói những câu” (Đánh thơ).

Như vậy, xét về cấu trúc và nội dung biểu hiện, trạng ngữ trong câu của Nguyễn Tuân thường được “phức hóa” nên chúng có những nét độc đáo, tân kì. Mỗi vế của trạng ngữ là một phương diện của nội dung, một “đại lượng thông tin” vừa cụ thể vừa đa dạng, phong phú. Đây chính là lí do khiến cho những câu văn có trạng ngữ của Nguyễn Tuân thường là những trường cú, có âm điệu rất đặc biệt khác hẳn với các nhà văn cùng thời, góp phần làm nên một khuôn dạng cú pháp riêng trong mô hình cấu trúc chung của câu tiếng Việt.

Bên cạnh việc phức hóa trạng ngữ, Nguyễn Tuân còn thường xuyên phát triển thành phần phụ của bộ phận nòng cốt câu.

Về mặt lí thuyết, cấu tạo của bộ phận nòng cốt trong câu có thể là một từ, một ngữ hoặc một kết cấu chủ - vị. Thế nhưng, với Nguyễn Tuân, ông rất ít khi chấp nhận những câu có kết cấu chủ - vị tối giản, tất cả các câu đơn hai thành phần trong văn ông đều có khuôn dạng khác hẳn. Ông phát triển thành phần phụ để phức tạp hóa những bộ phận nòng cốt trong câu, như:

+ Phức tạp hóa chủ ngữ

Với Nguyễn Tuân, chủ thể hành động giữ cương vị chủ ngữ trong câu, thường được miêu tả kĩ càng, chi tiết, được cảm nhận và đánh giá từ nhiều góc độ. Ở những trường hợp như thế, cấu tạo của chủ ngữ thường không đơn giản, chúng được tạo nên bởi nhiều cụm từ hoặc nhiều kết cấu chủ - vị. Ví dụ như:

- “Một người con gái mà cái dáng điệu dịu dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài trang, tóc búi cánh phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành một cái ý nghĩ chan chứa màu thơ - ngày xuân cảnh sớm, bơi thuyền lấy

rượu cho hoa - đủ làm cho lãng tử được thấy cái đẹp ấy phải đưa mình vào mộng” (Vườn

Một phần của tài liệu tìm hiều đặc trưng ngôn ngữ trong truyện kí của nguyễn tuân (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)