7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Giới thuyết chung về tu từ học
Mục đích lớn nhất của một văn bản, bao gồm cả văn bản nghệ thuật là chuyển đến cho người đọc những thông tin cần thiết một cách hiệu quả nhất, để đạt được điều đó nhà văn phải tìm cách vận dụng, sắp xếp ngôn từ cho hợp lí, chính vì vậy mà tu từ học ra đời.
Nói một cách dễ hiểu: để diễn đạt một vấn đề cho người khác hiểu thì người nói hoặc người viết có nhiều cách để nói, viết; việc tìm ra những cách nói, viết đó chính là tác giả đã tìm đến với các biện pháp tu từ và cũng từ đó bộ môn tu từ học ra đời.
Theo Nguyễn Văn Tu thì tu từ học là bộ môn ngôn ngữ học có đối tượng nghiên cứu cơ bản là các đặc tính đánh giá, cảm giao tiếp xúc biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ khác nahu trong các lĩnh vực giao tiếp: […] tu từ khác ba bộ môn trên (ngữ âm học, từ vị học và ngữ pháp học) ở chỗ là chỉ chú ý về mặt vận dụng các đối tượng đó, chỉ nghiên cứu quy luật và cách diễn đạt tư tưởng thế nào cho tốt, tức là nghiên cứu khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Nói khác đi, tu từ học nghiên cứu cách vận dụng âm thanh, từ, câu như thế nào
để đạt tới hiệu quả tốt trong giao tiếp, trao đổi tư tưởng và tình cảm” [Nguyễn Văn Tu
(1960), Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, tr.273].
Như vậy, nói đến tu từ là ta nói đến cách vận dụng các phương thức tìm cách nói, cách viết hợp lý nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong biểu đạt tư tưởng tình cảm.
Với Lưu Văn Lăng, khái niệm tu từ được hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn: “Tu từ học nghiên cứu khả năng vận dụng của các phương thức biểu hiện của ngôn ngữ, trước hết là những phong cách qua các yếu tố tạo thành của một ngôn ngữ nhất định (từ vị, ngữ