7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Phân biệt truyện kí với các thể loại khác
1. 3.2.1. Phóng sự
Là một loại kí đặc biệt chú trọng đến sự việc. Trong “nhà văn hiện đại” của Ngọc Phan viết “Phóng sự là thăm dò lấy sự việc và ghi lấy việc”. Phóng sự nhằm phản ánh một sự kiện, hiện tượng xã hội một cách kịp thời và thường mang tính chất điều tra, phỏng vấn, một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
Người viết phóng sự phải đáp ứng một đòi hỏi nào đó về thời sự trực tiếp của người đọc. Ở đây nhà văn thường ít bộc lộ cảm xúc, suy tư nhưng lại mang tính khuynh hướng rõ rệt.
1.3.2.2. Kí sự
Kí sự khá gần gũi với phóng sự vì nó chú trọng đên sự việc, ít yếu tố trữ tình. Kí sự ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn,... gần với truyện ngắn, ít hư cấu.
1.3.2.3. Hồi kí
Ghi lại những sự việc đã xãy ra qua hồi tưởng. Ðó có thể là câu chuyện mà người viết đã tham gia, chứng kiến hoặc được nghe, thuật lại một cách tường tận và gắn liền với kỉ niệm của người viết hoặc người kể. Hồi kí đòi hỏi phải tôn trọng tính chân thực của câu chuyện và có sự khái quát cao
1.3.2.4. Bút kí
Nhằm ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cũng như cảm xúc, suy nghĩ của họ qua một chuyến đi. Ở đây, những sự việc luôn xen kẽ với những yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc. Vì vậy, bút kí luôn mang đâm sắc thái trữ tình.
Ranh giới của việc phân chia các thể kí nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Các thể kí luôn luôn chuyển hóa, xâm nhập lẫn nhau. trong sáng tác, các nhà văn có thể không quan
tâm đến đặc trưng của từng thể loại mà chủ yếu là vận dụng các khả năng, phương tiện nhằm thể hiện một cách tốt nhất mục đích của mình.