Kiểm định tính dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 42 - 44)

Test)

Như đã trình bày ở chương phương pháp nghiên cứu, phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (hồi quy OLS) chỉ phù hợp với các chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng. Nếu chuỗi dữ liệu không dừng chúng ta phải áp dụng phương pháp hồi quy đồng tích hợp. Đó là lý do tại sao phải kiểm định tính dừng. Ngoài ra, với dữ liệu thời gian thì tính dừng của nó rất quan trọng nên kiểm định tính dừng sau đây sẽ được quyết định (chấp nhận hay bác bỏ) dựa trên mức ý nghĩa 1% hay độ tin cậy 99%.

Kiểm định nghiệm đơn vị sẽ được tiến hành với các chuỗi dữ liệu về cung tiền, chỉ số VN-Index, chỉ số HNX-Index đã được lấy logarit hóa và các chuỗi sai phân bậc 1 của các chuỗi trên, nghĩa là các chuỗi về thay đổi cung tiền, thay đổi chỉ số VN-Index, thay đổi chỉ số HNX-Index. Kiểm định nghiệm đơn vị thực hiện cho cả hai trường hợp không có xu hướng thời gian và có xu hướng thời gian theo lần lượt các mô hình kiểm định (3.1), (3.2). Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.3 và bảng 4.4.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF (cung tiền, VN-Index, HNX-Index từ 01/2006-12/2013)

Biến

Chuỗi ban đầu (Original Level)

Chuỗi sai phân bậc 1 (1st Difference) Không xu hướng (No trend) Không xu hướng (No trend) (Variables) Có xu hướng (Trend) Có xu hướng (Trend) Log(M2) -1,650 -1,450 -7,923*** -8,099*** Log(VN) -2,430 -2,815 -7,097*** -7,053*** Log(HNX) -1,500 -4,335*** -6,957*** -6 974***

Ghi chú: *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa ở mức 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Trích từ kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng Eviews.

- Trường hợp không có xu hướng (No trend) với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% là: -3,500; -2,892; -2,583.

- Trường hợp có xu hướng (Trend) với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% là: -4,057; -3,457; -3,155.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF (cung tiền, VN-Index từ 01/2001 - 12/2013)

Biến (Variables)

Chuỗi ban đầu (Original Level)

Chuỗi sai phân bậc 1 (1st Difference) Không xu

hướng (No trend)

Có xu hướng (Trend) Không xu hướng (No trend) Có xu hướng (Trend) Log(M2) -0,432 -1,072 -10,405*** -10,382*** Log(VN) -2,043 -2,453 -8,467*** -8,440*** Ghi chú:*** có ý nghĩa ở mức 1 %.

Nguồn: Trích từ kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng Eviews

- Trường hợp không có xu hướng (No trend) với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% là: -3,47; -2,88; -2,58.

- Trường hợp có xu hướng (Trend) với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% là: -4,018; -3,439; -3,143.

Trong bảng 4.3 và bảng 4.4 là kết quả giá trị kiểm định T tính toán của kiểm định nghiệm đơn vị. Căn cứ vào nguyên tắc kiểm định trình bày trong chương

phương pháp nghiên cứu cho thấy, với mức ý nghĩa 1%, các chuỗi ban đầu (Original level): Log(M2), Log(VN) và Log(HNX) là những chuỗi không dừng (do không thể bác bỏ giả thuyết H0: chuỗi dữ liệu không dừng). Tuy nhiên, sai phân bậc 1 (1st difference) của các chuỗi này: ALog(M2), ALog(VN) và ALog(HNX) là những chuỗi dừng (bác bỏ giả thuyết H0: chuỗi dữ liệu không dừng). Điều này cũng đồng nghĩa bậc tích hợp của các biến nghiên cứu là 1, hay I(1).

Như vậy, kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu bằng kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho ta thấy các biến Log(M2), Log(VN) và Log(HNX) có tích hợp bậc 1, hay I(1). Tiếp theo nghiên cứu thực hiện kiểm định đồng tích hợp Johansen để xác định xem giữa các cặp biến Log(M2) và Log(VN), Log(M2) và Log(HNX) có quan hệ đồng tích hợp hay không. Đây cũng là cơ sở để kết luận giữa các biến có tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn hay không.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 42 - 44)