Trước khi bước vào xem xét mối quan hệ giữa cung tiền và thị trường chứng khoán, với số liệu thu thập được của cung tiền, VN-Index, HNX-Index từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013, nghiên cứu tiến hành tính toán một số chỉ tiêu thống kê mô tả của dữ liệu sử dụng. Trong nghiên cứu này, thống kê mô tả được thực hiện cho cả các chuỗi dữ liệu gốc và dữ liệu đã lấy logarith. Tuy nhiên, khi phân tích nghiên cứu sẽ dùng thống kê của chuỗi gốc để phản ánh đúng thực chất biến động của dữ liệu hơn. Kết quả thống kê mô tả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả một số chỉ tiêu của các chuỗi dữ liệu
M2 VN-Index HNX-Index Log(M2) Log(VN) Log(HNX) Giá trị trung
bình 2.059,148 532,722 146,024 3,258 2,702 2,090
Giá trị lớn nhất 4.194,620 1.137,700 433,790 3,623 3,056 2,637 Giá trị nhỏ nhất 675,823 245,700 51,050 2,830 2,390 1,708
Độ lệch chuẩn 995,499 202,114 90,481 0,230 0,140 0,252
Số quan sát 96 96 96 96 96 96
Nguồn: Trích từ kết quả thống kê mô tả bằng Eviews
Từ kết quả trên cho thấy:
- Mức biến động của chỉ số HNX-Index là lớn nhất. Giá trị cao nhất mà HNX- Index đạt được là 433,790 điểm, thấp nhất là 51,050 điểm, chênh lệch nhau xấp xĩ 8,5 lần. Trung bình cả thời đoạn nghiên cứu HNX-Index đạt 146,024 điểm.
- Tiếp theo, chỉ số VN-Index có mức chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là hơn 4,5 lần. VN-Index đạt giá trị cao nhất là 1.137,700 điểm, thấp nhất là 245,700 điểm, trung bình 532,722 điểm.
- Cung tiền có mức biến động giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất hơn 6 lần, gần với biến động của HNX-Index, giá trị lớn nhất của cung tiền là 4.194,620 ngàn tỷ đồng, giá trị bé nhất của cung tiền là 675,823 ngàn tỷ đồng.
Còn với số liệu thu thập được từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013 của cung tiền và chỉ số VN-Index, ta có thống kê mô tả thể quả bảng 4.2.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả một số chỉ tiêu của các chuỗi dữ liệu
M2 VN-Index Log(M2) Log(VN)
Giá trị trung bình 1.406,311 417,418 2,980 2,567
Giá trị lớn nhất 4.194,620 1.137,700 3,623 3,056
Giá trị nhỏ nhất 208,380 136,200 2,319 2,134
Độ lệch chuẩn 1.139,934 219,619 0,406 0,216
Số quan sát 156 156 156 156
Nguồn: Trích từ kết quả thống kê mô tả bằng Eviews
- Chỉ số VN-Index có mức chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là hơn 8 lần. VN-Index đạt giá trị cao nhất là 1.137,700 điểm, thấp nhất là 136,200 điểm, trung bình 417,418 điểm.
- Cung tiền có mức biến động giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất hơn 20 lần, giá trị lớn nhất của cung tiền là 4.194,620 ngàn tỷ đồng, giá trị bé nhất của cung tiền là 208,380 ngàn tỷ đồng.
Và xu hướng biến động của cung tiền và chỉ số VN-Index từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013 thể hiện qua đồ thị hình 4.1.
Hình 4.1: Biến động của cung tiền và VN-Index trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2013
VN_INDEX M2
Ghi chú: Đồ thị được vẽ với dữ liệu gốc, chưa xử lý logarith. Nguồn: Tác giả tự vẽ từ dữ liệu thu thập được
Qua hình 4.1 ta thấy năm 2006 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam đánh giá thời kỳ “bùng nổ” kể từ ngày khai trương thị trường chứng khoán năm 2000. Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục, chỉ số VN-Index cuối năm 2005 là 05 điểm tăng lên 751 điểm vào cuối năm 2006 (tăng 246% so với năm 2005) và ghi dấu thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2006.
Năm 2007 khi đạt mốc cao nhất 1.175 điểm VN-Index giảm đến cuối năm 2007 dừng lại ở mốc 921 điểm, chỉ tăng 170 điểm so với mức 751 điểm ở đầu năm. Năm 2008 là năm điều chỉnh giảm cho giai đoạn bùng nổ 2006 - 2007, tiếp tục tuột dốc liên tục cho đến đáy thấp nhất 241,78 điểm vào tháng 02 năm 2009, từ đó dần
dần hồi phục cho đến nữa cuối năm 2010. Sau đó, chỉ số này trở lại xu hướng sụt giảm điểm đến cuối 2011 và hồi phục trở lại trong năm 2012, 2013.
Như vậy, trên cơ sở thống kê mô tả, nghiên cứu cho thấy sơ bộ ban đầu là mức biến động của cung tiền và giá chứng khoán giai đoạn 2008 - 2012 là khá mạnh và xu hướng biến động giữa cung tiền và giá chứng khoán tương đối khác nhau. Đây là dấu hiệu cho thấy trong dài hạn cung tiền và giá chứng khoán có thể không có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, để biết chính xác giữa hai yếu tố này có mối liên hệ nào hay không, nghiên cứu sẽ tiến hành những kiểm định sâu hơn. Phần tiếp theo nghiên cứu sẽ trình bày kết quả của phần kiểm tra tính dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller), điều kiện tiên quyết để tiến hành kiểm định nhân quả Granger.