Kiểm định Granger giữa thay đổi cung tiền và thay đổi VN-Index

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 47 - 49)

Độ trễ tối ưu giữa hai chuỗi ALog(M2) và ALog(VN), lựa chọn theo tiêu chí AIC, trong trường hợp này là k=12 (xem phụ lục D). Kết quả kiểm định Granger với độ trễ này được trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Granger giữa thay đổi cung tiền và thay đổi VN-Index

Giả thuyết H0

(dữ liệu từ 01/2006 - 12/2013) Độ trễ Giá trị F P-value Kết luận Thay đổi của cung tiền không

có ảnh hưởng đến thay đổi chỉ số VN-Index

12 4,158*** 0,0001 Bác bỏ H0

Thay đổi của chỉ số VN-Index không có ảnh hưởng đến thay đổi cung tiền

12 0,956 0,4996 Chấp nhận H0

Giả thuyết H0

(dữ liệu từ 01/2001 - 12/2013) Độ trễ Giá trị F P-value Kết luận Thay đổi của cung tiền không

có ảnh hưởng đến thay đổi chỉ số VN-Index

12 2,432*** 0,007 Bác bỏ H0

Thay đổi của chỉ số VN-Index không có ảnh hưởng đến thay đổi cung tiền

12 1,100 0,366 Chấp nhận H0

Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %

Nguồn: Trích từ kết quả kiểm định Granger bằng Eviews

Kết quả kiểm định nhân quả Granger được trình bày ở bảng 4.7 cho thấy giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của chỉ số VN-Index không có ảnh hưởng đến sự thay đổi của cung tiền không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Điều đó có nghĩa rằng chấp nhận giả thuyết H0, hay nói một cách khác là sự thay đổi của chỉ số VN- Index không ảnh hưởng đến sự thay đổi của cung tiền. Kết quả cũng cho thấy, ở chiều ngược lại, giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của cung tiền không có ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là, thay đổi cung tiền ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index.

4.4.2 Kiểm định Granger giữa thay đổi cung tiền và thay đổi HNX-Index

Độ trễ tối ưu giữa hai chuỗi ALog(M2) và ALog(HNX), lựa chọn theo tiêu chí AIC, trong trường hợp này là k=15 (xem phụ lục D). Kết quả kiểm định Granger với độ trễ này được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Granger giữa thay đổi cung tiền và thay đổi HNX-Index

Giả thuyết H0 Độ trễ Giá trị F P-value Kết luận Thay đổi của cung tiền không có

ảnh hưởng đến thay đổi chỉ số HNX-Index

15 2,416** 0,0103 Bác bỏ H0

Thay đổi của chỉ số HNX-Index không có ảnh hưởng đến thay đổi cung tiền

15 1,534 0,1300 Chấp nhận H0

Ghi chú: ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Nguồn: Trích từ kết quả kiểm định Granger bằng Eviews

Kết quả kiểm định nhân quả Granger được trình bày ở bảng 4.8 cho thấy giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của chỉ số HNX-Index không có ảnh hưởng đến sự thay đổi của cung tiền không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Điều đó có nghĩa rằng chấp nhận giả thuyết H0, hay nói một cách khác là sự thay đổi của chỉ số HNX- Index không ảnh hưởng đến sự thay đổi của cung tiền. Kết quả cũng cho thấy, ở chiều ngược lại, giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của cung tiền không có ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số HNX-Index bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là, thay đổi cung tiền ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số HNX-Index.

Tóm lại, từ hai kết quả kiểm định Grager cho thấy khi cung tiền thay đổi thì có ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index và HNX-Index nhưng sự thay đổi của các chỉ số VN-Index và HNX-Index không làm ảnh hưởng lên sự thay đổi cung tiền. Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá chứng khoán ở Việt Nam chỉ xảy ra một chiều từ thay đổi cung tiền đến thay đổi giá chứng khoán. Để hiểu mức độ ảnh hưởng này như thế nào bước tiếp theo của nghiên cứu tiến hành hồi quy mô hình Granger với kết quả được trình bày sau đây.

4.5 Kết quả hồi quy Granger

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)