Kết luận đạt được từ nghiên cứu

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 59 - 62)

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở Việt Nam”, sử dụng dữ liệu của cung tiền, chỉ số VN-Index và HNX-Index trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013, cũng như dữ liệu của cung tiền và chỉ số VN-Index trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013, nhằm mục đích xác định xem có mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán trong dài hạn và ngắn hạn hay không. Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF để kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu nghiên cứu, xác định bậc tích hợp I (d) của các biến. Kiểm định đồng tích hợp với phương pháp của Johansen được sử dụng để xác định có tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa cung tiền và giá chứng khoán hay không. Kiểm định Granger được sử dụng để xác định có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn giữa cung tiền và giá chứng khoán hay không.

Kiểm định tính dừng cho thấy các chuỗi dữ liệu của các biến nghiên cứu là cung tiền, chỉ số VN-Index và chỉ số HNX-Index dừng ở sai phân bậc nhất, tức I(1). Dựa vào kết quả kiểm định đồng tích hợp Joahnsen nghiên cứu đi đến kết luận: trong dài hạn, cung tiền và giá chứng khoán ở Việt Nam không có mối quan hệ với nhau.Tuy nhiên, kết quả kiểm định Granger cho thấy: trong ngắn hạn có mối quan giữa cung tiền và giá chứng khoán. Mối quan hệ này là mối quan hệ một chiều, từ cung tiền đến giá chứng khoán. Nghĩa là, sự thay đổi của cung tiền có ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá chứng khoán nhưng sự thay đổi của giá chứng khoán không ảnh hưởng đến sự thay đổi của cung tiền. Đồng thời, nghiên cứu còn cho thấy sự thay đổi giá chứng khoán còn phụ thuộc vào chính nó ở những phiên giao dịch trước. Cụ thể:

Với chỉ số VN-Index, thay đổi của VN-Index tại thời điểm hiện tại có tương quan thuận với thay đổi cung tiền ở tháng thứ 1, 6, 8 trước đó và tương quan nghịch với thay đổi cung tiền trước đó ở tháng 2, 5, 11, 12; đồng thời cũng tương quan

thuận với chính nó trước đó ở tháng 1, 4, 9, 11 trước đó. Hay nói một cách khác, khi thay đổi cung tiền tháng hiện tại tăng 1% thì sau 1 tháng thay đổi của chỉ số VN-Index sẽ tăng 1,016% và HNX-Index tăng 2.115%, đến tháng thứ 2 sau đó thay đổi của chỉ số VN-Index sẽ giảm 1,250% và tháng thứ 5 sau đó thay đổi của chỉ số VN-Index và HNX-Index sẽ giảm lần lượt 1,204%; 1,498%. Đồng thời, khi thay đổi chỉ số VN-Index ở thời điểm hiện tại tăng 1% thì thay đổi của chính chỉ số này ở ngay tháng tiếp theo, 4, 9, 11 tháng sau đó sẽ tăng lần lượt là 0,194%, 0,397%, 0,286% và 0,270%.

Với chỉ số HNX-Index, thay đổi của HNX-Index tại thời điểm hiện tại có tương quan nghịch với cung tiền trước đó ở tháng thứ 5, 11, 13; đồng thời nó cũng tương quan thuận với chính nó trước đó ở tháng thứ 1. Hay nói một cách khác, khi thay đổi cung tiền tăng 1% thì sau 5, 11,13 tháng sau thay đổi của chỉ số HNX- Index sẽ giảm lần lượt 1,498%, 1,865%, 1,489%. Đồng thời, khi thay đổi chỉ số HNX-Index ở thời điểm hiện tại tăng 1% thì thay đổi của chính chỉ số này ở ngay tháng tiếp theo sau đó sẽ tăng là 2,115%.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy: Mặc dù độ dài của các chuỗi dữ liệu là khác nhau (giữa chuỗi cung tiền và chuỗi VN-Index từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013 và chuỗi cung tiền và chuỗi VN-Index từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013) nhưng ta thấy kết quả tương quan thuận, nghịch tương tự nhau. Đặc biệt là sự thay đổi của chỉ số VN-Index tương quan thuận với sự thay đổi của chính nó ở những độ trể k như nhau, chỉ khác nhau ở sự tương quan nghịch là ở độ trể k = 7 (chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013) thay cho k = 10 (chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013). Còn sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở thời điểm hiện tại có tương quan thuận với sự thay đổi của cung tiền thì ở độ trể k = 3 (chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013) thay cho k = 6 (chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013), sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở thời điểm hiện tại có tương quan nghịch với sự thay đổi của cung tiền ở độ trể k = 9 (chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013) thay cho k =

5 (chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013). Với chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2013 thì ở độ trể k = 12 không thấy có tương quan giữa cung tiền và VN-Index, trong khi đó với chuỗi dữ liệu của cung tiền và VN-Index từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2013 thì ở độ trể này sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở thời điểm hiện tại có tương quan nghịch với sự thay đổi của cung tiền.

Như vậy, về cơ bản, mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán, được đại diện bởi hai chỉ số VN-Index và HNX-Index, là tương tự nhau. Nghiên cứu là bằng chứng khoa học nữa khẳng định mối quan hệ một chiều từ cung tiền đến giá chứng khoán ở Việt Nam trước cũng như sau khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, chiều hướng tương quan (thuận nghịch) có khác nhau ở những độ trể khác nhau. Nếu như trong nghiên cứu trước đây của Mustafa và cộng sự (2013) cho kết quả là cung tiền tương quan nghịch với giá cổ phiếu, còn nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013), hay Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2013), kết quả cho thấy Cung tiền tương quan thuận với thị trường chứng khoán thì trong nghiên cứu này sự tương quan thuận, nghịch của cung tiền với giá chứng khoán đan xen nhau ở những độ trễ khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy giá chứng khoán còn chịu tác động bởi chính nó nhanh hơn và mạnh không kém so với tác động của cung tiền.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do sự biến động bất thường của thị trường trong thời gian gần đây. Ngoài một số nguyên nhân như khủng hoảng tài chính thế giới, tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư, giao dịch với thông tin nội gián, ... thì những bất ổn trong kinh tế vĩ mô Việt Nam đã có tác động và gây ra sự biến động thăng trầm của thị trường chứng khoán non trẻ nước ta.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)