3.2.Lội ngược dòng: cuộc hành trình từ Bắc xuống Nam của Milkman Dead

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 79 - 93)

a. Sự chào đời của Milkman Dead

Việc Milkman Dead chào đời được đánh dấu bằng hai sự kiện có ý nghĩa. Anh là người da đen đầu tiên trong thị trân được sinh ra ở bệnh viện Từ thiện phía Nam (những người da đen vẫn gọi là "bệnh viện Không từ thiện"), nơi xưa nay vốn chỉ dành cho người da trắng. Và một ngày trước đó, từ nóc của bệnh viện "Không từ thiện", Robert Smith , một thành viên trong nhóm khủng bố Bảy ngày, đã chết trong "chuyến bay" tự sát tới hồ "Thượng đẳng" (Superior - một cái tên tượng trưng cho ước mơ thay đổi thân phận). Việc làm của Smith cũng giống như nhiều sự việc khác trong tiểu thuyết Morrison có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Smith cũng như những người nô lệ da đen vẫn tin rằng họ có thể, bằng cách nào đó, bay về lại quê hương Phi châu hoặc một nơi nào đó và thoát khỏi số phận đen tôi của mình. Xác của Smith nằm lại nhưng hồn anh ta có thể đã về tới miền đất của mơ ước. Cũng có thể giải thích thất bại của Smith theo cách nghĩ phổ biến của người Mỹ gốc Phi rằng, sống trong xã hội Mỹ vật chất chủ nghĩa, họ đã xa rời văn hóa cội nguồn và vì thế đã đánh mất khả năng bay vốn là một tài sản quí giá cha ông họ để lại. Ngoài ra cũng có thể nhìn nhận "chuyến bay" này như một cuộc chạy trốn hòng mong thoát khỏi thực tại đen tối của cộng đồng người Mỹ da đen vào những năm 30 của thế kỷ. Đã gần 70 năm trôi qua kể từ khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ ở Mỹ, người Mỹ da đen vẫn phải sống trong bóng tối của bất công và áp bức.

Trước thi thể Robert Smith "một người đàn bà da đen cao lớn" (Pilate) đã cất tiếng hát một bài hát nhạc blues mà sau này Milkman sẽ khăm phá ra ý nghĩa của nó - đó chính là "Bài ca Solomon", một báu vật của người Mỹ gốc Phi cần phải được phát hiện và gìn giữ. Bài hát đã biến cảnh cái xác của Smith nằm đó với một đám người hiếu kỳ vây quanh thành một nghi lễ trang trọng và nội dung bài hát cũng là lời bình về việc "bay lên mà để lại một cái xác" của Smith. Dường như việc Milkman chào đời một ngày sau "chuyến bay" vì "tự do" của Smith là điềm báo trước cho sứ mệnh của anh: vượt lên những hạn chế của chuyến bay Smith và sửa lại sai lầm của anh ta.

79

Cái chết của Robert Smith ám ảnh tâm thức của Milkman. Từ lúc lên bốn cậu bé Milkman đã ấp ủ một giấc mơ đẹp là có một ngày nào đó cậu sẽ bay lên như cánh chim tự do. Tiếc thay, khi thành người lớn cậu buộc phải nhận ra một hiện thực buồn tẻ rằng "chỉ có chim và máy bay là biết bay mà thôi" [50, 9]. Nhưng cuộc hành trình từ Bắc xuống Nam sẽ thay đổi hẳn cuộc sống của Milkman. Anh sẽ khám phá ra rằng con người có thể bay mà không cần rời khỏi mặt đất. Và để có thể bay lên được con người cần phải có một cái gì đó mà cuối cuộc hành trình của mình Milkman mới tìm ra.

Tên các nhân vật của Morrison thường có lịch sử của chúng và thường mang nhiều ý nghĩa, vừa tốt vừa xấu, vừa bi vừa hài. Cũng như những cái tên khác trong thế giới nghệ thuật của Morrison, cái tên Milkman (Milksữa) mang nhiều nghĩa, cả tích cực lẫn tiêu cực. Được kẻ ngồi lê đôi mách Friedie chế ra, nó ám chỉ việc Ruth cho Milkman bú lúc anh đã lớn và vì thế nó gắn với câu chuyện ân oán trong gia đình anh giữa một bên là ông ngoại Foster và mẹ anh, còn bên kia là cha anh. Cái tên đó cũng ám chỉ hiện tượng chậm trưởng thành của Milkman: mãi đến 30 tuổi anh mới nhận ra sự vô nghĩa và trống rỗng của cuộc sống trong "vườn Eden" dưới quyền lực của cha anh. Chỉ tới lúc đó anh mới bắt đầu nổi loạn chống lại quyền lực của ông "vua núi" và dấn thân vào cuộc đấu tranh tìm tự do.

Tuy nhiên, cái tên Milkman Dead cũng mang những ý nghĩa tích cực mà ta có thể nhận ra ở cuối truyện. Milk (sữa) tượng trứng cho cội nguồn của sự sống, của tình mẫu tử thiêng liêng. Khi Milkman tìm tới được cội nguồn của mình thi dòng sữa ngọt lành của văn hóa Mỹ-Phi sẽ nuôi tâm hồn anh giống như cái cây bị cằn đi trong xã hội Mỹ hiện đại mà Elliot gọi là hoang mạc (Trong tác phẩm Waste Land (Hoang mạc), được giới phê bình đánh giá là tác phẩm quan trọng nhất của thi ca Mỹ thế kỷ XX, Elliot đã phê phán xã hội phương Tây hiện đại nơi tâm hồn con người đã biến thành hoang mạc). Chữ Dead cũng mang nghĩa kép. Deadchết. Nó ám chỉ cái chết tinh thần của gia đình Macon Dead trong thiên đường ảo của họ. Nó cũng có thể chỉ sự lột xác, cuộc hóa thân của Milkman ở cuối truyện khi anh đã tìm được ý nghĩa đích thực của sinh tồn, của tự do. Bởi vì một cuộc lột xác chỉ hoàn tất khi cái lốt cũ - tức là cái tôi cũ - của Milkman chết đi nhường chỗ cho cái tôi mới hình thành. Dead cũng có

80

thể ngụ ý rằng Milkman sẽ là cái cầu nối những người đang sống của dòng họ Solomon với những người đã chết, với tổ tiên, với quá khứ.

Như vậy là sự ra đời của Milkman, cũng giống như sự ra đời của những vĩ nhân hay thánh thần được trao sứ mệnh lịch sử lớn lao, đã được bao bọc bởi nhiều yếu tố huyền bí và gắn với những trùng hợp mang nhiều ý nghĩa. Cuộc hành trình sau này của anh cũng mang nhiều yếu tố huyền bí và thần thoại, mặc dầu nó vẫn đứng vững trên mảnh đất của hiện thực. Đó là một đặc điểm quan trọng của thi pháp tiểu thuyết Moưison: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Những chi tiết lạ lùng gắn với sự ra đời của Milkman báo trước sứ mệnh lịch sử của anh: làm người duy trì truyền thống dòng họ và cộng đồng anh sẽ biết bay mà không rời khỏi mặt đất.

b. Khởi hành

Đối với nhiều thế hệ người Mỹ da đen, miền Bắc nước Mỹ so với miền Nam là miền đất hứa của những ai ôm giấc mơ Mỹ trắng. Vì vậy, theo Ben [6], trong lịch sử văn học Mỹ da đen hiếm có một nhân vật nào làm một cuộc hành trình từ Bắc xuống Nam như Milkman Dead. Anh đi xuống miền Nam, một mảnh đất thấm đầy máu của những người nô lệ, một mảnh đất của hằng hà sa.số oan hồn lang thang của người da đen và người da đỏ. Và chính vì vậy mà ở đây anh đã gặp được cơ hội để hòa nhập với cộng đồng Mỹ gốc Phi rộng lớn bao trùm cả quá khứ (những người đã chết) và hiện tại (những người còn sống). Và cuộc hòa nhập đó đòi hỏi Milkman phải trải qua một cuộc lột xác và chính cuộc hành trình của anh đã tạo ra những tiền đề giúp anh trải qua cuộc lột xác lớn lao đó.

Trường phái phê bình cổ mẫu trong phê bình văn học phương Tây hiện đại dùng khái niệm cổ mẫu (archetype) để chỉ những kiểu hành động, nhân vật, cốt truyện thường lặp đi lặp lại trong văn học dân gian của nhiều nền văn hóa khác nhau và được các nhà văn hiện đại khai thác triệt để. Điều này được lung giải thích bằng thuyết vô thức tập thể [38]. Tuy nhiên các nhà phê bình văn học phương Tây hiện nay có xu hướng chấp nhận việc tồn tại của các cổ mẫu mà khống cần quan tâm nhiều tới nguồn gốc tâm lý-tâm linh của chúng. Theo Campbell, trong các cổ mẫu văn học phương Tây "cuộc dấn thân (hay "cuộc tìm kiếm") của người anh hùng" (hero quest) là một trong những cổ mẫu thường gặp nhất [14]. Tuy nhiên cho dù cuộc hành trình của

81

Milkman có nhiều yếu tố khiến ta liên tưởng tới cuộc hành trình của các nhân vật mang tính cổ mẫu như Ulysses, Oedipus và Daedalus [61] thì cuộc hành trình đó vẫn cần được xem xét trong bối cảnh của văn hóa Phi và Mỹ góc Phi.

Trong văn hóa Phi truyền thống, quá trình hòa nhập của cá nhân vào cộng đồng thường xảy ra sau khi nhân vật đã học được nghệ thuật sống trong cộng đồng. Ở đó cộng đồng, gồm cả người chết (nhưng theo tín ngưỡng của người Phi đen vẫn đang sống) và cả người đang sống thực sự, đóng vai trò quan trọng hơn từng cá nhân riêng lẻ. Những nghi lễ ban đầu giáo dục cá nhân về truyền thống cộng đồng và những giá trị đạo đức được cộng đồng tôn vinh để làm giàu cho kiến thức về văn hóa cộng đồng của người đó[61]. Như chúng tôi sẽ được phân tích ở phần dưới đây, trong cuộc hành trình của mình Milkman đã vô tình thực hiện những nghi lễ dân gian Phi cần thiết cho sự trưởng thành, sự lột xác của anh. Đó là những nghi lễ bắt buộc mà thiếu chúng con người không thể học để trưởng thành và hòa nhập vào cộng đồng rộng lớn được.

Sinh ra và lớn lên trong xã hội phương Tây vật chất chủ nghĩa, Milkman, cũng như cha và mẹ anh, nhiễm tư tưởng sùng bái vật chất và sùng bái mọi giá trị của tầng lớp da trắng trung lưu. Để có thể "bay" anh phải học để thành một Milkman Dead mới. Cuộc hành trình của anh chỉ có thể xảy ra khi có những điều kiện bên ngoài tác động, giải phóng những năng lực tiềm tàng trong anh và dẫn tới xung đột giữa cái tôi cũ và cái tôi mới được thức tỉnh để rồi cái tôi mới sẽ thay thế cái tôi cũ. Hai nhân vật đóng vai trò tác nhân quan trọng đối với quá trình thức tỉnh của Milkman là Guitar và Pilate [7]. về vai trò của Pilate chúng tôi đã phân tích khá kỹ ở phần trên. Còn về Guitar, vốn là một kẻ nổi loạn cực đoan chống lại cái trật tự của xã hội Mỹ vào giữa thế kỷ XX, Guitar đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với Milkman. Việc làm có ý nghĩa đầu tiên của anh ta là đưa Milkman tới nhà Pilate lúc anh 12 tuổi, cái tuổi mới ở ngưỡng cửa của giai đoạn học làm người lớn (trong tiếng Anh giai đoạn này gọi là

coming of age và đây là một mô típ quan trọng của văn học Mỹ). Ở đây Milkman đã gặp con người Pilate bằng xương bằng thịt chứ không phải hình ảnh tô vẽ đầy ác ý và thiển cận của Macon. Cũng ở đây, lần đầu tiên Milkman cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn khi anh trò chuyện với Pilate, Reba, Hagar. Đây cũng là lần nổi loạn đầu tiên của Milkman: anh đã chống lại việc Macon Dead câm anh không được tới nhà Pilate. Tuy

82

nhiên, phải mất 18 năm nữa anh mới tích đủ điều kiện chín muồi chò một cuộc nổi loạn triệt để. Căm ghét Macon và tiền của của ông ta, Guitar đã đóng vai trò lôi Milkman ra khỏi vòng quyền lực của Macon Dead, ra khỏi lối sông xa hoa, vô trách nhiệm của anh ta. Nghe Milkman kể về giấc mơ Mỹ trắng của mình khi hai người bàn cách ăn cắp "túi vàng" của Pilate, Guitar đã mượn hình ảnh con công không bay lên được trên nóc nhà Nelson Buick để ám chỉ gót chân Asin của Milkman:

Cái đuôi quá to và nặng. Tất cả những thứ trang sức kia kéo nó xuống ... giống như thói phù phiếm. Chẳng ai có thể bay với cả một khối của nợ nặng như thế. Nếu cậu muốn bay thì quẳng cái của nợ ấy đi đã [50, 179].

Thành Rôm được xây không phải chỉ trong một ngày. Mặc dầu sự kiện Milkman chào đời được gắn với hình tượng "bay" nhưng anh vẫn còn gắn chặt vào mặt đất bởi gánh nặng của tư tưởng sùng bái vật chất. Mặc dù Milkman tiếp tục không vâng lời cha để đến nhà Pilate nhưng việc làm đó đã mất đi cái ý nghĩa nổi loạn hay ho ban đầu. Anh ta muốn làm tình với Hagar và làm tên hầu cho Macon Dead, và chỉ có thế mà thôi. Chỉ có một lần Milkman dám nổi loạn lần nữa. Đó là khi anh đánh Macon ngã xuống đất khi ông ta đánh Ruth vì một cái cớ mà trong con mắt anh là hết sức nhỏ nhen. Milkman "có cảm giác rằng anh đã có được một cái gì đó nhưng cũng vì thế mà mất một cái gì đó" [50, 68]. Cái mà Milkman có được là cảm giác tự do thoát khỏi quyền lực của cha, hay đúng hơn là sức cám dỗ ngọt ngào của tiền bạc mà ông ta vơ vét được. Còn cái mà anh mất chính là cảm giác an toàn giả tạo mà cảnh "thái bình" ở ngôi biệt thự tại phố "Không bác sĩ" tạo ra.

Tiếc thay, hèn nhát và ích kỷ, Milkman từ chối không muốn giúp cha mẹ dẹp bỏ mối hận thù đang đầu độc cuộc sống của họvà của cả gia đình. Anh tiếp tục rút sâu vào cái vỏ của nếp sống cũ, không trách nhiệm, không mục đích, không ý nghĩa, nhưng an toàn. Milkman không muốn tri thức -một thứ tri thức có khả năng giải phóng - bởi anh sợ phải lãnh cái trách nhiệm mà tri thức đó đem lại. Milkman muốn có được tự do nhưng lại không muôn mất những thứ anh chàng đang có. Cuộc sông tiện nghi vật chất quả là một nhà tù lớn cho con người của xã hội hiện đại. Cái tên đầy đủ của Milkman (Milkman Dead) cũng nói lên tình trạng phân vân giữa ngã ba đường của anh [28]. Nếu lấy hai chữ cái đứng đầu thì ta có: M. D. Đó có thể là Doctor of

83

Medicine (bác sĩ y khoa) lộn ngược, như mong ước của mẹ anh nhìn thấy anh nối nghiệp ông ngoại. Nhưng "M. D." cũng có thể là Macon Dead hoặc là Milkman Dead.

Nó giống như câu hỏi trêu ngươi Milkman về tâm trạng lưỡng phân của anh: Milkman

hay là Macon ?

Cái giá của tự do quá lớn và Milkman đã không dám vượt qua ranh giới giữa một bên là ấu trĩ, an toàn và không-trách-nhiệm còn bên kia là tri thức, tự do và trách nhiệm. Cái mà Milkman thiêu nhát là một ngọn lửa trong tim "để có thể liều lĩnh đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm" [50, 107]. Cái "chết" của Macon Dead và của Ruth đã bắt đầu lan sang Milkman Dead. Nhưng Milkman không chết vì trong anh tiềm tàng sức mạnh và khả năng thương yêu. Và anh có Pilate, có Guitar, có Hagar ... -những nhân vật này mỗi người theo một kiểu riêng đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh thức những năng lực tiềm tàng trong Milkman. Ngay cả Macon, cha anh, cũng nhìn thấy sự hèn nhát của Milkman và buộc anh phải phá vỡ cái vỏ bọc "ngu si" để đối mặt sự thật, để quăng mình vào thử thách khắc nghiệt của cuộc sống "đương đầu với toàn bộ sự thật" [50, 70]. Và Guitar - một kẻ cuồng tín và mạnh mẽ tới mức tàn bạo, một kẻ dám sống và dám chết - đã thúc dục Milkman bằng câu nói thể hiện một cách cô đọng chính cuộc đời của anh ta: "... hãy sống cái cuộc sống ấy! Hãy sống cái cuộc sống chó đẻ ấy đi !" [50, 184].

Trong các truyền thuyết dân gian cuộc hành trình của người anh hùng thường xảy ra khi có một cơn khủng hoảng trong xã hội hoặc trong đời sống của cá nhân. Cơn khủng hoảng của Milkman thực ra lại chính là giai đoạn anh được chuẩn bị cho một cuộc hành trình quan trọng. Theo Campbell hành trình của người anh hùng có ba giai đoạn: khởi hành (departure), nhập cuộc (initiation) và trở về (return) [14].Câu chuyện cửa Macon Dead về số' vàng trong kho là chi tiết cuối cùng khiến mọi việc đã chín cho sự "khởi hành" của người anh hùng. Khi Guitar giục Milkman "Hãy sống cái cuộc sống chó đẻ ấy đi !" [50, 184] thì Milkman chợt có một khoảnh khắc bừng tỉnh:

Anh cảm thấy một cái tôi trong anh bắt đầu ló dạng, một cái tôi mới tinh tươm và hiển hiện rõ ràng [50, 183-184].

Mặc dù cái nguyên nhân trực tiếp tạo ra tâm trạng mới này là hình ảnh của đống vàng trong hang đang hứa hẹn với Milkman quyền lực và tự do, nhưng ta vẫn có thể

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)