1.2.Pau lD và cuộc hành trình Odysseus

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 36 - 42)

Sự toàn vẹn của nhân cách là điều kiện không thể thiếu được bảo đảm cho con người đạt tới tự do, tới một sinh tồn có ý nghĩa. Năm 1863 chế độ nô lệ da đen bị bãi bỏ đã mở ra một trang mới trong lịch sử của người Mỹ gốc Phi và cũng là trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên cái mà những người nô lệ da đen ở Mỹ đạt được lúc đó mới chỉ là sự công nhận về mặt pháp lý quyền tự do của họ. Nói cách khác, đó chỉ là tiền đề cho một cuộc giải phóng triệt để mới vừa bắt đầu. Để vươn tới tự do thật sự, những người nô lệ da đen mới được giải phóng và các thế hệ con cháu của họ vẫn còn cả một quãng đường dài đầy gian khó đang chờ phía trước. Trong những năm tháng của thời Tái thiết tiếp theo sau cuộc nội chiến Nam Bắc, các nhân vật của Người yêu dấu bắt đầu nhặt nhạnh những mảnh vỡ của cuộc đời để làm một cuộc tái sinh đầy đau đớn.

Đối với Paul D, nhân cách toàn vẹn của một người đàn ông được thể hiện trước hết là ở đàn ông tính. Những năm tháng ở Sweet Home sống dưới quyền của ông chủ Garner, anh và những người bạn nô lệ của anh, trừ Sixo, đã ngây thơ tin rằng họ là những người "đàn ông" thực thu, đơn giản chỉ vì ổng chủ Garner cho phép họ được hưởng một chút tự do mà những người nô lệ ở các đồn điền khác không có được. Trong cái thiên đường ảo ấy (mà có thiên đường nào là không ảo) anh sống như một đứa trẻ to đầu của bậc phụ mẫu nhân từ. Tuy nhiên Paul D Garner không phải là đứa con duy nhất mà chỉ là một trong cả đàn các cậu con trai tên "Paul" của một ông da trắng tên là Garner. Con trai thừa kế đàn ông tính cùng dòng dõi ông cha, còn Paul D thì chỉ được mượn tạm một thứ nam tính hạng hai, từ một người thích khoe khoang rằng mình là một ông chủ "khai sáng".

36

Lòng tin đó của Paul D đã phải chịu thử thách nặng nề kể từ khi gã Schoolteacher thay chân ông Garher cai quản Sweet Home. Ngược lại với ông Garner muốn dạy những nam nô lệ của Sweet Home thành đàn ông, gã Schoolteacher lại muốn biến họ thành những con vật. Định nghĩa thuộc về kẻ có quyền định ra nghĩa chứ không thuộc về kẻ bị định nghĩa. Câu nói của gã Schoolteacher về ý nghĩa của quyền lực khiến Paul D hiểu ra được cái tình trạng thảm hại của mình. Thậm chí một con vật như con Mister còn có quyền độc lập, còn có chút đàn ông tính, chứ anh - một tên nô lệ da đen miệng gắn hàm thiếc của ngựa - thì không thể nào có được:

Con gà trống Mỉster được phép vẫn cứ là nó như nó đã từng là như vậy .... Nhưng tôi không có cách gì để trở lại là Paul D, dù còn sống hay đã chết ... Tôi đã trở thành một cái gì đó khác và cái gì đó khác ấy còn không được bằng con gà đang đậu trên cái chậu và sưởi nắng đó[5.2, 72].

Một trong những yếu tố khiến Paul D thức tỉnh và nhận chân được thân phận của kẻ mất tự do là cảm giác đau đớn vì phải ngậm nhục phục tùng lệnh của kẻ nắm trong tay số phận của anh.

Thoát khỏi Sweet Home, Paul D lại rơi vào địa ngục khác ở Georgia. Nhưng địa ngục Georgia cũng là nơi Paul D trưởng thành qua đau khổ và thử thách. Cơn mưa lũ xuýt chôn sống anh và những người bạn tù của anh trong những nấm mồ nước đã hồi sinh cho anh. Cơn lũ đó đã đẩy những người nô lệ bị cùm với nhau bằng một dây xích dài một nghìn phút "hoàn hảo nhất Georgia"-tới một lựa chọn quyết liệt có ý nghĩa quyết định cho cuộc tự giải phóng của họ. Chuồng cũi là thứ chia cắt giao tiếp con người với con người, nhưng chuồng cũi ở đây lại khiến cho con người hiểu nhau một cách dễ dàng vì mục đích chung xích họ lại gần nhau và đau khổ khiến họ tỉnh trí. Gông cùm là hình ảnh của ách áp bức, nhưng chính gông cùm cũng tạo ra tiền đề cho sự giải phóng. Cũng như các thời điểm định mệnh khác trong Người yêu dấu, cuộc giải phóng này chưa phải là cuộc cuối cùng - nó lại tạo tiền đề cho những cuộc giải

phóng khác. Khi Paul D cùng những người bạn nô lệ của anh đến trại Sick, anh được

nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn-một cộng đồng "xuyên chủng tộc" bao gồm cả người da đen lẫn người da đỏ.

37

khi anh tiếp tục cuộc hành trình về miền Bắc - miền đất hứa. Nhưng khác với Milkman, người đã tìm được cội nguồn của mình trong bài hát của tổ tiên, Paul D không có một lịch sử của gia đình hay dòng họ để tìm về, để nhớ. Cái tổ ấm gia đình ảo ở Sweet Home đã vỡ tan, người thì bị giết chết, kẻ thì hóa điên. Và cuộc hành trình về phương Bắc của Paul D, vì thế, không đơn thuần chỉ là cuộc tìm kiếm bằng chứng cho sự hiện hữu của chất đàn ông trong anh. Anh cần một điểm tựa. Tuy nhiên, cũng phải mất gần hai chục năm trời lang thang Paul D mới đặt chân tới bậu cửa nhà Sethe, người đàn bà anh luôn khao khát. Mang một mặc cảm nặng nề về cái đàn ông tính đã mất hay chưa từng có, chôn chặt quá khứ đau đớn và tủi nhục trong chiếc hộp thiếc nằm thay vào chỗ trái tim, anh có lý do để trì hoãn cuộc gặp gỡ đó. Chế độ nô lệ đã thành công biết bao trong việc kéo người đàn ông da đen ra khỏi gia đình của họ.

Trong xã hội Mỹ xưa nay người đàn ông được coi là chủ gia đình, là người định ra nền nếp, thể lệ, là người gìn giữ truyền thông, và là người che chở cho vợ cho con. Nhưng người đàn ông da đen, thứ đàn ông 'hạng hai", không có cơ sở tâm lý và xã hội để xây dựng một bản ngã riêng, một cái tôi trọn vẹn đàn ông tính. Làm một hình ảnh rách rưới, đen đúa trên cái nền rực rỡ của một mảnh đất đang nở hoa, anh không thể yêu và không thể gọi mảnh đất ấy là của mình. Không có công việc làm, không có tiếng nói riêng, không được đối xử cổng bằng - một người đàn ông như vậy thật khó mà làm người hùng trong một chuyện tình lãng mạn. Nhưng với một trái tim bị thế chỗ bởi một hộp thiếc gỉ, một kẻ lang thang như Paul D vẫn còn có thể hy vọng về một hạnh phúc trên trần thế bởi vì ở anh tiềm tàng khả năng đem lại hạnh phúc cho người khác:

Chẳng phải cố gắng, anh đã trở thành loại đàn ông có thể bước vào một căn nhà và khiến phụ nữ phải bật khóc. Bởi vì cùng với anh, họ có thể khóc được. Có cái gì đó thánh thiện trong con người, trong cung cách của anh. Phụ nữ trông thấy anh và muốn khốc, muốn kể anh nghe rằng ngực họ bị tổn thương và đầu gối cũng vậy ... [52, 4].

Chất thánh thiện trong con người Paul D đã khiến anh không do dự khi phải đối đầu với hồn ma ngay phút anh mới bước vào ngôi nhà của Sethe. Với việc đuổi hồn ma Beloved ra khỏi ngôi nhà 124, Paul D nhận vào mình vai trò của người đàn ông

38

trong gia đình che chở cho Sethe và Denver. Không ngần ngại, Paul D đã ghé vai chia sẻ với Sethe gánh nặng mà bây lâu nay Sethe phải một mình mang trên vai: ngôi nhà 124 với hồn ma của quá khứ, cuộc sống của Sethe, tương lai của Denver. Anh nói với Sethe:

Sethe, có anh ở đây với em, với Denver ... Anh sẽ tóm lấy chân em trước khi em kịp ngã [52, 129].

Tuy nhiên, nhận vào mình một vai trò hết sức khó khăn của một người đàn ông trong một gia đình trong khi chưa hiểu rõ bản chất mối quan hệ giữa Sethe và Beloved, chưa biết Sethe cần một sự che chở như thế nào, chưa biết mười tám năm trời đầy tai ương đã biến đổi Sethe (và biến đổi cả anh) ra sao, mong muốn tốt lành mà ngây thơ của Paul D lập tức phải chịu thử thách.

Trong cuộc đời Sethe có hai người đàn ông: Halle - chồng chị, và Paul D, người đã xuất hiện trong cuộc đời chị, mới đầu như một người bạn tình và sau đó như một người bạn đời, một vị cứu tinh. Sethe đã chọn Halle làm chồng vì anh đã mua được tự do cho mẹ bằng năm năm trời lao động cật lực, hy sinh chút tự do hiếm hoi còn sót lại của mình. Với Sethe, Halle đã trở thành hiện thân của một đức tính cao quí mà phụ nữ thường mong đợi ở người đàn ông của mình: sự che chở. Đằng sau sự che chở đó là sức mạnh nam tính và tâm hồn cao thượng. Tuy nhiên cái hạnh phúc mong manh đó đã tan thành mây khói cùng với sự sụp đổ của "thiên đường" Sweet Home. Đối mặt với những thử thách vượt quá sức chịu đựng của con người Halle đã gục ngã. Trong con mắt của Sethe, Halle đã bộc lộ điểm yếu lớn nhất mà một người đàn ông không được mắc: sự bất lực.

Mười tám năm trời đấu tranh đơn độc và đau khổ đã biến Sethe thanh một người đàn bà độc lập, cứng rắn và ngang ngạnh. Niềm vui gặp gỡ ban đầu có làm Sethe "mềm" hơn một chút. Nhưng rồi tính độc lập và ngang ngạnh thái quá của Sethe lại trỗi dậy khi chị buộc phải giải thích cho Paul D về việc chị giết Beloved. Việc ra đi của Paul D không thể giải thích một cách đơn giản như là sự vỡ mộng về một hình ảnh lý tưởng. Sức mạnh của tính độc lập ở Sethe đã gây cho Paul D một cảm giác bất an. Cái ảo ảnh về quyền lực tuyệt đối của người đàn ông như là kẻ che chở cho gia đình mà anh sắp sửa với tới lại muốn đổ sụp.

39

Thật ra mầm mông của xung đột này đã tiềm ẩn ngay trong buổi đầu tiên khi họ gặp lại nhau. Khi nghe Sethe kể về những giờ phút đau đớn nhất của chị ở Sweet Home Paul D đã quì xuống nâng hai bầu vú của Sethe trong tay và vuốt ve tấm lưng nhằng nhịt những vết sẹo dọc ngang của chị:

Đằng sau Sethe, Paul D cúi xuống, thân hình anh làm thành một vòng cung ân cần; anh nâng hai bầu vú chị trong lòng bàn tay. Paul D cọ má mình vào lưng Sethe và bằng cách đó anh cảm được nỗi buồn của chị và những cái rễ cây trên lưng chị ... anh chỉ thốt lên, " Trời, cưng ơi. " Và lòng anh chỉ có thể lấy lại được sự bình yên sau khi miệng anh chạm đến từng chiếc lá một, từng cành nhỏ một của cái cây lớn kia [52, 17-18].

Cảm nhận sâu sắc nhất của Sethe về cử chỉ yêu đương của Paul D là "cuối cùng cái gánh nặng đó, đôi bầu vú của chị, đã được đặt trong một đôi bàn tay" [52, 1.8]. Bầu vú mà Paul D nâng niu trong lòng bàn tay là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, cho người phụ nữ-người mẹ. Đó chính là Sethe, là hình ảnh của chị trong suốt cuốn truyện, cử chỉ của Paul D thể hiện lòng ngưỡng mộ của anh đối với hình ảnh ấy. Với anh cái cây trên lưng Sethe cùng bầu vú của chị tượng trứng cho lời hứa hẹn về một gia đình đầm ấm.

Thế nhưng, ý nghĩ rằng cho dù không có sự che chở của anh và Halle, Sethe đã sống nổi qua bấy nhiêu ngày tháng đọa đày cứ dày vò lòng tự ái đàn ông của Paul D. Cảm giác nhục nhã ê chề của những ngày đen tối ở Sweet Home và Georgia vẫn tiếp tục ám ảnh Paul D. Cũng như Halle, anh phải chịu đựng nỗi nhục khôn cùng của một kẻ mang tiếng là đàn ông mà bất lực không che chở được cho người đàn bà của mình. Hình ảnh hộp thuốc lá bằng thiếc rỉ nằm thay vào chỗ trái tim của Paul D và lời của điệu nhạc blues anh hay hát, " Ôi, những cái đinh lụt đầu cứ đập mãi, đập mãi..." [52, 56] phản ánh phần nào tâm trạng của anh. Nhìn từ một góc độ khác, có thể nói sự rút lui của Paul D là do cảm giác hoảng sợ khi anh phải phải đối đầu với một thứ tri thức vượt quá tầm hiểu biết của anh. Đó là nỗi hoảng sợ phải mất đi cái ngây thơ ấu trĩ vốn quen thuộc và thường tạo cho ta cảm giác an toàn để dấn thân vào một cuộc tìm kiếm tự do, tìm kiếm chân lý đầy hiểm nguy và đau khổ.

40

một chặng mới trong cuộc hành trình tới tự đo của anh. Thất bại trong việc tìm sự cứu rỗi tâm hồn nơi Sethe, Paul D đã tìm đến nhà thờ. Nhưng nhà thờ, nơi có chức năng đưa con người đến với ánh sáng của chân lý, đã tỏ ra bất lực; đối với Paul D, cũng như đối với nhiều người da đen khác, đạo Ki tô của người da trắng chẳng thể dẫn họ đến con đường sáng. Và rốt cuộc Paul D đã từ bỏ nó vì anh không thể dựa vào một thứ tôn giáo khiến con người chỉ biết trông mong vào những thứ đã mất hết sức sống, để xây dựng một cái tôi bên trong đầy sức sống của mình. Chính anh phải là người quyết định cuộc đời của anh. Cũng trong thời gian trú ẩn tạm thời tại nhà thờ Chúa Cứu thế Paul D có dịp biết về những gì Sethe đã phải trải qua và suy ngẫm lại mọi việc dưới một ánh sáng khác. Với tri thức mới về Sethe và về bản thân, Paul D bắt đầu vượt qua cái tôi đàn ông phù phiếm của mình để tìm một cái tôi đàn ông đích thực. Hiểu hơn về ý chí mạnh mẽ của Sethe và nhận thấy sự trỗi dậy dũng cảm của Denver, Paul D dường như hiểu ra rằng cái mà một người phụ nữ như Sethe cần ở anh trước hết là sự đồng cảm và sẻ chia chứ không phải là sự che chở thuần tuý. Với trí khôn được tôi rèn qua sai lầm, thất bại và đau khổ Paul D tin rằng vai sát vai anh và Sethe có thể xây dựng lại tổ ấm của mình và đó là một điều kiện không thể thiếu được đối với sự phát triển lành mạnh của mỗi cá nhân.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử chế độ nô lệ da đen ở Mỹ, các chủ nô da trắng dẹp phăng cái quan niệm gia trưởng về vai trò thống trị của người đàn ông da đen trong gia đình những kẻ là nô lệ của họ. Lý do đơn giản là vì một khi người phụ nữ da đen không được coi là phái "yếu" hay là "người nội trợ" vì người ta cần sức lực cơ bắp của họ thì đương nhiên là người đàn ông da đen không thể được coi là người "chủ gia đình", người che chở, nuôi sống gia đình [19]. Đó là một điều khiến người đàn ông da trắng tự vỗ ngực cho rằng họ thuộc dòng giống thượng đẳng, có đàn ông tính, còn người đàn ông da đen thì phải ngậm nhục chấp nhận rằng họ là thứ sinh vật hạ đẳng, chẳng có cái gọi là đàn ông tính. Dưới chế độ nô lệ những thứ tốt đẹp đầy nhân tính ở người nô lệ như tình yêu, tính lãng mạn, khát vọng trong sáng đều bị méo mó, thui chột. Vì vậy, để có được tự do thực sự những người nô lệ da đen mới đước giải phóng cần phải tổ chức lại các môi quan hệ gia đình theo một cách mới mà trong đó mối quan hệ giữa người vợ và người chồng là vấn đề cốt lõi. Và cái gia đình đó hoàn toàn không nhất thiết phải giống như mô hình gia đình phụ quyền của người da trắng. Đó

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)