1.3.Tôn giáo nhân bản của Baby Suggs thần thánh

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 42 - 47)

Trong Người yêu dấu, nếu như Stampaid chuyên lo về khía cạnh thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng da đen ở Cincinnati thì Baby Suggs lại là người chịu trách nhiệm về tự do cho tâm linh của họ. cả hai người đã trở thành người cha, người mẹ tinh thần của cộng đồng da đen ở đó. Nhà của Baby Suggs trở thành một trạm của con đường bí mật (Underground Trail) đưa những người nô lệ da đen chạy trốn tới miền Bắc tự do. Tôn giáo mà bà khởi xướng phủ nhận những giáo lý khô khan, thiếu sức sông của Ki tô giáo chính thống - nó ca ngợi con người tự do.

Trong Người yêu dấu, việc chữa trị những chấn thương tinh thần do chế độ nô lệ gây ra vẫn còn tồn tại dai dẳng suốt nhiều thế hệ sau khi chế độ nô lệ đã chấm dứt là một chủ đề lớn. Nếu như ở Paul D những chấn thương tinh thần được tượng trưng bằng chiếc hộp nắp đóng chặt thay chỗ cho trái tim đỏ của anh thì ở Sethe những chấn thương đó đã biến chị thành tù nhân của một qùá khứ hiện lên qua Beloved. Các ký ức đen tối cầm tù họ, vì vậy họ cần tìm cho mình một cách riêng để giải thoát khỏi những ám ảnh đen tối của quá khứ và sống trong hòa giải với ký ức. Trong Người yêu dấu

việc giải thoát này gồm ba giai đoạn khá giống với tâm thần trị liệu của Freud [3]. Giai đoạn một là giai đoạn đè nén ký ức vì những chấn thương tinh thẫn do chế độ nô lệ gây ra. Giai đoạn hai là giai đoạn đối mặt với ký ức và hòa giải. Giai đoạn ba là giai đoạn tẩy rửa (tức là clearing - đây cũng là từ dùng để chỉ khoảng trống trong rừng nơi Baby Suggs "giảng đạo". Tẩy rửa (clearing), theo Ki tô giáo của người Mỹ gốc Phi còn là một hình ảnh tượng trưng cho sự phục sinh của kẻ đã kinh qua đau khổ). Baby Suggs thần thánh chính là người thực hiện giai đoạn thứ ba. Với hai bàn tay, bà tẩy rửa những vết thương trên thân thể Sethe và những người da đen khác; với trái tim lớn, bà làm hồi sinh lại những phần đã chết trong tâm hồn họ. Khoảng trống trong rừng, nơi nghi lễ của Baby Suggs diễn ra, những người nô lệ da đen được tẩy rửa: họ gặp lại quá khứ đau thương mà không phải chịu những đau đớn tinh thần có sức hủy hoại khốc liệt.

Với Sethe, Baby Suggs là đại diện cho tổ mẫu của chị - một vai trò tương tự vai trò của Pilate đối với Milkman trong Bài ca Solomon. Như người anh hùng phải lấy

42

lại sức sau mỗi trận chiến bằng cách ôm lấy mẹ đất, chị đã dựa vào bà để có thêm sức mạnh vào những giờ phút tuyệt vọng nhất khi bà còn sông cũng như lúc bà đã chết. Khi Sethe nửa sống nửa chết tới 124, Baby Suggs đã giúp chị "sống lại" với nghi lễ đầu tiên là tắm rửa. Bà đưa chị tới "nhà thờ" của cộng đồng da đen ở bãi Clearing để tham dự nghi lễ cúng thần đất do bà điều khiển. Theo Levine [40], các nghi lễ của Baby Suggs vừa thể hiện nhiều yếu tô" của chữa trị phân tâm học Freud, lại vừa là một nghi lễ có tính chất tâm linh kết hợp những yếu tố tôn giáo của châu Phi với đạo Cơ đốc. Moưison đã sử dụng phân tâm học Freud như một ẩn dụ để mô tả phản ứng của nạn nhân trước những đau đớn mà họ phải chịu đựng. Quá trình chữa trị của Baby Suggs dựa trên luận thuyết của Freud cho rằng việc đè nén ký ức khiến cho năng lượng, thay vì hướng vào việc thỏa mãn các nhu cầu xã hội hoặc tình dục, bị hướng vào việc gây nên các triệu chứng bệnh [25]. Quá trình chữa trị là quá trình đưa các ký ức đen tối từ vùng vô thức sang vùng ý thức và qua đó mà giúp người bệnh khắc phục được sự kiềm tỏa có tác dụng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của họ.

Trong Người yêu dấu, cả những nghi lễ thuần túy châu Phi lẫn những nghi lễ Mỹ gốc Phi đều được sử dụng cho tâm lý trị liệu. Các nghi lễ tôn giáo châu Phi có từ trước khi phương pháp trị liệu phân tâm học ra đời và điều đó khiến ta có thể đặt câu hỏi phải chăng học thuyết Freud có quan hệ dây mơ rễ má với những nghi lễ có tác dụng trị liệu vốn tồn tại từ lâu đời này. Trong thực tế, ở các nhà thờ của người Mỹ gốc Phi các nghi lễ có tính chất chữa trị thường kết hợp cả những yếu tố của Ki tô giáo lẫn những nghi lễ truyền thống của châu Phi. Trong một ngữ cảnh mang tính tôn giáo, chữ "clearing" ngụ ý một quá trình tẩy rửa và phục sinh [40].

Giống như những người Ki tô giáo đầu tiên tự tách những tập quán tôn giáo của họ khỏi các tập quán tôn giáo của người Do thái khi người Do thái không công nhận những người Ki tô giáo là bầy tôi yêu của Chúa, những người nô lệ da đen cần một tôn giáo khác hẳn Ki tô giáo của người da trắng. Và tôn giáo nhân bản của Baby Suggs đã làm nên cái lõi tâm linh và đạo đức của cộng đồng da đen trong Người yêu dấu. Tôn giáo nhân bản của Baby Suggs dựa trên cơ sở của tình nhân ái và những phương pháp nhằm lôi cuốn con người vào các hoạt động tâm linh chứ không dựa vào những giáo điều chết cứng. Suy tư về việc hình thành nhân cách từ góc nhìn phân tâm

43

học, Fromm đã cho chúng ta những kiến giải sâu sắc giúp ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa một bên là Ki tô giáo thế kỷ XX, một loại tôn giáo quyền uy, và bên kia là những tôn giáo nhân bản như đạo Phật, đạo Lão, Ki tô giáo thời nguyên thủy, tôn giáo lý trí của thời đại cách mạng Pháp. Nguyên tắc cơ bản của các tôn giáo nhân bản này là tình yêu nhân bản. Theo ông, tình yêu nhân bản, cả trong khuôn khổ tôn giáo lẫn ở bên ngoài nó, làm chùng những căng thẳng tâm lý xã hội và là một trong những phương cách hoàn thiện nhân cách, chống lại sự tha hóa hữu hiệu nhất [73, 167]. Tôn giáo của Baby Suggs là tôn giáo nhân bản và nó đối lập một cách sâu sắc với tôn giáo của ông Bochvin, "một người vô cùng sùng đạo luôn biết rõ tất cả những gì Chúa biết và bảo cho người khác biết những điều đó" [52, 26]. Baby Suggs phủ nhận ý nghĩa của tín điều tôn giáo bởi những kinh nghiệm đau đớn của chế độ nô lệ đã cho bà thấy rằng các thứ giáo điều tôn giáo luôn bị lợi dụng để biện minh cho bất cứ cái gì người ta muốn biện minh, kể cả những tội ác chống lại con người tàn bạo nhất. Thay vì bảo những người da đen phó thác cuộc đời họ cho Chúa Toàn năng, Baby Suggs kêu gọi họ tin vào sức mạnh của con tim, khối óc, của máu thịt nơi chính con người họ.

Trong Người yêu dấu, cũng như trong các tác phẩm khác của Toni Mórrison, ỷ nghĩa bao giờ cũng đa chiều kích và các mâu thuẫn không loại bỏ nhau mà cùng tồn tại. Tôn giáo của Baby Suggs là một ví dụ. Nó vừa là phương pháp chữa trị những chấn thương tinh thần để hồi sinh những phần đã mất trong tâm hồn những người nô lệ, vừa là chỗ dựa tâm linh cho họ; vừa giáo dục cho họ ý thức cộng đồng, vừa thức tỉnh ở họ ý thức về một cái tôi toàn vẹn; vừa thể hiện một thái độ chính trị tiến bộ chống lại tư tưởng kỳ thị chủng tộc phản dân chủ trong xã hội Ki tô giáo Mỹ da trắng. Trong văn hóa Mỹ gốc Phi, truyền thống tôn giáo luôn hòa quyện với truyền thống thế tục và Baby Suggs đã dựa vào nét đặc thù đó để sử dụng nghi lễ tôn giáo vào việc giải quyết các vân đề của thực tại. Vì thế mà tôn giáo của bà gắn chặt với hiện thực, với những vân đề của cuộc sống ở dương gian.

Sáng tác của Toni Morrison luôn chở những suy tư, trăn trở của bà về số phận của cộng đồng Mỹ gốc Phi. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm của bà mang tính chính trị -

44

xã hội và tính lịch sử sâu sắc, như nhận xét của các nhà nghiên cứu phê bình. Bối cảnh lịch sử của nước Mỹ thập kỷ 80 khi Toni Morrison viết Người yêu dấu có thể giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của nhiều sự kiện trong cuốn sách này, đặc biệt là chiều sâu của nhân vật Baby Suggs. Viết về những vấn đề của hiện tại thông qua những gì xảy ra trong quá khứ là một việc không ít nhà văn đã làm. Có thể Morrison muốn mượn

Người yêu dấuđể nói về sự chia rẽ trong nội bộ cộng đồng da đen cuối thế kỷ XX mà không buộc phải đề cập đến một cá nhân hay sự kiện cụ thể nào trong lịch sử. Giữa xã hội Mỹ thời Tái thiết trong Người yêu đấu và xã hội Mỹ vào các thập kỷ 60, 70, 80 thế kỹ XX có những tương đồng có ý nghĩa. Nếu như thập niên 60 thế kỷ XIX là thập niên của giải phóng nô lệ da đen thì vào thập niên 60 của thế kỷ XX là thập niên của phong trào đấu tranh đòi nhân quyền của người Mỹ da đen. Tuy nhiên tiếp theo những thời kỳ huy hoàng đó là những giai đoạn trì trệ. Những vấn đề mà những người Mỹ da đen trong Người yêu dấu phải đương đầu vào những năm tháng sau cuộc chiến tranh Nam Bắc khiến người ta liên tưởng tới những khó khăn, bế tắc mà phong trào đấu tranh của những người Mỹ gốc Phi vào những năm 80 thế kỷ XX gặp phải: tình trạng nghèo khó của một bộ phận khá lớn người Mỹ da đen ngày càng trở nên trầm trọng, tình trạng suy yếu của các mối quan hệ gia đình và các tiểu cộng đồng da đen khiến cho việc giáo dục trẻ em trở nên rất khó khăn [24]. Vào những năm 70 thế kỷ XIX cộng đồng da đen trong Người yêu dấu mất đi Baby Suggs thần thánh, còn vào những năm 80 thế kỷ XX phong trào đấu tranh của người Mỹ da đen mất đi hai lãnh tụ Martin Luther King và Malcom X.

Vào những năm sau cuộc nội chiến Nam Bắc, cộng đồng da đen đang có nguy cơ bị đẩy ngược trở lại chế độ nô lệ do sự bành trướng của tổ chức khủng bố Ku Klux Klan. Cùng với một số nhóm khủng bố khác, chúng dựng nên những hình ảnh bị xuyên tạc về người da đen để biện minh cho những hành động khủng bố của chúng. Cũng tương tự như vậy, vào thập kỷ 80 thế kỷ XX người ta cũng chứng kiến những cuộc phản công dữ dội của bọn phân biệt chủng tộc cực đoan. Những hình ảnh xuyên tạc về người Mỹ gốc Phi được thổi phồng; nào là người Mỹ da đen có xu hướng tội phạm, phụ nữ da đen lười biếng, vô trách nhiệm chỉ muốn bám vào trợ cấp xã hội vân vân và vân vân. Trong thời kỳ Tái thiết cũng như trong thập kỷ 80 thế kỷ XX, những người nô lệ da đen vừa mới được giải phóng và hậu duệ của họ chỉ có một con đường

45

duy nhất là huy động sức mạnh nội lực của mình cho cuộc đấu tranh vì tự do. Người yêu dấu mở đầu với một cộng đồng da đen chia rẽ và thiếu người lãnh đạo, với những gia đình suy yếu, những cá nhân bị cô lập. Tình trạng này giống với tình trạng của cộng đồng da đen vào thập kỷ 80 thế kỷ XX khi Morrison viết Người yêu dấu. Cuốn sách kết thúc với hy vọng, tuy còn rất mong manh, về tình yêu, hạnh phúc và sự đoàn viên và dường như đó cũng là hy vọng của tác giả về một tương lai tốt đẹp cho người Mỹ gốc Phi.

46

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)