1.1.Cuộc hành trình của Sethe qua địa ngục và luyện ngục

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 27 - 36)

Các tiểu thuyết của Toni Morrison không dừng lại ở việc tố cáo tính chất tàn bạo của chế độ nô lệ mà tập trung bóc trần một sự thật là khi một cơ cấu xã hội đẻ ra và duy trì ách áp bức thì nó sẽ hủy hoại nhân cách không những của kẻ thông trị mà cả của kẻ bị thống trị. Hơn nữa tác giả muôn người đọc hiểu rằng ý thức trách nhiệm về nhân cách của cá nhân là yếu tố quyết định ương cuộc đấu tranh vì tự do. Trong Người yêu dấu cái ác tiềm ẩn ở mọi nơi. Nó không chỉ phơi bày lộ liễu trong những hành vi tàn bạo trắng trợn của những chủ nô da trắng như gã Schoolteacher, mà còn ẩn trong bản chất "natzi tử tế" của những chủ nô có phần nhân đạo như vợ chồng Garner. Nó nằm trong chính thói nhỏ nhen ích kỷ của cộng đồng da đen khi họ cố tình im lặng, không báo cho Baby Suggs biết tin gã Schoolteacher đang lùng bắt Sethe; trong việc Stamp Paid mách cho Paul D biết việc Sethe giết con gái của chị 18 năm trước; ương việc Paul D hèn nhát rút lui khỏi nhà Sethe đúng lúc chị đang cần đến anh.

Tuy nhiên, phức tạp hơn cả là hành động giết con vì tình yêu của Sethe - một sự thật đầy nghịch lý. Tác giả muốn người đọc thây tính chất tàn bạo, phản con người của chế độ nô lệ là ở chỗ nó có thể đẩy con người vào một hoàn cảnh mà các giá trị luân lý bị lộn ngược và con người buộc phải chọn lựa giữa hai cái ác. Sethe buộc phải giết Beloved bởi chị không muốn nó bị đầy vào địa ngục trong tay tên Schoolteacher. Chị đã chọn cái quyết định khó khăn hơn, cái quyết định đã biến chị thành con tin cho quá khứ ngập oán hờn, cái quyết định đã đóng đinh chị trên cây thánh giá của phán xét từ phía người đời. Chủ đề "tội ác nhân danh tình yêu" vốn không phải là một chủ đề mới và hiện nay nó đã trở thành một vân đề thời sự nóng hổi bởi sự hoành hành của chủ nghĩa khủng bô" quốc tế (trong đó chủ nghĩa khủng bố nhân danh tự do, dân chủ của Mỹ là một biểu hiện tinh vi nhất). Cách tiếp cận chủ đề bạo lực, tội ác của Morrison trong Người yêu dấucũng như các tác phẩm khác của bà, như sẽ được phân

27

tích kỹ hơn ở phần dưới, cho ta thấy bà là một nghệ sĩ bậc thầy, có tầm nhìn thâu thị đối với nguy cơ cái ác nhân danh tình yêu, nhân danh tôn giáo, nhân danh tự do, dân chủ đang đẩy nhân loại tới bờ vực của một thảm họa lớn.

Để hiểu thật đầy đủ cách nhìn của Morrison về mối quan hệ của Sethe, Paul D, hay của những người nô lệ đã được giải phóng nói chung trong Người yêu dấu với quá khứ của họ chúng ta phải hiểu rõ hơn vai trò của nhân vật Beloved. ở cuối truyện khi Paul D hỏi Denver có phải cái hồn ma hiện lên bằng xương bằng thịt là người chị của cô bị mẹ giết gần 20 năm trước không thì cô trả lời: " Đôi lúc cháu nghĩ rằng nó có thể là một cái gì khác nữa" [52, 266]. Đa số các nhà nghiên cứu về Morrison đều cho rằng Beloved không chỉ là hồn ma của con gái Sethe mặc dầu họ không nhất trí khi tìm cách trả lời1 câu hỏi Beloved còn có thể là gì nữa. Có nhiều lý do để khẳmg định Beloved là một hình ảnh đa nghĩa. Trước hết đó có thể là hình ảnh tượng trứng của "

Sáu mươi triệu người hoặc hơn thế nữa" ("Sixty Million and more". Những dòng chữ này in trên trang ghi ơn của Người yêu dấu. Đó là tổng số những người nô lệ da đen bị chết trên đường họ bị chở từ châu Phi tới nước Mỹ). Khi lần đầu tiên Sethe gặp Beloved, bàng quang của chị bỗng dưng đầy ứ nhanh đến nỗi chị không kịp chạy tới một nơi kín đáo và việc đó gợi cho chị nhớ tới cảnh chị sinh Denver. Tuy nhiên nước không chỉ tượng trưng cho sự sinh nở; nó có thể khiến ta liên tưởng tới con đường biển của các tàu buôn nô lệ da đen tới châu Mỹ, Lời kể của Beloved rằng nơi cô ta từng ở là nơi "Rất nóng. Không có không khí để thở và không thể cựa quậy nổi" [52, 212] khiến ta nghĩ tới một nấm mồ hoặc một chiếc tàu. Theo các tài liệu về các tàu buôn nô lệ thì các chủ buôn xếp những người nô lệ trong khoang tàu như kiểu người ta xếp cá hộp. Cách này tiết kiệm tối đa thể tích khoang tàu nhưng đây cũng là một trong những lý do khiến tới sáu mươi triệu người nô lệ da đen bị chết trên các con tàu chở nô lệ từ châu Phi sang Mỹ. Với một chiếc còng sắt trên cổ, Beloved nằm úp thìa trên một chiếc tàu và "mặt một người đàn ông đã chết ép chặt vào người cô" [52, 21ỊJ. Các chi tiết trong lời kể của Beloved khiến ta liên tưởng tới một nấm mồ và đồng thơi chúng cũng khớp với những mô tả về các tàu buôn nô lệ da đen tới Mỹ.

Có thể thấy Beloved là một nhân vật đóng vai trò lưỡng phân: vừa ác lại vừa thiện. Một mặt cô ta là hiện thân của những oán hờn bị dồn nén của người chết đòi

28

người sống phải biến quá khứ hận thù thành động lực trung tâm dẫn dắt (hay nói đúng hơn là cầm tù) cuộc sống hiện tại, hủy hoại tương lai, tiêu diệt mọi hy vọng hòa bình, hòa giải và phát triển. Beloved đã bóp nghẹt cuộc sống trong ngôi nhà 124, biến Sethe và Denver thành tù nhân của quá khứ hận thù, đầu độc hiện tại và hủy hoại tương lai của họ. Trong Bài ca Solomon, ta có thể chứng khiến quá khứ đã cầm tù hiện tại và biến nạn nhân của nó thành nô lệ của lòng hận thù mù quáng như thế nào qua nhân vật Guitar.

Mặt khác, nhân vật Beloved cũng là lực lượng mang sứ mệnh cứu rỗi. Chính sự xuất hiện của Beloved đã góp phần thúc đẩy quá trình giải phóng của Paul D, Sethe và Denver khỏi căn nhà ma ám tượng trưng cho sự trì trệ trong ngôi nhà 124. Đó chính là tình trạng của người Mỹ da đen trong thời kỳ Tái thiết bởi, xét về phương diện lịch sử, cuộc sống của những người nô lệ da đen sau cuộc nội chiến Nam Bắc là một bước lùi so với những thắng lợi lớn mà họ giành được trong thời kỳ nội chiến. Như vậy mối quan hệ giữa Beloved với các nhân vật khác vượt ra ngoài tầm cá nhân: nó vừa mang tính hiện thực vừa mang tính tượng trưng. Đó là quan hệ giữa cuộc sống hiện tại của người Mỹ gốc Phi với quá khứ đau thương của họ. Cuộc sống hiện tại và tương lai của họ phụ thuộc nhiều vào việc họ giải quyết như thế nào mối quan hệ này. Gạt quá khứ ra khỏi cuộc sống hiện bằng căn bệnh "mất trí nhớ toàn quốc" (từ dùng của Morrison), làm tù nhân của quá khứ, nuôi hận thù và phủ nhận tất cả những gì thuộc về văn hóa da trắng, đi ngược lại xu thế hội nhập (như những người theo Malcom X đã làm), hay là học những bài học của quá khứ để biến nó thành một di sản có tác dụng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và cộng đồng trong hiện tại cũng như tương lai? Những câu hỏi này được đặt ra cho hầu hết các nhân vật của tiểu thuyết Morrison mà trong đó Người yêu dấu là tác phẩm thể hiện tập trung nhất những suy tư của tác giả.

Sự trở về của Beloved khiến Sethe và những người thân của cô không thể né tránh quá khứ được nữa mà phải đối mặt với nó và đánh giá lại những gì họ đã trải qua. Và khi nhìn lại quá khứ, Sethe và Paul D bắt đầu nhận thấy rằng Sweet Home chẳng phải là nhà và chẳng thực sự ngọt ngào như họ tưởng (chữ Sweet có nghĩa là

29

sáng" đi nữa thì họ vẫn là những chủ nô, tức là vẫn tham gia vào một tội ác lớn, có tổ chức và được pháp luật hỗ trợ: chế độ nô lệ da đen. Vì vậy, khi họ cho phép Halle chuộc Baby Suggs ra khỏi thân phận nô lệ thì bà đã nhìn thấu rõ bản chất của cử chỉ "nhân đạo" này khi nghĩ tới cái giá mà Halle và bà phải trả: "Để làm gì? Một bà già nô lệ ngoại lục tuần có dáng đi như con chó ba chân thì cần tự do làm gì kia chứ?" [76, 229]. Sau khi Sweet Home bắt đầu suy sụp Paul D đã nhìn ra bản chất của cái mà anh vẫn tự hào là "nam tính" ở anh và những người bạn nô lệ của anh ở Sweet Home: "Ông Garner gọi họ là những người đàn ông (men). Thế nhưng cũng chỉ ở đó và cũng chỉ với sự cho phép của ông ta mà thôi." [76, 353]

Sweet Home (ngôi nhà ngọt ngào) với vẻ êm ái thái bình dưới thời ông chủ Garner về thực chất là một nhà tù ngọt ngào. Đó là nơi mà những người nô lệ da đen vì ngu si (theo cách nói của người Á Đông: "Ngu si hưởng thái bình") đã trở thành tù nhân cho tình trạng thiếu tri thức của mình mà không hề ý thức được điều đó. Chỉ khi ông Garner chết họ mới ngộ ra cái thân phận nô lệ của mình nhờ công "dạy dỗ" của gã Schoolteacher (có nghĩa là Thầy giáo) và hai đứa cháu của hắn. Một khi những người nô lệ dấn thân vào con đường tìm kiếm tự do ở một miền đất hứa phía bắc con sông Ohio, thì chút tự do mà họ mới bắt đầu được hưởng ngay lập tức lại đặt ra cho họ những vấn đề mới. Tự do cho họ quyền xây dựng một nhân cách đích thực nhưng cũng đòi hỏi ở họ lương tâm trách nhiệm - những khái niệm về một khía cạnh nào đó còn mới mẻ trong cuộc đời họ. Khi đối mặt với quá khứ hiện lên qua hình hài của Beloved, họ phải lựa chọn và phải trả lời về sự lựa chọn của mình. Một khi sự ấu trĩ, ngây thơ đã mất đi nhường chỗ cho tri thức về thực tại, họ không được phép trốn tránh sự thật mà tri thức đã mở mắt cho họ thấy. Họ không thể lẩn tránh trách nhiệm khi đối mặt với cái ác có ở khắp nơi; ở ngoài cuộc đời và ở ngay trong chính bản thân họ.

Bi kịch của Sethe do cái chết của Beloved và sự trở về của hồn ma cô ta gây ra đã khiến Paul D và Stampaid có dịp nhìn lại chính mình. Sau khi Stampaid đưa cho Paul D bài báo viết về vụ Sethe giết con gái của chị cho Paul D, thì ông đã ngay lập tức cảm thây hối hận. Ông cảm thấy ông "không phải là Người chiến sĩ cao quí cửa Giê xu như ông vẫn tưởng mà thực ra ông chỉ là kẻ bạ-chuyện-gì-cững-xen-vào tầm

30

thường vô vị" [52, 170]. Còn Paul D thì bỏ trốn khỏi căn nhà của Sethe vì hoảng sợ trước một sự thật mà anh không giải thích nổi và một tính cách quá quyết liệt mà anh không hiểu nổi. Khi anh lên án việc làm của Sethe và nhắc chị rằng chị có hai chân chứ không phải bốn thì chính anh đã đẩy cái lỗi của mình sang Sethe: " Anh đã trút nhanh làm sao cái nhục của mình sang vai Sethe. Từ bí mật trong căn nhà kho của mình sang tình yêu quá-đậm-đặc của Sethe" [52, 165]. Cho dù Paul D có một bản tính thật sự "thánh thiện" thì anh cũng đã hỏng một chút nhân tình khi rút lui để mặc chị đối đầu với Beloved và giây phút anh nhận ra điều đó cũng chính là lúc anh trưởng thành thêm một bước.

Trong số các nhân vật của Người yêu dấu Baby Suggs là người dường như đã vượt lên trển sự giằng co. giữa cái ác và cái thiện bởi bà "là hiện thân của trí khôn ngoan, là người thiết lập và duy trì sức sống của truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác" [52, 87]. Thế nhưng ngay cả Baby Suggs cũng không ngăn được cái ác. Bọn chúng vẫn tới được vườn nhà Baby Suggs. Bà không làm được gì để ngăn chặn thảm họa đó vì vào cái ngày mà bọn Schoolteacher đến lùng bắt Sethe bà đang bận tâm đến bầu không khí ghen ghét đầy ác ý đang bao quanh gia đình bà. " Chẳng phải vì bọn chủ da trắng - bà nói - đó trước hết là vì chính dân da đen chúng ta" [52, 138]. Sự bất lực trước cái ác trong chính cộng đồng da đen đã khiến bà kiệt sức.

Tuy nhiên, người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phán xét chính là Sethe. Trong các sáng tác của Morrison, việc Sethe giết Beloved đã vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong giới phê bình nghiên cứu văn học Mỹ. Các tranh cãi tập trung vào câu hỏi nên hay không nên "xóa án" cho Sethe. Chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của mình về vân đề này.

Sethe nói với Paul D rằng: "[nhờ cái chết của Beloved mà] bọn trẻ đã không bị đưa về Sweet Home" [52, 165]. Khi Paul D nói: "Nhưng còn cách khác nữa chứ" thì câu hỏi vặn lại của Sethe: "Cách nào?" đã không có câu trả lời [52, 165]. Nếu Morrison không có lời giải cho câu hỏi này, cũng như cho nhiều câu hỏi khác nữa trong Người yêu dấu, thì ta cũng không thể gán cho bà cái tội là thiếu một lập trường rõ ràng và dứt khoát về những gì bà muốn thể hiện bằng ngòi bút. Tính mơ hồ không phải là một tội lỗi trong văn chương bởi nó có cội rễ sâu xa trong chính tính mơ hồ

31

vốn gắn liền với cuộc sống. Và đã không ít lần con người phải bất lực khi muốn có một câu trả lời một lần dứt khoát cho mọi lúc và mọi nơi. Chân lý thường tồn tại ở dạng nghịch lý. Sethe đã rơi vào một tình huống mà dù chị có chọn bề nào đi nữa thì cũng không thoát khỏi tội lỗi. Hoặc là chị phải làm một bà mẹ không có tình yêu (chính chị đã nói với Paul D rằng " Tình yêu chỉ có thể là có hoặc không. Một thứ tình yêu mỏng thì không thể gọi là tình yêu" [52, 164]), hoặc là chị phải vi phạm những chuẩn mực thông thường của đạo lý.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Morrison đã nói: " Đã có biết bao nhiêu tai hại con người gây ra với những động cơ tốt đẹp ... Vì tình yêu ... Người ta đã nhân danh nó mà làm biết bao nhiêu chuyện ..." [18, 20]. Đó là lời cảnh báo của Morrison về "tội ác nhân danh tình yêu" đã được phân tích kỹ ở phần trên. "Xóa án" cho Sethe tức là làm giảm đi bề dày của nhân vật này (vốn là phẩm chất quan trọng làm nên một nhân vật có sức chứa). Đó cũng có nghĩa là đơn giản hóa cách nhìn của Morrison đối với một vấn đề phức tạp như vấn đề đạo đức. Từ một góc độ nào đó có thể nói rằng Sethe đã phạm phải một tội ác khủng khiếp. Nhưng bảo rằng chị đã làm thế vì tình yêu thì cũng không có nghĩa là miễn cho chị khỏi mọi phán xét. Dường như Morrison muốn người đọc đi xa hơn nữa. Để có thể có một cái nhìn nhân ái nhưng tỉnh táo đối với kiểu "tội ác nhân danh tình yêu này" ở nhân vật Sethe ta cần tiếp cận vấn đề không phải đơn thuần từ góc độ của mối quan hệ mẹ - con, mà phải đặt nó trong mối quan hệ cá nhân - gia dinh -cộng đồng. Và xem xét vấn đề từ góc độ đó ta có thể nói rằng dùng hoàn cảnh để biện minh cho trách nhiệm cá nhân, như Sethe đã làm, là lẫn lộn giữa tình cảm và lý trí, giữa quyền tự do của cá nhân và trách nhiệm của cá nhân trước số phận của cộng đồng, xã hội. Đó chính là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)