a. Gia tộc Dead/Solomon: những mảnh vỡ
Cũng giống như với Pecola trong Mắt biếc, trong Bài ca Solomon gia đình Milkman - nhân vật trung tâm - đã không tạo cho Milkman môi trường lành mạnh để phát triển một nhân cách toàn vẹn. Các nhân vật trong gia đình Macon Dead (Dead
trong tiếng Anh có nghĩa là chết), mỗi người theo cách riêng của mình đang dối mặt với một cái chết tinh thần.
Ruth, mẹ của Milkman, là sản phẩm tinh thần của bác sĩ Foster, một kẻ tham lam, hợm hĩnh, không thích giao du với đám mọi đen mà muốn rập khuôn cuộc sống của mình và con gái theo kiểu của những người da trắng thuộc giai cấp trung lưu ở Mỹ. Lớn lên trong sự chăm sóc bao bọc của ông bố giàu có (Foster, tên cha Ruth, có nghĩa là nuôi nấng, ấp ủ) , Ruth trở thành một con người nhạt nhẽo, hoàn toàn phụ thuộc vào ông Foster và khi ông chết, đối với Ruth cuộc sống cũng dường như cũng ngưng lại. Bị mất mẹ từ nhỏ, Ruth đã biến mối quan hệ tình cảm không bình thường giữa cô và cha cô thành một thứ tài sản tinh thần duy nhất, điên cuồng bám giữ lấy nó một cách bệnh hoạn ngay cả khi ông Foster đã chết. Nhiều năm sau khi ông Foster mất, Ruth vẫn bí mật ban đêm đến nghĩa địa, nằm ôm lấy nấm mồ của ông để trò chuyện với người đã khuất. Hoàn toàn cách ly với xã hội bên ngoài, Ruth càng rút sâu vào cái vỏ của mình và trở thành một người đã chết ngay khi đang còn sống. Từ khi Macon bắt đầu nghi ngờ quan hệ loạn luân giữa Ruth với cha cô, Macon và Ruth thực sự trở thành kẻ thù của nhau và sau khi bác sĩ Eoster chết Ruth sống như một góa phụ cô đơn trong căn biệt thự lộng lẫy ở phố "Không bác sĩ" mà đối với bà còn lạnh lẽo hơn nấm mồ ngoài nghĩa địa,.
Vì cô đơn, vì muốn trả thù Macon, và vì không được thỏa mãn nhu cầu tình dục, Ruth đã làm một việc loạn luân khác. Khi Milkman đã bốn tuổi Ruth vẫn ép con bú sữa mình. Trong tiểu thuyết Toni Morrison các chi tiết, sự việc thường mang nhiều hàm ý. Nhìn từ một góc độ khác, việc Ruth cho Milkman bú có thể là một cách để bù
68
lại những mất mát tình cảm quá lớn mà bà phải chịu: mẹ Ruth mất khi bà còn ít tuổi, cha bà, tình yêu duy nhất còn lại, mất trong đau đớn, còn Macon Dead nay đã trở thành kẻ thù và không bỏ phí một cơ hội nào để hạ nhục bà. Việc Ruth cho Milkman bú cũng có thể mang một ý nghĩa tượng trưng tiêu cực: bà đã khiến cho Milkman vẫn cứ là đứa trẻ ngay cả khi anh đã to lớn về thể xác. Rõ ràng là cho tới tuổi ba mươi Milkman vẫn chưa đủ chín để thành người gánh vác trách nhiệm trước bản thân, gia đình và dòng họ. Đó là một trong những lý do mà nhân vật chính của truyện phải mang cái tên tục Milkman - có nghĩa là người-[ bú]-sữa. Thất bại của nhân vật Ruth trong việc phát triển một cái tôi độc lập đã dẫn tới những hậu quả tai hại. Macon căm thù Ruth, bố bà chết vì lòng hận thù của Macon, Milkman, người đã dùng nắm đấm để bảo vệ bà, thì tự thú rằng anh ta làm thế vì muốn khẳng định mình chứ chẳng phải vì tình yêu đối với mẹ, một người phụ nữ mà anh ta không yêu và không mấy kính trọng. (Nhìn từ một góc độ khác, cách đối xử của Macon và Milkman với Ruth cũng bắt nguồn từ chính những thiếu hụt trong nhân cách của họ, mà trước hết phải kể đến tính ích kỷ và thái độ vô trách nhiệm.)
Nếu như tài sản tinh thần nghèo nàn của Ruth không thể giúp Milkman phát triển một nhân cách toàn vẹn, thì tài sản vật chất dư thừa và nhân cách méo mó của Macon Dead, bố Milkman, lại thành công trong việc biến anh thành một kẻ què cụt. Hình ảnh hai chân Milkman một ngắn một dài tượng trưng cho những "tật" mà anh mắc phải vì ảnh hưởng của lối sông sai lầm của cả cha lẫn mẹ anh. Thật ra Macon Dead đã từng có một tuổi thơ đầy ý nghĩa khi ông "cùng sát cánh với bố" làm việc cật lực trên mảnh đất của gia đình, Thiên đường Lincoln, từ lúc mới lên bốn. Cái tên Thiên đường Lincoln ngụ ý chỉ cuộc sống tự do mà một người nô lệ mới được giải phóng như Jake Solomon hằng mơ ước (Jake Solomon là tên cũ của Macon Dead I - cha của Macon Dead li. Chúng tôi gọi Macon Dead I cha là Jake/Jake Solomon, còn Macon Dead II
con là Macon/Macon Dead để dễ phân biệt). Cái tên đó cũng khiến ta liên tưởng tới giấc mơ Mỹ của những người di cư tới miền đất hứa. Mảnh đất màu mỡ này đã nuôi dưỡng gia đình Jake cả về vật chất lẫn tinh thần; ở đó niềm vui của lao động, cuộc sống đơn sơ giữa thiên nhiên, sự chia sẻ cùng nhau niềm vui lẫn nỗi lo âu đã đem lại cho họ cảm giác vui sướng về sự toàn vẹn của nhân cách.
69
Cái chết thể thảm của người cha đã dẫn tới một bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật Macon Dead. Những trải nghiệm đau đớn đã thúc gã trai mới lớn tìm kiếm một cách sống khác. " Tiền là tự do ... là tự do thực sự và duy nhất" [50, 163]. Đó là "chân lý", là "ý nghĩa" của sinh tồn mà Macon Dead đã tìm thây ở miền Bắc công nghiệp giàu có, một thứ "thiên đường" mới của ông ta. Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, Macon Dead đã nổi lên thành người da đen giàu nhất và cũng là tên "nigger" bẩn tính nhất thị trấn. Để tránh số phận bi thảm của cha mình, Macon Dead tìm một cách làm giàu khác. Ông ta khuyên Milkman: "Hãy sở hữu mọi thứ. Và hãy để thứ mà mày sở hữu sở hữu những thứ khác" [50, 55]. Tuy nhiên thứ chủ nghĩa vật chất tham lam vô độ và thứ chủ nghĩa cá nhân cực đoan trơ tráo của Macon Dead đã bắt ông ta phải trả một giá đắt. Chúng làm thui chột nhân tính và biến ông ta thành kẻ xa lạ với những người cùng máu mủ, một kẻ ích kỷ, vô trách nhiệm. Muốn chôn đi ký ức về thất bại bi thảm của cha, Macon Dead đã vô tình quên luôn tên thật của cha mình và đánh mất tất cả những gì tốt đẹp đã hình thành trong con người ông ta từ thời thơ ấu. Quá hăm hô tiếp nhận các giá trị của xã hội da trắng trưởng giả Macon Dead đã quay lưng với các di sản văn hóa Phi và đánh mất đi mối dây ràng buộc với tổ tiên, dòng họ.
Trái ngược với gia đình Macon, gia đình Pilate, em gái duy nhất của ông ta, sống ở rìa thị trấn - một hình ảnh tượng trứng cho địa vị của họ và của nhiều gia đình da đen nghèo khác trong xã hội Mỹ. Và mặc dù bà là hiện thân của những giá trị nhân văn trường tồn, Pilate cũng không đủ sức để kéo Reba và Hagar, con gái và cháu gái của bà, thoát khỏi sức hút của một xã hội tiêu thụ nơi mà mọi thứ quyền lực đều thuộc về tiền và người da trắng. Chủ nghĩa sùng bái vật chất (materialism) đã cướp đi của Pilate đứa chái gái Hagar. Cũng giống như Pauline Breedlove trong Mắt biếc, sống ở miền Bắc công nghiệp Hagar không có được sự nâng đỡ của cộng đồng da đen, của văn hóa truyền thống Mỹ gốc Phi mà những người bà con của cô ở Shalimar, vẫn tiếp tục được hưởng.
Sự chia cắt trong dòng họ Dead được tô đậm thêm bằng cuộc đối đầu về .tư tưởng giữa Macon và Pilate. Tin rằng Pilate đã chiếm toàn bộ số vàng trong hang mà đáng ra phải thuộc về cả hai anh em và cho rằng Pilate đã xúi Ruth lừa ông ta để có mang Milkman, Macon Dead đã tuyệt giao với gia đình Pilate. Sự tuyệt giao đó còn
70
có một lý do thực dụng khác: Macon sợ rằng cảnh sống bần hàn của mẹ con Pilate và tính cách ngang tàng của bà có thể làm ông ta mất mặt và mất khách làm ăn.
b. Quá khứ và hiện tại: đối thoại và tiếp nối hay độc thoại và chia lìa
Nhận xét về khái niệm "cái tôi lưỡng phân" (double consciosness) của Du Bois (nhà tư tưởng của người Mỹ gốc Phi) Amold Rampersad cho rằng: " Có một cách khác để hiểu bản chất của "cái tôi lưỡng phân" này - đó là một cuộc đấu tranh giữa hại mặt đối lập: ký ức và bệnh quên lãng. Văn hóa Mỹ đòi người Mỹ da đen phải quên lãng đi quá khứ nô lệ đen tối của cha ông họ ..." [57, 118]. Đó là lý do quan trọng tại sao các chủ đề như phục hồi trí nhớ (rememory), lịch sử, mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ là những đề tài xuyên suốt các tác phẩm của Toni Morrison trong đó có Bài ca Solomon. Cũng giống như trong Người yêu dấu, hồn ma của quá khứ luôn ám ảnh hiện tại và là một tác nhân quan trọng thúc giục con người nhìn lại những di sản của quá khứ để vượt lên trên những ký ức bi thương và nhục nhã, xây dựng một sinh tồn có ý nghĩa hơn, giàu có hơn về tinh thần. Tuy nhiên Morrison cũng cảnh báo rằng quá khứ cũng có thể có những tác dụng tiêu cực đối với hiện tại. Trong Bài ca Solomon, hồn ma của bố mẹ Guitar đã thúc giục anh ta trả thù và vô tình biến anh thành công cụ cho một thứ bạo lực lầm lạc. Nám mồ của cha Ruth cũng giết chết cuộc sống của Ruth và biến bà thành một kẻ nô lệ cuồng tín cho quá khứ. vấn đề mà Moưison muốn người đọc và các nhân vật của bà suy nghĩ là phải sống như thế nào với những di sản của quá khứ để biến nó thành sức mạnh.
Trong văn hóa Phi việc đặt tên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của mỗi cá nhân và việc mất tên-họ của dòng họ - một điều thường xảy ra với những người-nô lệ da đen - là một điềm xấu khiến cho việc xác định bản sắc, di sản và nguồn gốc tổ tiên không thể thực hiện được. Morrison đã khai thác khía cạnh này để cho người đọc thấy rõ sức tàn phá của chế độ nô lệ ở Mỹ đối với các gia đình, các dòng họ người Mỹ da đen nói riêng và văn hóa truyền thống Mỹ gốc Phi nói chung. Giống như các tác phẩm khác của Morrison, trong Bài ca Solomon tên của nhiều nhân vật mang ý nghĩa tượng trứng. Ví dụ như tên-họ (family name) mới của Jake Solomon là Dead. Tên đó do một gã da trắng say rượu đặt và mang một nghĩa xấu: Dead có nghĩa là chết. Việc đặt tên này đã thực sự trở thành một điềm gở. Không biết tên-họ của ông nội của mình
71
là Solomon - một cái tên đẹp có gốc rễ từ văn hóa Phi châu - anh em Macon và Pilate gần như không biết gì về tổ tiên của họ. Điều đó có nguy cơ khiến họ bị tách rời khỏi cộng đồng lớn Mỹ da đen và trở thành những cá nhân đơn độc, xa lạ đối với nhau và đối với cả chính bản thân mình. ( Solomon và Suliman (một cái tên Phi da đen) phát âm na ná như nhau. Tên-họ của mọi người dân ở thị trân Shalimar đều là Solomon (có nguồn gốc từ cái tên gốc Phi "Suliman"). Tên của thị trấn Shalimar mà những người dân ở đó phát âm thành Shallleemone nghe giống Solomon [50, 302]).
Việc cái tên Solomon/Suliman - một cái tên có gốc rễ Phi rất đẹp - bị thay bằng cái tên Ăng lê quái gở (Dead) cũng nói lên thái độ của giai cấp trung lưu Mỹ gốc Phi đối với quá khứ nô lệ của cha ông họ. Họ thà chịu sống trong quên lãng còn hơn để cái quá khứ ấy khoét sâu vào nỗi đau của họ. về thân phận trâu ngựa nhục nhã của cha ông. Ông nội Milkman đã nhận một cái tên mới để "xóa sạch ký ức" [50, 54] và vô tình đã truyền cho anh một khởi điểm sai lạc. Nếu tiếp tục gắn bó với cái tên-họ mới
Dead thì Milkman chắc chắn sẽ mắc phải căn bệnh mất trí nhớ như nhiều người Mỹ da đen khác và mà vì thế mà mất gốc. Carl lung đã nhắc chúng ta phải "nối cuộc đời của những gì đã thành quá khứ nhưng vẫn còn sống trong chúng ta với cuộc sống hiện tại - một hiện tại đang sắp sửa vuột mất khỏi quá khứ. Nếu không, cái còn lại với ta chỉ là một thứ ý thức mất cội rễ, ... một thứ ý thức rất dễ trở thành con mồi cho một thứ bệnh tâm thần dễ lây nhiễm" [38, 32]. Dưới cái tên Milkman Deadcũng là cả một quá khứ chưa hề được ngó tới và quá khứ đó đã thúc anh thực hiện một chuyến "bay" có tầm bao quát cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hình ảnh thân thể Jake bị nổ tung ra từng mảnh có ý nghĩa tượng trưng nhắc người đọc nhớ tới một hiện thực đau đớn: quá khứ văn hóa và lịch sử của người Mỹ gốc Phi bị văn hóa da trắng, đặc biệt là chế độ nô lệ kéo dài hơn hai trăm năm, xé rời ra thành từng mảnh vụn. Nhưng rồi hài cốt Jake Solomon đã được Pilate, người duy trì ngọn lửa truyền thống Mỹ gốc Phi, vô tình mang theo bà suốt cuộc đời. Mặc dù bị con cháu của ông ngộ nhận, khi thì tưởng đó là hài cốt của người da trắng bị giết chết oan, lúc thì tưởng đó là vàng, nhưng cuối cùng hài cốt của Jake đã được trở về đúng vị trí của nó trong lòng cộng đồng Mỹ gốc Phi. Và điều đó dường như hàm ý rằng quá khứ là tài sản của hiện tại và nó phải được liên tục đánh giá lại trong bối cảnh mới để
72
nó có thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại như một tác nhân tích cực. Ta có thể gặp tư tưởng này của Morrison trong những tác phẩm khác như Sula, Người yêu dấu, Jazz.
Là người trung thành với những giá trị tinh thần của dòng họ Solomon (sau này là dòng họ Dead), Pilate có được những khả năng đặc biệt; bà đối thoại được với người ở thế giới bên kia mà bằng chứng là việc hồn ma của cha bà, Jake, nhiều lần hiện lên trò chuyện với bà. Câu chuyện về hài cốt của ông Jake cũng như những lời ông dặn dò Pilate đều có một ý nghĩa chung là nhắc nhở cháu con gìn giữ những mối dây nối quá khứ với hiện tại. Tuy nhiên phải hơn nửa thế kỷ sau khi ông mất con cháu ông mới giải được câu đố về ý nghĩa của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và bắt đầu hiểu đúng những gì ông muốn nhắn gửi.
Trái với Macon, Pilate là người ý thức được những tai họa mà chế độ nô lệ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây ra cho người Mỹ da đen. Cái tên của bà - Pilate (có nghĩa là phi công, người dẫn đường, người cầm lái) - là một cái tên rất hợp với vai trò của Pilate đối với cuộc đời của Milkman, với cuộc-hành-trình-chuyến-bay của anh, nói riêng và với dòng họ Solomon nói chung. Cha Pilate chọn tên này cho con gái mình vì ông thấy chữ Pilate trông rất đẹp, giống như một cái cây (trong văn hóa Phi đen cái cây có nhiều ý nghĩa linh thiêng). Khi người ta bảo ông rằng đó là tên của kẻ giết Chúa thì Jake không thèm đếm xỉa tới chuyện đó (Pilate là tên của một nhân vật trong sử La Mã cổ đại đã trao Giẻ xu cho các pháp quan và tiếp đó lại khép Giẻ xu vào hình phạt bị đóng đinh trên cây thánh giá). Thái độ đó dường như ngụ ý rằng vốn là người mù chữ chỉ sống với văn hóa truyền miệng châu Phi, Jake không thèm tin thứ sử học được ghi bằng chữ của người da trắng. Thái độ đó cũng giông với thái độ của Pilate - một kẻ giang hồ chẳng mấy quan tâm đến những ước lệ xã hội của người da