CHƯƠNG 2: CÁI NHÌN TRẮNG VÀ DIỆN MỤC ĐEN (White Look and Black Identity)

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 47 - 63)

Look and Black Identity)

2.1.Những tù nhân của "Cái nhìn"

a. "Cái nhìn" và căn bệnh tự-khinh-ghét-dòng-giống-mình

Theo Sartre [60], một trong những cách con người nhận ra sự tồn tại của tha nhân là thông qua "le regard" ("quan khán" - tức là "cái nhìn"). Trước khi tôi ý thức được sự tồn tại của kẻ khác, ông nói, tôi tồn tại trong một trạng thái tự do tiền-phản- chiếu (prereAective) và trong sự tự-ý-thức-vềrbản-thân (self-consciousness) của mình. Nói cách khác tôi là "Chủ thể" ("Subject") của bản thân tôi, là sinh-tồn-cho-bản-thân- tôi (being-for-myself) còn những kẻ khác lúc đó tồn tại như khách thể, như đối tượng trong sự quan sát của tôi. Với sự xuất hiện của tha nhân (the Other) như "Chủ thể" của "Cái nhìn", tôi đối mặt với một sự hoán đổi vai trò: tôi buộc phải nhận ra rằng đối với "Kẻ khác" (the Other) tôi trở thành "Khách thể" (Object). Điều này khiến tôi ý thức được khía cạnh khách thể hiện hữu trong bản thân mình và chính việc đó trở thành một phương tiện, một cơ chế mà qua đó tôi được đánh giá và phân loại.

Trong cuốn Linh hồn của người da đen [20] Du Bois, nhà tư tưởng của người Mỹ da đen, đã đưa ra khái niệm "cái tôi lưỡng phân" (double-consciousness) để phân tích một hiện tượng tâm lý xã hội bắt nguồn từ việc người Mỹ da đen sống trong một xã hội phủ nhận cả giá trị cá nhân của người Mỹ da đen lẫn giá trị văn hóa Mỹ gốc Phi của họ. Theo Barnes [5] tính mỏng manh của ý thức về giá trị của bản thân ở con người nằm ngay trong sự phản ứng của người đó đối với "Cái nhìn". Khi phản ứng của người đó đối với "Cái nhìn" là cảm giác nhục nhã thì điều đó có thể trở thành một tai họa. Khi đó người ta từ bỏ sinh-tồn-cho-bản-thân và trở thành sinh-tồn-cho-kẻ- khác (being-for-others). Và đây chính là nguồn gốc dẫn tới sự xuất hiện một loại mặc cảm tự ti đặc biệt được gọi là "Bad Faith" mà theo nhiều nhà nghiên cứu thường xuất hiện ở những người Mỹ da đen mất lòng tin vào giá trị của bản thân và của chủng tộc mình. Theo Dubois để tồn tại người Mỹ da đen phải một mặt ý thức được những định kiến chủng tộc luôn chi phối cách nhìn nhận và đánh giá của người khác đối với họ;

47

mặt khác họ phải đấu tranh để giữ lòng tin và bảo vệ cách nhìn nhận tích cực của họ và của những người da trắng tiến bộ đối với diện mục (identity) đen của họ (chữ

identity được các học giả dịch theo những cách khác nhau: bản sắc, cái tôi, bản lai diện mục, diện mục ... tùy theo ngữ cảnh và theo ý riêng của tác giả. Trong bài luận văn này chúng tôi dùng hai cách dịch - bản sắccái tôitùy vào nghĩa cụ thể của chữ

identityđược sử dụng ).

Trong Mắt biếc, Cô bé Pecola tội nghiệp, trước ngưỡng cửa của giai đoạn làm người lớn, đã thất bại trong việc xây dựng một cái tôi tự do chỉ vì đã vô tình biến mình thành nô lệ cho "Cái nhìn" của "Kẻ khác". Cô đã mất phương hướng trong việc xây dựng một bản sắc cá nhân đích thực vòn là cơ sở cho một sinh tồn có ý nghĩa đối với bản thân và xã hội. Một lý do quan trọng dẫn tới thất bại của Pecola là cô bé đã nhiễm thứ tư tưởng sai lầm đo giá trị con người bằng những chuẩn mực thể chất, mà điển hình là việc tôn sùng thái quá sắc đẹp của phụ nữ. Toni Morrison nói: " Quan niệm coi sắc đẹp thể chất như một phẩm hạnh (virtue) là một trong những quan niệm ngu xuẩn, độc hại và có sức tàn phá nhất trong xã hội phương Tây"[49, 89]. Tiếp theo những cuộc đấu tranh đòi bình đẳng chủng tộc và bình đẳng nam nữ ở thập kỷ 60 và 70, vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX ở Mỹ cuộc đấu tranh đòi bình đẳng nam nữ vẫn tiếp tục phát triển. Một vấn đề xã hội mà phong trào nữ quyền cương quyết phê phán là hiện tượng phim ảnh, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng và văn hóa tiêu thụ của xã hội Mỹ (đặc biệt là công nghiệp quảng cáo) biến phụ nữ thành một thứ đồ vật, một đối tượng vật chất của "Cái nhìn", mà trước hết là "Cái nhìn" của đàn ông da trắng.

Toni Morrison đã mổ xẻ vấn đề này không những từ góc độ của phê bình nữ quyền mà, với ngòi bút sắc sảo của mình, bà cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của vấn đề "Cái nhìn" từ cả góc độ chủng tộc, giai cáp và góc độ giới. Thông qua số phận của các nhân vật nữ như Pecola, Hagar, Jadine, Geraldine bà phân tích tính phức tạp của "Cái nhìn11 khi nó là "Cái nhìn" chiếm địa vị thông trị trong một xã hội mà "chất trắng" (whiteness) được coi như một cái chuẩn duy nhất để định giá trị của những người da màu thuộc nhóm "Khác" ("Other" - đây là từ dùng trong tài liệu điều tra dân số ở Mỹ để chỉ những công dân Mỹ không thuộc dòng chính. Từ này được các nhà

48

nghiên cứu dùng một cách mỉa mai để bóc trần tình trạng bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ). Trong xã hội Mỹ, những người thuộc nhóm "Khác" này luôn chiếm vị trí ngoài lề (margin), thấp kém hơn trong xã hội còn người Mỹ da trắng luôn chiếm vị trí trung tâm của dòng chính (mainstream). Trong các tác phẩm của Toni Mọrrison ta có thể gặp những nhân vật bị nhiễm "Bad Faith" mất tự tin và chỉ biết đánh giá mình bằng con mắt của người khác. Họ không tự hình thành được trong mình ý thức trách nhiệm đôi với việc khẳng định bản sắc của mình và bảo vệ giá trị chân thực của nó mà, trái lại, thường có xu hướng tiếp thu một cách thụ động, thiếu phê phán "Cái nhìn" của bộ phận dân cư thuộc dòng chính (mainstream) - tức là dân da trắng có tiền bạc, địa vị và chiếm vị trí thống trị trong xã hội. số phận bi thảm của Pecola thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm: thái độ sùng bái mù quáng của nhiều người Mỹ da đen đối với cái chuẩn mực thẩm mỹ Âu châu: mắt xanh, tóc vàng, da trắng.

Với tiểu thuyết Mắt biếc Morrison lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc định chế hóa (institutional racịsm), tức là thứ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào tư tưởng của một xã hội, đã trở thành một phần của hệ tư tưởng chính thống. Toni Morrison cho ta thấy rõ sức hủy hoại của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khi nó trở thành một phần của ý thức xã hội. Tư tưởng phân biệt chủng tộc định chế hóa đầu độc con người và điều khiển thậm chí cả hành vi của những người không hề ý thức được rằng họ cũng nhiễm tư tưởng phân biệt chủng tộc. Thứ tư tưởng này tiêm nhiễm vào đầu óc của chính các nạn nhân của nó, những người da đen, và trở thành một thứ vũ khí họ vô tình dùng để chống lại chính mình và cộng đồng da đen của mình. Tư tưởng phân biệt chủng tộc "lộn ngược" này làm xói mòn lòng tự trọng của nhiều người Mỹ da đen, nhất là những người thuộc tầng lớp lao động nghèo khổ bị đẩy xuống tận đáy xã hội. vốn không có lòng tin vào bản thân, những người Mỹ da đen này trở thành nạn nhân của "Cái nhìn" của kẻ khác và tự hấp thu vào mình những kỳ thị chủng tộc chống lại chính dòng giống mình. Đó là nơi bắt đầu của căn bệnh quái gở: tự-khinh- ghét-dòng-giống-mình.

Trên con đường tìm kiếm cái tôi của mình Pecola đã trở thành nạn nhân không chỉ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở người da trắng mà, trớ trêu thay, cô bé còn là nạn nhân của căn bệnh tự-khinh-ghét-dòng-giống-mình của những người cùng chủng

49

tộc. Bố mẹ Pecola mắc phải căn bệnh tự-khinh-ghét-dòng-giống-mình, vì vậy mà họ chẳng bao giờ muốn và chẳng bao giờ có thể làm bậc cha mẹ có đầy đủ trách nhiệm và tình thương. Kết cục bi thảm đến với những đứa con bị bỏ rơi của họ là một tất yếu: chúng trở thành nạn nhân của chính thứ kỳ thị chủng tộc "lộn ngược" của họ.

b. Thiên đường và địa ngục của Pauline

Cũng như nhiều nhân vật khác của Morrison, tư tưởng kỳ thị chủng tộc "lộn ngược" của Pauline và Cholly có một lịch sử lâu dài của nó. Khi lấy Cholly, Pauline phải rời ngôi nhà của cha mẹ ở Kentucky hòa vào đội quân nghèo đói vĩ đại của những người Mỹ da đen di cư về phương Bắc công nghiệp giàu có với giấc mơ Mỹ, một thứ giấc mơ Mỹ hết sức khiêm tốn của họ. Xa nhà, xa miền Nam quen thuộc nơi bà vẫn nhận được sự nâng đỡ tình thần của những người thân quen, Pauline đã trải qua những ngày tháng cô đơn nơi đất lạ. Không kiếm được bạn bè giữa những người da đen nơi bà đến, Pauline đã mất đi cái trung tâm, cái chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được đối với bất cứ một người da đen nào sống trên đất Mỹ vào thời kỳ mà nạn phân biệt chủng tộc còn hoành hành và hố ngăn cách giữa người Mỹ da trắng và Mỹ da đen còn rất lớn, Pauline đã rơi vào khủng hoảng tâm lý. Đối mặt với một xã hội đô thị công nghiệp lạnh lùng, tàn nhẫn và xa lạ, bực tức cảnh sống tầm gửi của Pauline và bất lực trước những cuộc cãi nhau như cơm bữa giữa hai vợ chồng quanh chuyện tiền nong, Cholly tìm an ủi nơi tửu thần. Từ đó anh ta ngày càng lún sâu vào tất cả những thứ tội lỗi mà tửu thần và tuyệt vọng có thể khơi dậy nơi người đàn ông.

Còn Pauline, để chạy trốn cuộc sống cổ đơn, buồn chán và những cuộc cãi cọ triền miên với Cholly cô tìm đến phim ảnh, chủ yếu là những bộ phim tình cảm rẻ tiền do các minh tinh màn bạc da trắng tóc vàng như Jean Harlow đóng. ơ thời kỳ đó nếu trên màn bạc có một nhân vật da đen xuất hiện, như Bin Bojanles chẳng hạn, thì người đó cũng chỉ được sắm vai người ở cho người một ông chủ da trắng mà thôi [24]. Từ đó bắt đầu quá trình Pauline trở thành nô lệ cho "Cái nhìn" của kẻ khác. Pauline bắt đầu sửa sang mặt mũi tóc tai cho đẹp như các minh tinh da trắng với hy vọng cải thiện "Cái nhìn" của kẻ khác đối với màu da đen, cái mũi thô, mái tóc xoăn tít và đôi chân thọt của mình. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại với mong ước ngây thơ của bà. Thay vì được tha nhân ngưỡng mộ, Pauline chỉ gặt hái thất vọng, nhục nhã và lòng

50

căm ghét dòng giống mình. Và cái mà bà căm ghét nhất là màu da đen và những nét ngoại hình tiêu biểu cho người Phi chính góc. Bởi, trong cách hiểu ngây thơ của bà, màu da đó đã vĩnh viễn loại bà ra khỏi danh sách những kẻ may mắn và những nét ngoại hình Phi đen là dành cho kẻ hạ đẳng vì chúng hoàn toàn tương phản với những "chuẩn mực" về sắc đẹp của người Mỹ da trắng, những kẻ được Chúa Thanh giáo của bà chọn. Và lòng tin ngây thơ của Pauline càng được củng cố thêm bởi tranh ảnh, quảng cáo và xi nê Mỹ mà bà hăm hở tiêu thụ.

Tất cả lòng oán hận số phận ở Pauline được trút cả vào chồng và hai đứa con xấu số của bà. Khi Pecola ra đời Pauline chỉ nhìn cái sinh linh đen như than và tuyệt vọng thốt lên: "Trời ơi! Nó xấu xí quá" [47, 98]. Mất hết hy vọng vào ngoại hình của mình và vào giá trị của chồng con mình - những người mà bà càng ngày càng xa lánh và căm ghét - Pauline tìm lẽ sống ở ngôi biệt thự lộng lẫy của gia đình ổng chủ da trắng Fisher. Cũng giống như các nhân vật nữ da mầu khác của Morrison như Geraldine, Helen Wrights, Ruth ... Pauline đi tìm cho mình một vườn Eden ảo mà không cần biết bản chất thật của những gì ẩn đằng sau cái vẻ đẹp vật chất của thiên đường ấy.

Có thể nói nhân vật Pauline có nhiều nét giông hệt các nhân vật "mammy đen" có mặt trong nhiều tác phẩm văn học Mỹ về những "huyền thoại đồn điền" miền Nam nước Mỹ. ("huyền thoại đồn điền" - plantation myth - là một thuật ngữ mà các nhà sử học Mỹ dùng để phê phán việc sách báo phim ảnh Mỹ lãng mạn hóa thực trạng đen tối tại các đồn điền miền Nam nước Mỹ thời còn chế độ nô lệ da đen.) Và bà vú Mammy của Scarlet trong Cuốn theo chiều gió là một ví dụ điển hình cho loại nhân vật "mammy đen" này. Nhưng các nhân vật "mammy đen" thường là loại nhân vật "hoạt hình" đơn chiều kích và thiếu giá trị phê phán hiện thực, còn nhân vật Pauline Breedlove của Morrison là một nhân vật đa chiều kích và có một lịch sử phát triển phức tạp mang tính biện chứng sâu sắc. Pauline đã tạo cho mình một cái tôi ảo khá vững chắc có đủ sức giúp bà chống trả lại nỗi nhục nhã về dòng giống của mình và, thật trớ trêu, chồng con bà bị biến thành phương tiện không thể thiếu được để khẳng định giá trị của cái tôi ảo đó. Bà tự hào về cái tôi Thanh giáo của mình khi cung cúc phục vụ gia đình Fisher và xem đó như một biêu hiện của lòng trung thành của bà trước Chúa. Mặt khác, Pauline khinh ghét Cholly tới mức những thói xấu và tật

51

nghiện rượu của y đã trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để bà có dịp khẳng định đạo đức Ki tô giáo của mình. Vì vậy mà ta có thể phần nào hiểu được với cái nghịch lý chua chát mà nực cười trong cuộc đời của con người mù quáng tội nghiệp này:

Pauline cần tội lỗi cửa Cholly tới mức bà sẽ không tha thứ cho Chúa nếu Cholly trở thành người tử tế [41, 183].

Ở căn bếp sạch như lau như li, xếp đầy những món đồ ăn bóc mùi thơm ngào ngạt và những dụng cụ làm bếp đắt tiền được kỳ cọ, lau chùi đến bóng lộn nhờ bàn tay bà, Pauline tận hưởng những giây phút thần tiên giữa tiện nghi, của cải và lời khen của chủ. Bao nhiêu tình trìu mến và tận tụy bà dành hết cho cô chu nhỏ có mái tóc vàng tơ, đôi mắt xanh biếc và nước da trắng hồng - tóm lại là tất cả những gì mà bà và cô bé Pecola tội nghiệp suốt đời ước mơ mà không bao giờ với tới được. Đó là nơi mà Pauline tạm thời quên đi cái địa ngục trần gian vốn là tác phẩm của chính bà và Cholly nhưng lại bị bà khinh bỉ và căm ghét: căn nhà nghèo khổ tối tăm như ổ chuột với hai đứa con mọi đen xấu như quỷ sứ cùng gã đàn ông nát rượu thô bỉ Cholly.

Đỉnh điểm của sự khác biệt cao độ trong thái độ của Pauline đối với thiên đường giả và địa ngục thật đó là cảnh Pauline vung tay tát Pecola mạnh đến nỗi khiến em ngã vật xuống sàn nhà khi em lỡ tay làm đổ chảo mận xuống sàn bếp bóng lộn bà vừa mới lau. Để mặc cô bé khốn khổ với vết bỏng trên người, bà quay sang dỗ dành cục cưng mặc váy hồng xinh đẹp đang khóc vì mất món đồ ăn ngon:

Thôi nào, nín đi cưng ơi ... Đừng khóc nữa nào. Poly (đó là cách mọi người trong nhà Fisher âu yếm gọi Pauline trong khi Pecola chỉ dám gọi mẹ là bà Breedlove) sẽ đền cho em tất cả [47, 87].

Trong cái thiên đường lấp lánh sắc vàng, hồng, trắng của bà Breedlove cô bé Pecola đã học được bài học nằm lòng rằng cũng như cha mẹ em và anh Samy, em xấu xí, đáng bị ruồng bỏ và khinh ghét.

c. Cholly và thứ tự do nguy hiểm

Cholly Breedlove có một tuổi thơ bất hạnh của một đứa trẻ bị cha bỏ rơi ngay từ khi nó chưa ra đời và bị mẹ vứt ở đông rác khi nó vừa chào đời được bốn ngày. Lớn lên nhờ sự đùm bọc của bà Jimmy, cô của mẹ Cholly, và ông già Blue Jack, Cholly

Một phần của tài liệu con đường tới tự do của người mỹ da đen trong nghê thuật tiểu thuyết toni morrison (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)