XDCB từ NSNN
Qua kinh nghiệm công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của KBNN huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, KBNN quận Liên Chiểu- thành phố Đà Nẵng, KBNN huyện Sóc Sơn- thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng ngƣời, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu- thành phố Đà Nẵng luôn coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ. Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu thƣờng xuyên tổ chức học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập sinh hoạt thƣờng xuyên trong cơ quan. Chính vì vậy mà Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao
32
Thứ hai, hiện đại hóa chƣơng trình ứng dụng quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB. Kho bạc Nhà nƣớc huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện việc tích hợp giữa chƣơng trình ứng dụng này với các chƣơng trình ứng dụng quản lý NSNN khác. Thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành kế hoạch đầu tƣ XDCB từ NSNN.
Thứ ba, thực hiện phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB để kịp thời trao đổi, tìm ra hƣớng giải quyết đối với những khó khăn, vƣớng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong quá trình điều hành NSNN nói chung và trong đầu tƣ XDCB nói riêng, đảm bảo bố trí sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả, không để tồn đọng và gây lãng phí cho NSNN. Với kinh nghiệm này, Kho bạc Nhà nƣớc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã theo dõi sát sao vốn thanh toán qua Kho bạc, đặc biệt là thƣờng xuyên đôn đốc các chủ đầu tƣ thanh toán số vốn tạm ứng. Tránh để tình trạng nhà thầu chiếm dụng tiền của nhà nƣớc sử dụng co mục đích cá nhân. Chính vì vậy mà số dƣ tạm ứng của KBNN huyện Sóc Sơn luôn ở mức thấp.
Thứ tƣ, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện thi công các dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN, đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng và tăng trách nhiệm vai trò của các Chủ đầu tƣ trƣớc pháp luật. Để thực hiện đƣợc tốt chức trách, vai trò của mình, Kho bạc Nhà nƣớc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, KBNN huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cƣờng công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra trƣớc và sau khi thanh toán nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắm các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ.
Thứ năm, Định kỳ phối hợp với các ngành và các đơn vị chủ đầu tƣ tổ chức các buổi tọa đàm. Thông qua các buổi tọa đàm đó, có thể nắm bắt đƣợc những vấn đề phát sinh, những vƣớng mắc cần tháo gỡ. Từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.
33
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
2.1.1. Nội dung phương pháp
Phân tích là phƣơng pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Trong quá trình phân tích, các yếu tố cấu thành chính thể dần tự tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi những mối liên hệ giữa chúng với nhau, do đó kết quả của sự nghiên cứu riêng rẽ từng bộ phận cấu thành ấy bao giờ cũng là sự phản ánh ít nhiều sai lệch, phiến diện so với bản chất thực sự của chúng khi chúng nằm trong chỉnh thể. Song, phân tích là giai đoạn cần thiết của quá trình nhận thức sự vật, vì nó cho phép nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, sâu sắc. Tổng hợp là phƣơng pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất. Thông thƣờng, việc nhận thức phải có quan niệm chung về nó, nghĩa là có sự tổng hợp ít nhiều về sự vật đó. Quá trình nhận thức là quá trình sử dụng xen kẽ giữa tổng hợp và phân tích. Phân tích và tổng hợp bổ sung cho nhau cho đến khi có đƣợc sự nhận thức về sự vật một cách đầy đủ, hoàn chỉnh
2.1.2. Mục đích sử dụng phương pháp
Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc
Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho Bạc Nhà nƣớc Ba Vì
2.1.3. Cách thức sử dụng phương pháp
Tác giả thực hiện theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau :
34
Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích thực trạng tình hình kiểm soát và thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém và đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém đó
Bƣớc 2:Thu thập các thông tin cần phân tích
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, dữ liệu chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp, đƣợc thu thập từ các nguồn sau:
- Nguồn thông tin bên trong Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì: là các số liệu và tài liệu do Kho bạc cung cấp nhƣ: quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, báo cáo tổng kết tình hình thanh toán vốn đầu tƣ qua từng năm,...
- Nguồn thông tin bên ngoài: đƣợc thu thập từ các loại sách báo, tạp chí, thông tƣ, quyết định từ trang web của Bộ tài chính
Bƣớc 3: Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc, luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì và tiến hành phân tích những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế đó là gì?
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, luận văn tổng hợp những kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích
Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc hạn chế kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì
35
2.2. Phƣơng pháp thống kê
2.2.1. Nội dung phương pháp
Phƣơng pháp thống kê là phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định
Thống kê đƣợc chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Thông kê suy luận là bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu
2.2.2. Mục đích sử dụng phương pháp
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tƣ XDCB đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, qua đó xác định đƣợc kết quả của từng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN dựa vào đó mà ta chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế
2.2.3. Cách thức sử dụng phương pháp
Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc
Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc nhƣ: Thực trạng tình hình kiểm soát và thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì trong giai đoạn 2011-2014 nhƣ thế nào? Điểm mạnh và hạn chế trong việc kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì là gì?
36
Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận, kiến nghị trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua Kho bạc Nhà Nƣớc Ba Vì
2.3. Phƣơng pháp so sánh
2.3.1. Nội dung của phương pháp
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
2.3.2. Mục đích sử dụng phương pháp
Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc
Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đƣa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá hiệu quả của việc kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc
2.3.3. Cách thức sử dụng phương pháp
2.3.3.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.3.3.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1
∆y = * 100% - 100% yo
37 Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh dự toán (kế hoạch) vốn so với số thanh toán, để tiến hành so sánh tỉ lệ phần trăm thanh toán so với kế hoạch giao. Để đánh giá kết quả cũng nhƣ tiến độ thực hiện KSC trong năm ngân sách. Mức độ hoàn thành kế hoạch đạt bao nhiêu %, hoàn thành hay chƣa hoàn thành kế hoạch năm.
Trong luận văn, tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tập trung 13 tháng của KBNN Ba Vì giai đoạn 2011-2014, so sánh vốn đầu tƣ XDCB đã thanh toán với kế hoạch vốn đầu tƣ từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, một công cụ để kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống điển hình
Dựa vào kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của ba Kho bạc Nhà nƣớc: Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc, Kho bạc Nhà nƣớc Thái Nguyên, Kho bạc Nhà nƣớc Hải Dƣơng để đút kết cho Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì những kinh nghiệm quý báu về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN. Học tập những mặt tích cực của từng Kho bạc, phân tích nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại yếu kém đó. Cụ thể nhƣ sau:
Kinh nghiệm của KBNN Hải Dƣơng: sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, thƣờng xuyên tổ chức các buổi học tập, nghiên cứu văn bản, chế độ mới. Góp phần nâng cao năng lực của cán bộ kiểm chi đầu tƣ XDCB
38
Kinh nghiệm của KBNN Thái Nguyên: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ. Kịp thời xử lý những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình kiểm soát.
Kinh nghiệm của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB rất hiệu quả. Đặc biệt là việc tích hợp giữa chƣơng trình này với các chƣơng trình ứng dụng quản lý NSNN khác. Giúp cho việc trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.
2.5. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát
Các thông tin, số liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu có liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tình hình kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Đánh giá của cán bộ công chức KBNN Ba Vì đối với việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB trong thời gian qua. Đánh giá của các chủ đầu tƣ, các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động vào quá trình kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB của KBNN Ba Vì
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các đối tƣợng điều tra gồm: Cán bộ, công chức của KBNN Ba Vì có tham gia công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Các chủ đầu tƣ có quan hệ thanh toán với phòng kiểm soát chi NSNN thuộc KBNN Ba Vì và doanh nghiệp có quan hệ với chủ đầu tƣ.
Phiếu điều tra khảo sát đƣợc thiết kế bao gồm 3 nội dung. Trong đó nội dung về đánh giá thực trạng Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2011-2014 đƣợc xây dựng theo 3 cấu phần của hệ thống Kiểm soát chi và ý kiến đánh giá đƣợc chia theo 5 cấp độ. Các nội dung khác lấy ý kiến đánh giá về tính hiệu quả của công tác kiểm soát và ý kiến đề xuất để hoàn thiện công tác kiếm soát chi đối với hoạt động tín dụng. Trên cơ sở các ý kiến của các chuyên gia, luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá mặt đạt đƣợc và mặt hạn chế của kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN Ba Vì