Một số biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non – trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang (Trang 83 - 120)

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2.4.2 Một số biện pháp cụ thể

2.4.2.1. Hệ thống các biện pháp được đề xuất

* Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý đối với trách nhiệm, vai trò của họ trong công tác quản lý hoạt động thực tập:

+ Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho CBGV khoa GDMN, BCĐTTCS và các giáo viên nhóm / lớp về vai trò của họ trong quản lý hoạt động thực tập của SV.

+ Quản lý quá trình và phương thức đánh giá thực tập theo hướng tích cực hóa các chủ thể tham gia vào quá trình thực tập.

* Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực tập:

+ Mỗi năm BCĐ TT khoa tổ chức 1 buổi trao đổi giữa SV năm 2 và SV năm 3 về những khó khăn và kinh nghiệm trong quá trình TT.

+ Tăng cường GV chuyên ngành xuống tham dự các hoạt động chuyên môn tại các CSTT mới.

+ Ban chỉ đạo thực tập khoa cần tổ chức hội nghị tổng kết TT cho SV. + Tăng cường kinh phí bồi dưỡng GV tham gia hướng dẫn HĐTT . * Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực tập:

+ Trong thời gian TT, phòng đào tạo chỉ xếp lịch dạy cho GV chuyên ngành vào các buổi chiều.

+ GV trưởng đoàn kịp thời ghi nhận và báo cáo những thay đổi từ các CSTT

+ Phòng đào tạo và ban chủ nhiệm khoa GDMN cập nhật những thay đổi ở CSTT làm căn cứ để xây dựng KHTT năm sau.

* Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra – đánh giá hoạt động thực tập:

+ Ban chỉ đạo thực tập cơ sở cần tăng cường kiểm tra HĐ chấm giảng tập của giáo viên nhóm/ lớp.

2.4.2.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp

Nhằm xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các nhóm SV, GVCS, CBGV bằng câu hỏi 7 trong bảng hỏi (phụ lục 1, 2, 3). Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 2.14 và bảng 2.15.

Xử lý ý kiến trả lời phần 7.1, chúng tôi thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.14

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá sự cần thiết của các biện pháp

Ghi chú: (Không cần thiết: 1đ; cần thiết: 2đ; rất cần thiết: 3đ)

BIỆN PHÁP Người trả A B C x σ

lời SL % SL % SL %

Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho CBGV khoa GDMN, BCĐTTCS và các GV nhóm/ lớp về vai trò của họ trong

quản lý HĐTT của SV

SV 356 71.2 144 28.8 0 0 2.71 0.45329

GVCS 405 81 95 19 0 0 2.81 0.39269

CBGV 48 96 2 4 0 0 2.96 0.19795

Mỗi năm BCĐ TT khoa tổ chức 1 buổi trao đổi giữa SV năm 2 và

SV năm 3 về những khó khăn và

SV 352 70.4 148 29.6 0 0 2.7 0.45697

kinh nghiệm trong quá trình TT CBGV 47 94 3 6 0 0 2.94 0.2399 Tăng cường GV chuyên ngành

xuống tham dự các hoạt động chuyên môn tại các CSTT mới

SV 360 72.1 139 27.9 0 0 2.72 0.44874

GVCS 465 93 35 7 0 0 2.93 0.2554

CBGV 50 100 0 0 0 0 3 0

Trong thời gian TT, phòng đào tạo chỉ xếp lịch dạy cho GV chuyên ngành vào các buổi chiều

SV 95 19 325 65 80 16 2.03 0.59144

GVCS 166 33.2 174 34.8 160 32 2.01 0.80819

CBGV 25 50 25 50 0 0 2.5 0.50508

GV trưởng đoàn kịp thời ghi nhận và báo cáo những thay đổi

từ các CSTT

SV 309 61.8 191 38.2 0 0 2.62 0.48637

GVCS 12 3.6 318 96.4 0 0 2.04 0.18751

CBGV 37 74 13 26 0 0 2.74 0.44309

Phòng đào tạo và ban chủ nhiệm khoa GDMN cập nhật những thay đổi ở CSTT làm căn cứ để

xây dựng KHTT năm sau

SV 334 72.1 129 27.9 0 0 2.72 0.44881

GVCS 437 87.4 63 12.6 0 0 2.87 0.33221

CBGV 46 92 4 8 0 0 2.92 0.27405

Ban chỉ đạo thực tập khoa cần tổ chức hội nghị tổng kết TT cho

SV

SV 238 47.6 246 49.2 16 3.2 2.44 0.55812

GVCS 233 46.6 267 53.4 0 0 2.47 0.49936

CBGV 41 82 9 18 0 0 3.82 0.34379

Quản lý quá trình và phương thức đánh giá thực tập theo hướng tích cực hóa các chủ thể tham gia vào quá trình thực tập

SV 361 78 102 22 0 0 2.78 0.4149

GVCS 305 61 195 39 0 0 2.61 0.48824

CBGV 47 94 3 6 0 0 2.94 0.2399

Tăng cường kinh phí bồi dưỡng GV tham gia hướng dẫn HĐTT

SV 193 38.6 205 41 102 20.4 1.56 0.78411

GVCS 500 100 0 0 0 0 3 0

CBGV 35 70 15 30 0 0 2.7 0.46291

Giáo viên dự tổng kết TT tại cơ sở đồng thời là giáo viên trưởng

đoàn của CSTT đó.

SV 198 42.8 193 41.7 72 15.6 2.27 0.71428

GVCS 318 62.4 192 37.6 0 2.62 0.48499

CBGV 17 34 33 66 0 2.34 0.47852

Ban chỉ đạo thực tập cơ sở cần tăng cường kiểm tra HĐ chấm giảng tập của giáo viên nhóm/

lớp.

SV 252 54.4 195 42.1 16 3.5 2.51 0.56543

GVCS 207 41.4 293 58.6 0 2.41 0.49306

CBGV 43 86 7 14 0 2.86 0.35051

Kết quả bảng 2.14 cho thấy đa số các biện pháp được khảo sát đều được đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết. Chỉ một tỷ lệ nhỏ ý kiến của SV lựa chọn mức không cần thiết ở một số biện pháp.

Điểm trung bình cộng của tất cả các biện pháp với cả ba nhóm trả lời là 2.63. Điều đó chứng tỏ các biện pháp này đều được đánh giá cần thiết được áp dụng để làm tăng hiệu quả quản lý hoạt động thực tâp sư phạm của sinh viên.

Các ý kiến trả lời tương đối tập trung, với độ lệch chuẩn trung bình đo được của tất cả các biện pháp qua ba nhóm trả lời là 0.41337.

Với biện pháp “trong thời gian thực tập, phòng đào tạo chỉ xếp lịch cho các giáo viên chuyên ngành vào buổi chiều”, có tới 80 sinh viên, chiếm 16% và 160 giáo viên cơ sở, chiếm 32% chọn mức không cần thiết.

Tìm hiểu thêm về vấn đề này, qua trao đổi với giáo viên trường sư phạm, chúng tôi biết rằng quan điểm chấm thi của giáo viên trường sư phạm thường khắt khe hơn nên sinh viên không muốn giáo viên sư phạm xuống chấm điểm tại cơ sở thực tập. Nghiên cứu kết quả thực tập của sinh viên qua các bài tập chuyên môn do giáo viên trường sư phạm chấm, so với kết quả thực hành các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các cơ sở thực tập, chúng tôi nhận thấy lý giải của giáo viên trường sư phạm là hoàn toàn đúng, đa số sinh viên nhận được kết quả thực tập khá, giỏi tại cơ sở nhưng điểm cho các bài tập chuyên môn do giáo viên trường sư phạm chấm thì chỉ đạt ở mức trung bình khá và trung bình.

Còn về phía giáo viên cơ sở, một tỷ lệ lớn giáo viên cơ sở cũng không thích sự có mặt đều đặn, thường xuyên của giáo viên sư phạm vì khi đó họ gần như đóng vai trò là vai phụ, hoặc vai một học trò (đa số giáo viên cơ sở tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa đều đã hoặc đang học tại trường CĐSP TW Nha Trang). Họ thích có một không gian thoáng hơn để thể hiện trước các em sinh viên, chứ họ không muốn bị bắt lỗi.

Với biện pháp “tăng cường kinh phí bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn thực tập”, 100% giáo viên cơ sở và 70% giáo viên sư phạm chọn mức rất cần thiết. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định của chúng tôi khi phân tích nguyên nhân gây hạn chế trong quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở bảng 2.13.

2.4.2.3. Mức độ khả thi của các biện pháp

Xử lý ý kiến trả lời phần 7.2, chúng tôi thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.15

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp (Không khả thi: 1đ; khả thi: 2đ; rất khả thi: 3đ)

NỘI DUNG Người trả A B C x σ

lời SL % SL % SL %

Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho CBGV khoa GDMN, BCĐTTCS và các GV

nhóm/ lớp về vai trò của họ trong quản lý HĐTT của SV

SV 257 51.4 243 48.6 0 0 2.51 0.50032

GVCS 417 83.4 83 16.6 0 0 2.83 0.37247

CBGV 24 48 26 52 0 0 2.48 0.50467

Mỗi năm BCĐ TT khoa tổ chức 1 buổi trao đổi giữa SV năm 2 và SV năm 3 về những khó khăn và kinh nghiệm trong

quá trình TT

SV 292 58.4 208 41.6 0 0 2.58 0.4934

GVCS 448 89.6 52 10.4 0 0 2.9 0.30559

CBGV 45 90 5 10 0 0 2.9 0.30305

Tăng cường GV chuyên ngành xuống tham dự các hoạt động chuyên môn tại các CSTT mới

SV 256 51.2 244 48.8 0 0 2.51 0.50036

GVCS 465 93 35 7 0 0 2.93 0.2554

CBGV 42 84 8 16 0 0 2.84 0.37033

Trong thời gian TT, phòng đào

tạo chỉ xếp lịch dạy cho GV chuyên ngành vào các buổi

chiều

SV 49 9.8 373 74.6 78 15.6 1.94 0.50114

GVCS 199 39.8 151 30.2 150 30 2.12 0.82385

CBGV 21 42 23 46 6 12 2.3 0.67763

GV trưởng đoàn kịp thời ghi nhận và báo cáo những thay

đổi từ các CSTT

SV 312 62.4 188 37.6 0 0 2.62 0.48488

GVCS 192 38.4 308 61.6 0 0 2.38 0.48686

CBGV 43 86 7 14 0 0 2.86 0.35051

Phòng đào tạo và ban chủ nhiệm khoa GDMN cập nhật những thay đổi ở CSTT làm căn cứ để xây dựng KHTT năm sau SV 309 61.8 191 38.2 0 0 2.62 0.48637 GVCS 431 86.2 69 13.8 0 0 2.86 0.34525 CBGV 47 94 3 6 0 0 2.94 0.2399

Ban chỉ đạo thực tập khoa cần tổ chức hội nghị tổng kết TT

cho SV

SV 236 47.2 249 49.8 15 3 2.44 0.55431

GVCS 231 46.2 269 53.8 0 0 2.46 0.49906

CBGV 46 92 4 8 0 0 2.92 0.27405

Quản lý quá trình và phương thức đánh giá thực tập theo hướng tích cực hóa các chủ thể tham gia vào quá trình thực tập

SV 244 48.8 223 44.6 33 6.6 2.42 0.61374

GVCS 258 51.6 242 48.4 0 0 2.52 0.50026

CBGV 16 32 23 46 11 22 2.1 0.7354

Tăng cường kinh phí bồi

HĐTT CBGV 32 64 18 36 0 0 2.64 0.48487 Giáo viên dự tổng kết TT tại cơ

sở đồng thời là giáo viên trưởng đoàn của CSTT đó.

SV 252 50.4 184 36.8 64 12.8 2.38 0.70116

GVCS 365 73 135 27 0 0 2.73 0.4444

CBGV 42 84 8 16 0 0 2.84 0.37033

Ban chỉ đạo thực tập cơ sở cần tăng cường kiểm tra HĐ chấm giảng tập của giáo viên nhóm/

lớp.

SV 285 57 199 39.8 16 3.2 2.54 0.55963

GVCS 195 39 305 61 0 0 2.39 0.48824

CBGV 31 62 19 38 0 0 2.62 0.49031

Kết quả bảng 2.15 cho thấy đa số các ý kiến trả lời đều lựa chọn mức độ khả thi và rất khả thi cho tất cả các biện pháp được khảo sát. Điểm trung bình cộng của tất cả các biện pháp này với cả ba nhóm ý kiến là 2.54. Điều đó chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đưa ra khảo sát nhìn chung có tính khả thi.

Độ lệch chuẩn trung bình cho tất cả các ý kiến trả lời của các biện pháp này là 0.48095, chứng tỏ các ý kiến trả lời tương đối tập trung.

Kết quả bảng 2.15 cũng cho thấy một tỷ lệ sinh viên và giáo viên chọn mức không khả thi cho biện pháp về xếp lịch dạy cho giáo viên chuyên ngành vào buổi chiều (78 SV, chiếm 15.6%; 150 giáo viên cơ sở, chiếm 30%; và 6 giáo viên sư phạm, chiếm 12%). Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi trò chuyện với các giáo viên sư phạm và được biết trường CĐSP TW Nha Trang đã bắt đầu chuyển sang đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2011 – 2012. Chính vì vậy, thời khóa biểu được xếp luôn cho cả học kỳ. Trong khi đó, thời gian thực tập thường diễn ra vào giữa học kỳ II của năm học. Và cho dù BCĐTTK có xây dựng kế hoạch thực tập từ đầu năm thì cũng không thể dự kiến hết được thời gian hướng dẫn thực tập cụ thể tại tất cả các cơ sở thực tập. Kế hoạch này phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ chính các cơ sở thực tập. Do đó, theo đánh giá của các giáo viên, biện pháp này rất khó để thực thi trong thực tế.

Với nội dung về việc tích cực hóa vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình thực tập, chúng tôi nhận thấy có 11 giáo viên sư phạm, tương ứng 22% chọn mức không khả thi. Trao đổi thêm với các giáo viên có sự lựa chọn này, chúng tôi được biết đa số GV coi hoạt động hướng dẫn thực tập là hoạt động làm thêm để có thêm thu nhập chứ chưa thực sự coi đây là nhiệm vụ và

trách nhiệm của mình. Đặc biệt là nhận thức của các giáo viên nhóm/ lớp, thậm chí của cả BCĐTTCS về hoạt động này còn hạn chế. Các giáo viên cơ sở xem việc tiếp nhận, hướng dẫn thực tập sư phạm không phải là trách nhiệm của mình mà chỉ là làm giúp trường sư phạm. Do vậy, việc hướng dẫn thực tập ở cơ sở nhiều khi thiếu tính chủ động, sáng tạo, chưa lấy quyền lợi của SV làm mục tiêu số một, chủ yếu vẫn dừng lại ở việc phối hợp thực hiện theo các yêu cầu, quy định của trường sư phạm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non – Trường CĐSP TW Nha Trang, chúng tôi rút ra một số kết luận khái quát sau:

- Hoạt động thực tập sư phạm là một nội dung cơ bản và cốt lõi trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm, là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường sư phạm. Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên là nội dung quan trọng trong công tác quản lý trường cao đẳng. Vì thế, nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề này là nhiệm vụ rất cần thiết. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập của sinh viên là sự kết hợp giữa lý luận khoa học giáo dục và khoa học quản lý, đó là cơ sở để soi sáng cho hoạt động thực tiễn của việc quản lý đào tạo trong các trường sư phạm nhằm tối ưu hóa mục tiêu đào tạo. Luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận trên.

- Từ cơ sở lý luận trên, qua tìm hiểu, khảo sát thực tế, chúng tôi đã phân tích được thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non. Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non – trường CĐSP TW Nha Trang có nhiều ưu điểm trong công tác lập kế hoạch thực tập, tổ chức và chỉ đạo thực tập, tuy nhiên, công tác này còn tồn tại một số hạn chế, nhất là trong quá trình kiểm tra – đánh giá. Kết quả này phù hợp với giả thuyết khoa học chúng tôi đã nêu ở phần mở đầu.

Có được những thành tựu trên là nhờ các chủ thể, về cơ bản, đã có cách làm việc tương đối khoa học, có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Đồng thời, các chủ thể quản lý đã có sự gắn kết, phối hợp thống nhất tương đối tốt trong quá trình quản lý hoạt động thực tập.

Thứ nhất, hoạt động quản lý thực tập của SV được thực hiện bởi số lượng chủ thể quá đông, với các mối quan hệ đa chiều, phức tạp. Đa số các chủ thể quản lý đồng thời cũng là khách thể chịu sự quản lý của hệ thống. Vì thế nó dẫn đến một số nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ của nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động thực tập.

Thứ hai, đội ngũ giáo viên tham gia quản lý hoạt động thực tập của khoa giáo dục mầm non còn ít về số lượng so với lượng sinh viên thực tập của từng đợt thực tập.

Thứ ba, một số nội dung quản lý hoạt động thực tập của sinh viên tại các cơ sở thực tập chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả; công tác giám sát, đôn đốc hoạt động hướng dẫn thực tập của nhiều BCĐTTCS còn sơ sài, lỏng lẻo.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên nhóm/ lớp hướng dẫn sinh viên thực tập tại

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non – trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang (Trang 83 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)