Giới thiệu về khoa Giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non – trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang (Trang 48 - 51)

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2.1.2.Giới thiệu về khoa Giáo dục mầm non

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của khoa Giáo dục Mầm non gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Trường CĐSP Trung ương – Nha Trang.

Từ năm 1987 đến 1996, các hoạt động của Khoa gắn liền với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường (đào tạo GV hệ THSP ngành nuôi dạy trẻ và mẫu giáo).

Ngày 08/10/1996, Khoa Giáo dục Mầm non chính thức được thành lập theo quyết định số 4247/GD-ĐT.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non trình độ trung cấp và cao đẳng.

Ngoài ra còn đảm nhiệm giảng dạy các bộ môn Tâm lý, Giáo dục, Ngoại ngữ, Tiếng Việt thực hành, Cơ sở văn hóa Việt Nam cho các chuyên ngành đào tạo trong trường.

2.1.2.3. Các bậc đào tạo Trung cấp SP Mầm non. Cao đẳng SP Mầm non.

Đại học SP Mầm non (liên kết đào tạo). Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục mầm non.

2.1.2.4. Các loại hình đào tạo

Đào tạo bậc trung cấp hệ chính qui tập trung (2 năm, cấp bằng trung học chuyên nghiệp).

Đào tạo bậc trung cấp hệ vừa học vừa làm (2 năm, cấp bằng trung học chuyên nghiệp).

Đào tạo bậc cao đẳng hệ chính qui tập trung (3 năm, cấp bằng Cử nhân). Đào tạo bậc cao đẳng hệ vừa học vừa làm (3 năm, cấp bằng Cử nhân).

2.1.2.5. Nhân lực của khoa

Hiện nay, khoa giáo dục mầm non bao gồm 35 người, trong đó, ban chủ nhiệm khoa là 3 người.

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực khoa giáo dục mầm non

CBGV Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trên 10 năm Dưới 10 năm

Số lượng 1 25 9 15 20

Tỷ lệ % 2.89 61.4 25.71 42.89 51.11

Nhìn chung, trình độ giảng viên khoa giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 26 giảng viên đạt từ trình độ thạc sĩ trở lên, chiếm 64.29%.

2.1.2.6. Tổ chức thực tập sư phạm

Từ năm học 2007 – 2008 đến nay, khoa giáo dục mầm non triển khai thực tập theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp hướng dẫn và gửi thẳng, không phân công giáo viên phụ trách đoàn từ đầu đến cuối đợt thực tập, mà phân công giáo viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn của đợt thực tập:

- Dự giờ kiến tập mẫu, tổ chức cho sinh viên, học sinh trao đổi ý kiến nhận xét.

- Tham dự chấm thí điểm, thống nhất chuyên môn với các cơ sở thực tập. - Tham gia dự giờ chấm quá trình, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho sinh viên.

- Phối hợp cùng cơ sở đánh giá điểm kiểm tra cuối đợt. - Tham dự tổng kết TTSP tại các cơ sở.

Theo cách tổ chức này, mỗi đoàn thực tập tuy không có giáo viên phụ trách thường xuyên, song về cơ bản, vẫn có sự theo sát của giáo viên trường sư phạm trong các hoạt động chuyên môn quan trọng.

Hiện tại, số lượng cơ sở thực tập của khoa là rất nhiều. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát đại diện 17 trường mầm non.

Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của các cơ sở thực tập được khảo sát

STT TÊN TRƯỜNG SỐ NHÓM LỚP ĐỘI NGŨ

Nhà trẻ Mẫu giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBQL GV

1 Trường MN thực hành 6 9 2 30

2 Trường MN Hướng Dương 9 9 3 36

3 Trường MN Hương Sen 9 11 3 40

4 Trường MN Hoa Phượng 12 15 3 54

5 Trường MN Hoa Hồng 5 6 2 22

6 Trường MN Măng Non 5 9 2 28

7 Trường MN 8/3 8 9 3 34 8 Trường MN Hồng Bàng 9 9 3 36 9 Trường MN Sơn Ca 5 6 3 22 10 Trường MN 3/2 5 6 2 22 11 Trường MN Võ Trứ 5 6 2 22 12 Trường MN Bình Minh 8 12 3 40

13 Trường MN Hoa Sữa 3 6 2 18

14 Trường MN Hoa Mai 1 6 2 14

15 Trường MN Vĩnh Nguyên 5 9 3 28

16 Trường MN Cửu Long 3 6 2 18

17 Trường MN 2/4 5 6 3 22

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa giáo dục mầm non – trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang (Trang 48 - 51)