6. Kết cấu đề tài
3.1.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
3.1.1.1. Mục tiêu chung
PTNNL phải gắn với phát triển KT – XH của huyện, đảm bảo cho nền kinh tế của huyện tăng trưởng cao, bền vững, an sinh xã hội tốt.
PTNNL đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, có cơ cấu nhân lực phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, tác phong chuyên nghiệp, năng động, có phẩm chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu đẹp
PTNNL với cơ cấu ngành nghề hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng. PTNNL có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực DV (giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch, tài chính, ngân hàng,...), CN (chế biến, chế tác), xây dựng (quản lý đô thị, kiến trúc), chú trọng PTNNL chất lượng cao về KH – CN (chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành), đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực theo mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH đến năm 2020 của huyện.
Phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp, tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ - du lịch; tập trung kêu gọi đầu tư vào KCN Hướng Hóa, cụm CN H thương mại lao bảo; khôi phục các làng nghề truyền thống; hình thành một số ngành CN chủ lực: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, phân bón.... Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT hình thành các vùng chuyên canh tập trung, vùng cao su, vùng rừng nguyên liệu,
Quy hoạch hệ thống đào tạo đồng bộ, đáp ứng các điều kiện về: đội ngũ giáo viên, giảng viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ cho PTNNL trên các lĩnh vực có lợi thế, theo kịp trình độ trong khu vực và hội nhập quốc tế. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật; đội ngũ công nhân, lao động làng nghề, LLLĐ trẻ… nhằm nâng cao CLNNL đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong PTNNL theo quy hoạch; huy động nguồn lực đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách thu hút, liên kết, hợp tác trong và ngoài nước.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, CNH, HĐH. Căn cứ theo yêu cầu phát triển, tập trung ưu tiên PTNNL các ngành, sản phẩm có lợi thế và là thế mạnh của huyện.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; đến năm 2015, tỷ trọng NN chiếm 10%, khu vực phi nông nghiệp 88%; đến năm 2020, tỷ trọng khu vực NN còn dưới 10%, các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 90%.
Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn dưới 20%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15%.
Nâng cao chất lượng NLĐ, phấn đấu tỷ lệ lao động qua ĐTN năm 2020 đạt 60%. Hàng năm, tạo cơ hội giải quyết việc làm mới cho trên 1.300 lao động, XKLĐ trên 50 lao động.
Đến năm 2015 giữ nguyên mạng lưới dạy nghề hiện có và phát triển thêm 02 cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp. Đến năm 2020 nâng cấp Trung tâm Dạy nghề huyện thành trường Trung cấp nghề và phát triển thêm 02 cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp.
Chú trọng đào tạo, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55-60% vào năm 2020, trong đó tỷ trọng lao động ở khu vực NN, NT được đào tạo nghề đạt ít nhất 35-40% vào năm 2020. Phấn đấu hàng năm tạo thêm việc làm cho 1.000-1.200 lao động, trong đó có 300-400 lao động xuất khẩu nước ngoài. Đào tạo lao động nông thôn giai đoạn 2012 – 2015 là 7.500 người, trong đó: đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ là 3.000 người, chiếm 40%; đào tạo các nghề sản xuất nông nghiệp 4.500 người, chiếm 60%; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 500 cán bộ, công chức cấp xã và 150 cán bộ hợp tác xã. Giai đoạn 2016 – 2020, đào tạo lao động nông thôn là 7.500 người, trong đó: đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 4.500 người, chiếm 60%; đào tạo các nghề sản xuất nông nghiệp 3.000 người, chiếm 40%; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 400 cán bộ, công chức xã và 150 cán bộ hợp tác xã.
Tỷ lệ huy động học sinh: nhà trẻ trên 25%; mẫu giáo trên 90%, trong đó trẻ 5 tuổi trên 95%; tiểu học trên 99%; THCS trên 96%; THPT từ 75-80%; 50% trường học đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2015 có 50% số xã đạt phổ cập PTTH; đến năm 2020 đạt 100% số xã.