Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 66 - 68)

6. Kết cấu đề tài

3.2.4.Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Nâng cao thể lực cho người lao động là một trong những giải pháp cấp bách, vừa lâu dài và phải giải quyết qua nhiều thế hệ để nâng cao CLNNL. Để nâng cao CLNNL, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách như Luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân (1989), Bảo hiểm y tế (2008), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 các văn kiện đại hội Đảng về chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân. Để thưc hiện nâng cao thể lực lao động của người lao động, huyện Hướng Hóa cần thực hiện những giải pháp như:

Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác DS - KHHGĐ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, DS – KHHGĐ, coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về lĩnh vực y tế. Chủ động phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, nâng cao chất lượng khám, điều trị, thực hiện tốt chủ trương khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Xây dựng đội ngũ y, bác sĩ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, quan tâm đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở là người tại chỗ. Xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị y tế cho trạm, bệnh viện y tế của huyện.

Tăng cường đội ngũ y bác sĩ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao cho các trạm y tế xã, thị trấn. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ cho đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế xã, thị trấn, từng bước đưa công nghệ thông tin về ứng dụng về khám chữa bệnh quản lý hoạt động y tế. Tăng cường công tác phát triển và đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ y tế bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế. Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và đều đặn cho người lao động ở tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau, ngành nghề khác nhau địa bàn khác nhau.

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với người lao động là hết sức cần thiết. Cần tích cực hướng dẫn lao động về vệ sinh môi trường. Đối với sự ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất công nghiệp NT trong các làng nghề, cần có biện pháp hợp lý trong quy hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ NT, phát triển làng nghề truyền thống và an toàn vệ sinh lao động và môi trường.

dựng góc sức khỏe tại trạm y tế xã, in ấn tờ rơi áp phích cho người lao động, tố chức các buổi nói chuyện tuyên truyền về các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Mở các lớp tập huấn cho người lao động với các nội dung như: Giới thiệu chương trình nâng cao sức khỏe cho mọi người, các yếu tố nguy cơ trong lao động, các bệnh liên quan đến nghề nghiệp và lối sống, các giải pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

Tăng cường bảo hiểm y tế cho người lao động là rất cần thiết. Bởi, tham gia BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng góp phần nhỏ so với chi phí khám chữa bệnh khi họ gặp phải rủi ro ốm đau, thậm chí sự đóng góp của cả một đời người cũng không đủ cho một lần chi phí khi mắc bệnh hiểm nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 66 - 68)