6. Kết cấu đề tài
2.2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo NNL là quá trình thúc đẩy phát triển nguồn lực con người tri thức, phát triển các kĩ năng và các phẩm chất lao động mới, thúc đẩy sáng tạo thành tựu KH – CN mới, đảm bảo cho sự vận động tích cực các ngành nghề, lĩnh vực và toàn xã hội. Quá trình đào tạo làm biến đổi NNL cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người; phát triển toàn bộ và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách; phát triển cả về năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này đến trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho CNH, HĐH đất nước.[23, 161]
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo NNL, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Hướng Hóa đã thực hiện nhiều chính sách cho phát triển GD – ĐT để nâng cao CLNNL trên địa bàn huyện. Đào tạo nghề theo quyết định 1956/QĐ-TTg luôn được mọi người quan tâm và thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt và phong phú: dạy nghề chính quy tại cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động (tại xã, thôn, bản); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ; dạy nghề gắn với các làng nghề.
lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ - năm 2010 của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức:
Đài Truyền thanh huyện phối hợp UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyển truyền qua hệ thống truyền thanh và tư vấn, vận động các hội viên, đoàn viên, người lao động hiểu rõ ý nghĩa ĐTN và giải quyết việc làm nhằm nâng cao nhận thức của người lao động trong công tác ĐTN ở lao động NT;
Trung tâm Dạy nghề phối hợp UBND các xã, thị trấn và các thôn trưởng của 16 xã, thị trấn để thông báo rộng rãi đối với các tầng lớp nhân dân về nội dung, chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước về công tác ĐTN cho lao động NT đồng thời niêm yết công khai các văn bản liên quan tại trụ sở Trung tâm Dạy nghề và UBND các xã, thị trấn để mọi người dân được biết và thực hiện;
Phòng LĐ – TB&XH huyện phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh và UBND xã, thị trấn tổ chức phiên giao dịch việc làm giải quyết việc làm hàng năm, thông qua sàn giao dịch đã tuyên truyền phổ biến mục đích, ý nghĩa và chính sách liên quan đến ĐTN lao động nông thôn . Đặc biệt đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề ngay từ đầu năm để có kế hoạch đào tạo sát hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng cấp thiết của nhân dân.
Tổng kinh phí cho việc thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của huyện Hướng Hóa là 2.919 triệu đồng, cụ thể: Năm 2010, kinh phí cho việc thực hiện công tác dạy nghề là 1.300 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia; Năm 2011 là 1119 triệu đồng (Trong đó ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia 700 triệu đồng và kinh phí của ngân sách huyện là 419 triệu đồng); Năm 2012 là 500 triệu đồng (kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia).
Nhờ vậy, sau 03 năm (2010 – 2012) triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện đạt được một số kết quả như sau:
Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Sau 3 năm (2010 - 2012) triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đã đào tạo được 4.580 lao động (đạt 101,7% kế hoạch),
Năm 2012: Đào tạo nghề cho 1570 lao động, đạt 104,6 % kế hoạch, Năm 2013: đào tạo nghề cho 1.470 người, trong đó:
Năm 2014: Đã đào tạo cho 1.540 lao động
Ngoài ra, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề, các trường nghề và tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ tổ chức tập huấn, ĐTN cho các lao động NT. UBND huyện và phối hợp với các nghành liên quan tổ chức thành công sàn giao dịch lao động, giới thiệu việc làm năm 2014. Tại sàn giao dịch đã giới thiệu được 86 lao động tìm kiếm việc làm.
Với phương châm vừa tổ chức mở các khoá dạy nghề, đồng thời thường xuyên tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề xong. Vì vậy mà hầu hết các học viên sau khi kết thúc khoá học đều tìm được việc làm.
Trong đó có một số mô hình áp dụng có hiệu quả vào việc giảm nghèo như: mô hình trồng chuối ở xã Thuận, Hướng Lộc, Tân Long; trồng sắn ở xã Thuận, Hướng Lộc.
Kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã:
Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng năm 2010 là: 87 người, bao gồm các lớp Bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ, Bồi dưỡng quốc phòng - an ninh và công tác xã, Trung cấp chính trị tại huyện;
Năm 2011: Tổng số được đào tạo, bồi dưỡng là: 230 người gồm các lớp Tổ chức quân sự cơ, Kỹ năng quản lý và điều hành cho Chủ tịch, P.Chủ tịch xã, Tổ chức công tác xã hội, Bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ, Bồi dưỡng lớp tin học, tin học văn phòng, khen thưởng, Bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo;
Năm 2012: Tổng số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng là: 794 người bao gồm Nghiệp vụ tôn giáo (97 người); Văn thư lưu trữ (38 người); Công tác thanh niên (16 người); Bồi dưỡng Đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011 – 2016 (421 người); Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng giao tiếp công dân (22 người); Bồi dưỡng lớp tin học, tin học văn phòng (84 người),...
Tình hình cho vay vốn và tạo việc làm, phát triển sản xuất của lao động nông thôn sau học nghề: Tổng số tiền cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển sản xuất trong 03 năm là 9.163 triệu đồng, với 506 dự án cho 658 lao động. Cụ thể: Năm 2010: Số vốn cho vay 2.937 triệu đồng, số dự án được giải ngân 166 dự án, qua đó tạo việc
làm mới cho 216 lao động; Năm 2011: Số vốn cho vay 2.811 triệu đồng, số dự án được giải ngân 161 dự án, qua đó tạo việc làm mới cho 209 lao động; Năm 2012: Số vốn cho vay 3.415 triệu đồng, số dự án được giải ngân 179 dự án, qua đó tạo việc làm mới cho 233 lao động.
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ thì công tác đào tạo nghề cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế trong khi thực hiện Đề án, cụ thể là:
Chương trình ĐTN cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức và vào cuộc rõ nét của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; Chưa nghiên cứu xác định điều kiện cụ thể từng vùng, đối tượng học nghề để định hướng ĐTN phù hợp với từng đối tượng; Chưa kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa đào tạo, giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất và tiệu thụ sản phẩm.
Nghề đào tạo cho lao động nông thôn chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu xã hội, nhiều ngành nghề xã hội có nhu cầu nhưng cơ sở chưa tổ chức đào tạo được (như các nghề dịch vụ xã hội, nghề có kỹ thuật công nghệ cao, tự động hoá...); Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, chưa gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách hiện nay chỉ đào tạo được những ngành nghề đơn giản như: may công nghiệp, điện, sản xuất chế biến nước mắm, đệm bàng, lưới cước xuất khẩu, ... ở trình độ sơ cấp, còn để đào tạo những nghề kỹ thuật cao thì người học nghề phải đóng góp thêm nên khó khăn đối với lao động nông thôn; Một số xã, thị trấn chưa bám sát kế hoạch phát triển KT – XH ở địa phương, chưa chú trọng việc ĐTN phải gắn với giải quyết việc làm.
Định hướng của gia đình, bản thân người học nghề còn mang tính phong trào, mặt khác để thực hiện nghề cần phải có những điều kiện khác nên những lao động học xong nghề nhưng lại không sử dụng nghề đào tạo được để làm việc và đem lại thu nhập; đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn độ tuổi trên 30 còn khó khăn.
Số lượng lao động tham gia học nghề chủ yếu là tự phát, địa phương chưa có kế hoạch cụ thể trong việc bố trí, sắp xếp NLĐ tham gia học nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế; Việc xây dựng và phát triển các nhà máy công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh để thu hút LLLĐ trên địa bàn huyện chưa nhiều.