Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu đề tài

1.3.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho

kinh nghiệm rút ra cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

* Kinh nghiệm của Đà Nẵng:

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương có nền kinh tế phát triển trong khu vực miền Trung Tây Nguyên. Trong thời gian vừa qua, Đà Nẵng được cả nước chú ý bởi những chính sách về nhân lực khá đặc biệt so với nhiều tỉnh khác trên cả nước. Qua nhiều năm áp dụng những biện pháp, chính sách mới, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan. Chính vì thế, những kinh nghiệm quý giá này cần được

nghiên cứu để ứng dụng những nội dung phù hợp vào tình hình Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng.

Chính sách về NNL của thành phố Đà Nẵng tập trung trước hết đó là vào khu vực công, thể hiện ở hàng loạt chính sách quan trọng nhằm vào điều chỉnh và phát triển hệ thống NNL trong cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan.

Các chính sách về đào tạo phát triển NNL khu vực công quan trọng của thành phố bao gồm:

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công vụ hàng năm cho cán bộ, công chức khu vực công. Hàng năm thành phố đào tạo công vụ cho khoảng 30% cán bộ, công chức, viên chức thành phố. Đối với các ngành dịch vụ công, tỷ lệ bồi dưỡng công vụ hàng năm của một số ngành: dịch vụ công về y tế: 37%; Dịch vụ công về Giáo dục: 81%; Dịch vụ công về môi trường: 70%; Dịch vụ công về GTVT: 35%; Dịch vụ công về VH-TT- DL: 70%; dịch vụ công về KH-CN: 22%.

Chính sách đào tạo chuyên gia quản lý khu vực công:

Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều chương trình đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức: Chương trình đào tạo chuyên gia sau đại học tại nước ngoài; Chương trình đào tạo tiền công vụ. Lĩnh vực đào tạo: y tế, giáo dục; kiến trúc; quản lý đô thị; quản lý giao thông đô thị; quản lý môi trường; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; quản lý dự án; quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ; quản lý hành chính, luật.

Tuyển dụng cán bộ khu vực dịch vụ công theo năng lực và cạnh tranh.

Bên cạnh phát huy nội lực, thành phố đã có những chính sách thu hút NNL có chất lượng từ bên ngoài dựa trên quy trình tuyển chọn cạnh tranh theo thực tài và nhiều cơ chế ưu đãi, tuyển dụng người có chất lượng, bố trí làm việc tại các đơn vị hành chính (34%) và đơn vị dịch vụ công của thành phố(66%). Đặc biệt là trong những ngành dịch vụ về giáo dục (21,7%) và Y tế (27,6%). Thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo, các đơn vị dịch vụ công: Đây là cách làm mới, đặc thù của thành phố so với các chính sách cơ chế tuyển dụng cán bộ các vị trí lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam. Các ngành dịch vụ công có nhiều người tham gia thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo: dịch vụ giáo dục; dịch vụ đô thị, GTVT …

* Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Vĩnh Linh là một huyện thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm trên trục quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Trị với tổng dân số năm 2013 là 86.743 người. Trong những năm gần đây, huyện Vĩnh Linh đã đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2008 – 2012 đạt 8,54%/năm. Để đạt được những thành tựu đó, một trong những chính sách mà huyện đã thực hiện thành công là phát triển NNL.

Nhận thức được tầm quan trọng của GD-ĐT, huyện Vĩnh Linh đã xác định: Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao giáo dục toàn diện; lấy đổi mới căn bản GD, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý làm khâu đột phá trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển Giáo dục trên địa bàn. Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra theo hướng đánh giá chất lượng thực chất. Đẩy mạnh chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý và công tác cải cách hành chính trường học. Chăm lo đầu tư phát triển cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, làm tốt công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo viên Mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Đầu tư cho giáo dục và y tế luôn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng chi ngân sách của huyện. Năm 2010, đầu tư cho Giáo dục, y tế là 21,259 tỷ đồng, chiếm 28,29% tổng chi ngân sách của huyện. Năm 2010, đầu tư cho giáo dục và y tế là 29,79 tỷ đồng, chiếm 29,79% tổng chi ngân sách của huyện. Năm 2012, đầu tư cho giáo dục, y tế là 74,882 tỷ đồng, chiếm 34,24% tổng chi ngân sách của huyện.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư nhiều vào GD – ĐT, từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho đến số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành. Bên cạnh phát triển giáo dục ở các bậc học, huyện đã thành lập trung tâm dạy nghề cho toàn huyện. Đó là nơi đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho NNL của huyện giúp lao động có nghề nghiệp ổn định, giảm bớt tình trạng thất học cho lao động toàn huyện.

Ngành y tế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân nói chung và đội ngũ người lao động nói riêng. Trong những năm qua, ngành y tế của huyện đã thực hiện tốt các chương trình của quốc gia về y tế, tích cực phòng chống có hiệu quả các bệnh xã hội, đặc biệt là xây dựng cán bộ y tế đảm bảo số lượng.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 29)