TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỆ NINH

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH 1 thành viên lệ ninh (Trang 77 - 82)

- Cộng số phát sinh 2.910.129.959 2.910.129

TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỆ NINH

3.1. Đánh giá khái quát về công tác tổ chức kế toán tại công ty TNHH 1 TV Lệ Ninh

Đánh giá tổng quan về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên Lệ Ninh.

Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành. Cung cấp những tài liệu chính xác để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình sản xuất. Thông qua đó, khai thác và huy động mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa như vậy, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Những năm gần đây, cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có những biến đổi theo hướng tích cực. Ở công ty, điều này thể hiện bằng quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức lại các phòng ban, lực lượng lao động các ở tất cả các bộ phận và sự nổ lực của toàn bộ công nhân viên của toàn công ty để khắc phục những khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình. Trong quá trình ấy, hệ thống tài chính kế toán không ngừng được đổi mới, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và phương pháp hạch toán.

Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty, em thấy rằng, nhìn chung việc quản lý CPSX và tính giá thành ở công ty tương đối chặt chẽ, và được thực hiện khá nề nếp theo định kỳ hàng tháng đã cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo công ty để từ đó lãnh đạo công ty nắm rõ tình hình biến động các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm, có biện pháp quản lý thích hợp

thiết thực hơn. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

3.2. Những ưu điểm và nguyên nhân:

Công ty TNHH một thành viên Lệ Ninh là một đơn vị trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tự hạch toán kinh doanh độc lập, với số lượng nhân viên kế toán là 5 người ở phòng kế toán Công ty và các kế toán viên ở các đơn vị trực thuộc có trình độ chuyên môn sâu, dày dặn kinh nghiệm đảm bảo để theo dõi toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với một quy mô sản xuất chung tương đối lớn và số nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng rất lớn, hệ thống tài khoản sử dụng cũng hầu như gần hết nên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý.

Hình thức kế toán nhật ký chung mà Công ty đang áp dụng hiện nay là hoàn toàn phù hợp với một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều. Việc sử dụng hình thức này có ưu điểm là:

Đây là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán đặc biệt thuận lợi khi sử dụng máy vi tính xử lý thông tin kế toán.

Để ghi chép, thuận tiện cho việc phân công kế toán phụ trách theo ngành nghề cụ thể tránh theo dõi chồng chéo hoặc bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với đơn vị hạch toán đang ứng dụng kế toán tin học trong xử lý số liệu kế toán.

Ngoài ra, cơ cấu quản lý được tổ chức theo dạng vừa phân cấp vừa trực tuyến. Cơ cấu này sẽ giúp cho Công ty phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.

Về phương pháp tính giá thành của Công ty hiện nay là tính giá thành theo phương pháp trực tiếp theo từng giai đoạn sản xuất. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, giúp cho Công ty biết được chi phí thực tế và giá thành của từng giai đoạn sản xuất như giai đoạn sản xuất mủ nước, sau đó chế biến thành mủ thành phẩm. Từ đó biết được giá thành sản phẩm tăng hoặc giảm so với năm trước để phát hiện kịp thời, chính xác giúp cho Công ty có những biện pháp khắc phục, điều

cấp cho lãnh đạo những thông tin bổ ích, kịp thời chính xác.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp qua nghiên cứu, phân tích em thấy cơ bản làm đúng theo chế độ hiện hành như cách tính lương cho công nhân, các khoản trích theo lương được chi tiết đến từng sản phẩm, phù hợp với cơ chế khoán của công ty. Các biểu mẫu như bảng phân bổ tiền lương, trích theo lương dể hiểu, khoa học.

Đối với chi phí sản xuất chung, Công ty theo dõi đầy đủ, chính xác, chi tiết nên cuối kỳ phân bổ cho các loại sản phẩm tùy theo khoản mục chi phí và mức độ sử dụng để phân bổ nên chính xác và phù hợp.

3.3. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo việc tính đúng, tính đủ giá thành từ đó để xác định đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

Một là, một số công cụ dụng cụ phục vụ cho khai thác và chế biến mủ như: bát, máng, kiềng, lò xo, sào phơi mủ... được hạch toán thẳng vào tài khoản 621"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" là không hợp lý. Tuy nhiên nó không làm ảnh hưởng đến giá thành nhưng đây không phải là chi phí trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm cho nên theo em nên đưa vào theo dõi ở tài khoản 627"Chi phí sản xuất chung" của từng giai đoạn sản xuất.

Hai là, việc tính giá trị sản phẩm phụ được kế toán tính trừ vào giá thành của giai đoạn chế biến là không hợp lý. Vì mủ bát, mủ miệng và mủ đông thuộc giai đoạn khai thác mủ nước chứ không phải giai đoạn chế biến mủ thành phẩm.

Ba là, Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp. Nhưng ở Công ty hiện nay không có hệ thống giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch để so sánh phân tích với giá thành thực tế. Gây khó khăn cho việc phân tích giá thành thực tế. Gây khó khăn cho việc phân tích giá thành thực tế và tình hình sử dụng các loại vật tư cho sản xuất.

năm trước cuối kỳ điều chỉnh theo giá thành thực tế) làm ảnh hưởng đến việc định giá bán hợp lý. Cũng vì kỳ tính giá thành quá dài do đó việc lập các báo cáo tháng, quýchưa thật chính xác gây nhiều hạn chế cho quá trình ra quyết định của Giám đốc cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời điểm. Năm là hiện nay công ty chưa có hệ thống giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch để so sánh phân tích với giá thành thực tế. Điều này gây khó khăn cho việc định giá mưc độ hoàn thành kế hoạch đồng thời khó có cơ sở để thực hiện tối thiểu hóa chi phí hạ giá thành sản phẩm.

3.4. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại công ty TNHH MTV Lệ Ninh sản xuất và tính giá thành sản phảm tại công ty TNHH MTV Lệ Ninh

3.4.1. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Xuất phát từ những vấn đề được trình bày ở trên với mong muốn góp phần làm cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm được đầy đủ, chính xác hơn, đảm bảo đúng với chế độ kế toán hiện hành, sau đây, em xin đưa ưa một số giải pháp nhằm khắc phúc những tồn tại, góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Lệ Ninh.

(1) Về chi phí công cụ dùng cho sản xuất:

Em cho rằng, thay vì phẩn bổ một lần giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ đối với những công cu dụng cụ sư dụng cho nhiều kỳ công ty nên thực hiện phân bổ theo đúng số kỳ thực tế sở dụng. Tiêu thức phân bổ nên chọn là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ riêng cho từng sản phẩm.

Đối với chi phí sản xuất chung, việc phân bổ một lần khi tính giá thành sản phẩm nhằm thống nhất quản lý và tránh các trường hợp sai sót hoặc tính thiếu chi phí vào giá thành. Tuy nhiên việc này có mặt bất lợi ở chỗ khó đánh giá, phân tích để tìm ra cá khoản chi phí bất hợp lý từ đó có biện pháp hạn chế nhằm tiết kiệm chi phí để giảm giá thành.

đầu thực hiện việc lấy mủ từ cây cao su vào tầm 2-3 giờ sáng, đối với những công nhân có con nhỏ thì đây là khó khăn đáng kể, hơn nữa, công việc khai thác mủ mang tính chất độc hại, một phần từ thành phần mủ cao su, và một phần khác là tư các chất kích thích tạo mủ mà hằng tháng công nhân bôi lên mặt cạo. Vì những lí do trên, bản thân em thiết nghĩ công ty nên có phương án tăng đơn giá lương đồng thời tăng các khoản phụ cấp nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho công nhân, có như thế họ mới yên tâm lao động và cống hiến.

(3) Về khấu hao tài sản cố định

Đối với việc tính và trích khấu hao TSCĐ giai đoạn chế biến mủ thành phẩm SVL- 3L, sau khi trích lập, kế toán phần hành TSCĐ nên tổng hợp chi tiết nhằm thuận tiện cho việc tính giá thành cho phó phòng kế toán đảm nhiệm.

(4) Về kỳ tính giá thành sản phẩm.

Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ đảm bảo cung cấp số liệu thông tin kịp thời về giá thành thực tế của sản phẩm. Là cơ sở xác định giá vốn để định giá bán hợp lí. Với mục đích như vậy, em nghĩ công ty nên điều chỉnh kỳ tính giá thành quý thay vì năm như hiện tại

Với tình hình thị trường cao su hiện nay đang được giá thì không đáng ngại. Nhưng khi thị trường khó khăn giá bán hạ thì định giá bán hợp lí là quan trọng, có như vậy thì mới có những quyết định giá bán kịp thời để tiêu thụ được sản phẩm mà không bị động, đồng thời mớ có cơ sở để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm có điều kiện để cạnh tranh được với các đơn vị khác cùng sản xuất sản phẩm cao su.

Với phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mà công ty dang áp dụng cộng với tình hình phát sinh chi phí và sổ sách theo dõi thì việc chọn kỳ tính giá thành là quý cũng không có gì trở ngại và khó khăn. Vì vậy, theo em công ty nên chọ kỳ tính giá thành hàng quý là phù hợp nhất.

(5) Tổ chức hệ thống giá thành kế họach trong công ty.

Không chỉ mủ cao su mà tất cả các loại sản phẩm khác đều nên có giá thành kế hoạch( hoặc định mức). Có như vậy doanh nghiệp mớ có mức để phấn đấu tiết kiệm chi phí hợp lí hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế.

chung… ở mức trung bình. Nếu có tiết kiệm và cải tiến thì có thể hạ được giá thành. Đó là những điều mà nhà quản lý nào cũng mong muốn đạt được.

Đối với công ty thì sản phẩm cao su là loại sản phẩm chủ yếu vì vậy giá thành sản phẩm cao su là vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung nhưng hệ thống giá thành kế hoạch là rất cần thiết. Vì nó là điểm mốc để khuyến khích người lao động tiết liệm chi phí nâng cao năng suất lao động, để nhà quản lý có biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm.

3.4.1. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phảm tại công ty và hạ giá thành sản phảm tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH 1 thành viên lệ ninh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w