Hoa Kỳ tăng cường tìm kiếm liên minh quân sự

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 68)

6. Đóng góp của luận văn

3.4.Hoa Kỳ tăng cường tìm kiếm liên minh quân sự

3.4.1. Sự thành lập khối quân sự NATO

Việc đề ra kế hoạch Marshall 1947 nhằm phục hồi nền kinh tế Tây Âu, được xem là bước đi đầu tiên của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm liên minh Tây Âu, Hoa Kỳ đã biến Tây Âu thành chỗ dựa vững chắc đối đầu với Liên Xô. Bước đi thứ hai, đó là thành lập Khối quân sự NATO năm 1949, qui mô khối này không giới hạn khu vực Tây Âu mà vươn ra khỏi Đại Tây Dương. Mục đích của Hoa Kỳ tập hợp lực lượng phản cách mạng dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ để chống lại Liên Xô, các nước XHCN và cao trào giải phóng dân tộc. Đây được xem là công cụ bành trướng xâm lược của Hoa Kỳ và nhằm thực hiện chiến lược ngăn chặn sự lây lan của Cộng sản.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Tây Âu vừa phải gánh chịu hậu quả nặng nề chưa khắc phục. Mùa đông năm 1946, lại gánh chịu thiên tai chưa từng có trong một trăm năm trở lại. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật dụng hằng ngày đều thiếu nghiêm trọng, nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp, biểu tình. Tình hình chính trị ở Tây Âu không ổn định, trong khi đó Đông Âu dưới sự giúp đỡ của Liên Xô lần lượt trở thành các nước XHXCN. Chủ nghĩa Cộng sản đã phát triển ra khỏi Tây Âu, Hoa Kỳ ở bên bờ Đại Tây Dương cũng hết sức lo ngại. Đó là lí do Hoa Kỳ có những hành động tìm kiếm liên minh thông qua kế hoạch Marshall muốn xây dựng lực lượng quân sự mạnh ở Tây Âu và cao hơn nữa là xây dựng liên minh quân sự vượt Đại Tây Dương.

Cơ hội đến khi Liên Xô tiến hành phong tỏa Berlin, ảnh hưởng đến vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp ở Tây Berlin, cuộc khủng hoảng Berlin cho thấy khả năng của ứng phó của Anh, Pháp là rất kém. Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo đối đầu Liên Xô ở Berlin. Cũng thời gian này Stalin đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra nhiều khu vực, phong trào giải phóng phát triển mạnh mẽ, hệ thống XHCN phát triển nhanh chóng. Để đối phó tình hình trên, tháng 7 năm 1948, 5 nước UEO cùng với Hoa Kỳ và Canada xúc tiến kế hoạch thành lập liên minh phòng thủ ở khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Cuộc đàm phán giữa các nước được tiến hành tại Oasinhton kéo dài từ ngày 10-12- 1948 đến ngày 18-03-1949. Kết quả là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gồm 12 nước : Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua, Nauy, Bồ Dào Nha, Italia, Đan Mạch, Aixơlen và Canada được kí kết ngày 4-4-1949 và có hiệu lực 4-8-1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể gia hạn thêm). Ngày 12 tháng 4 năm 1949 Tổng Truman đã có bài phát biểu trước quốc

rõ mục đích thành lập tổ chức này là biểu hiện mong muốn của người dân Hoa Kỳ vì hòa bình và an ninh, để tiếp tục sống và làm việc tự do. Các nước kí kết sẽ liên kết nhau chống lại bất kì cuộc tấn công vũ trang. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên.

Khối NATO hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời dựa trên cở sở hai hiệp ước. Thứ nhất, Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu. Thứ hai là Liên Hiệp Tây Âu (UEO). Hiệp ước quy định: Trong trường hợp “có cuộc tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng NATO, bên cạnh có Uỷ ban Kế hoạch phòng thủ gồm các bộ trưởng quốc phòng phụ trách vạch kế hoạch và chính sách quân sự thống nhất. Về quân sự, cơ quan quyền lực cao nhất là Uỷ ban Quân sự gồm Tổng tham mưu trưởng các nước thành viên do Tổng Thư kí NATO đứng đầu. Ngoài lực lượng vũ trang riêng của từng nước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có lực lượng thống nhất dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy Liên minh khu vực. Trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Hoa Kỳ và các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạoTừ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên thế giới.

Cho thấy, sự thành lập khối NATO nhằm mục đích liên minh quân sự chống lại Liên Xô, bước tiến mới thực hiện kế hoạch thống trị thế giới của Hoa Kỳ. Điều này làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng, bởi đây là liên minh quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của Hoa Kỳ và các đồng minh.

Sau đó ngày 26 tháng 7 năm 1949 Thượng nghị sĩ Robert A. Taft có bài phát biểu phản đối việc Hoa Kỳ thành lập tổ chức này. Ông cho rằng việc thành lập tổ chức này sẽ đưa nước Hoa Kỳ đến chiến tranh bất kì lúc nào trong thời gian Hiệp ước có hiệu lực, khi 12 nước bị tấn công vũ trang. Ông khẳng định liên minh này sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh, chứ không phải đạt được mục đích hòa bình. Ông đưa ra dự báo chiến tranh thứ ba sẽ xảy ra và Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Việc thành lập NATO dẫn đến phản ứng của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Wácsava để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối đầu này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh lạnh trong nửa cuối

thế kỷ XX.

3.4.2.Văn kiện NSC-68

Văn kiện NSC-68 được xem là một trong những văn kiện chính của Chiến tranh lạnh. Nó thể hiện sự thay đổi trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của Tổng thống Truman trước những động thái của Liên Xô và tình hình Hoa Kỳ.

Văn kiện NSC-68 ra đời trong bối cảnh tình hình thế giới và Hoa Kỳ có nhiều chuyển biến.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ đồng minh Liên Xô và Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành quan hệ đối đầu. Sự khác nhau ý thức hệ đã dẫn đến các nước có những hành động chống đối nhau. Hoa Kỳ dùng sức mạnh của mình, độc quyền vũ khí hạt nhân để thực hiện Chính sách ngăn chặn “sự lây lan của Cộng sản”. Trên thực tế, Chính sách ngăn chặn đã thành công, làm cho Liên Xô không thể mở rộng ảnh hưởng thêm nữa, cố thủ ở những khu vực chiếm đóng. Nhưng điều đó không làm cho Liên Xô suy yếu, mà Liên Xô còn trở thành siêu cường đứng thứ hai thế giới, quan trọng là năm 1949 Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự vươn lên mạnh mẽ của Liên Xô cùng với việc Trung Quốc bị mất đã buộc Tổng thống Truman xem xét lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Ngày 25 tháng 04 năm 1950 Ủy ban liên bộ Ngoại giao – Quốc phòng đã soạn thảo một báo cáo, mà sau đó được Hội đồng An ninh quốc gia dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Truman thông qua được mang kí hiệu NSC-68.

Trong đó NSC-68 coi Liên Xô là mối đe dọa vĩnh viễn cho sự tồn tại của Hoa Kỳ, Liên Xô phải bị kiềm chế hoặc bị tiêu diệt, nếu không Hoa Kỳ sẽ “không tiếp tục tồn tại như là một xã hội tự do”. Phát xuất từ quan điểm này, văn kiện nhấn mạnh “Hoa Kỳ phải tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự với người Xô viết hay với những người làm thay họ ở bất kì nơi nào trên thế giới”. Như vậy văn kiện này nhằm khẳng định chiến tranh hai cường quốc là không tránh khỏi. Qua đó văn kiện cổ vũ Hoa Kỳ tăng cường quy mô lớn lực lượng quân sự nhằm có thể đạt được cân bằng lực lượng với Liên Xô với kế hoạch táo bạo và quy mô. Hoa Kỳ phải tái vũ trang chặn đứng sự bành trướng của Liên Xô. Và giữ vững vị thế trung tâm.

Văn kiện đã thể hiện sự thay đổi trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ, nó đẩy nhanh quá trình tái vũ trang của Hoa Kỳ nhằm cân bằng lực lượng với Liên Xô. NSC-68 dự trù trích 20% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) cho chi phí vũ trang, đưa ngân

Như vậy, vào năm 1950 khuôn khổ của Chiến tranh Lạnh là vững chắc, khiến cả hai bên đã cố gắng tăng cường khả năng quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của họ. Sự khởi đầu của thập kỷ mới, Hoa Kỳ đã thu thập được 300 vũ khí hạt nhân. Kể từ khi Liên Xô đã thử nghiệm thành công một quả bom nguyên tử, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cho rằng những ưu thế chiến lược của Hoa Kỳ có thể trong tình trạng nguy hiểm. Kết quả là, Tổng thống Truman ra lệnh cho các nhà khoa học Hoa Kỳ phát triển một vũ khí mạnh mẽ hơn: quả bom hydro. Đến giữa những năm 1950, cả hai nước đã phát triển và thử nghiệm vũ khí mới này, đánh dấu sự khởi đầu mới của cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh.

Tiểu kết Chương 3

Trong những năm (1948 – 1950) quan hệ đồng minh hai siêu cường đã thật sự đoạn tuyệt, khi hai siêu cường không tìm thấy giải pháp chung cho vấn đề thống nhất Đức. Hai nhà nước Đức ra đời thể hiện mỗi bên hành động theo cách riêng của mình. Nhưng cả hai đã tránh đối đầu trực tiếp với nhau ngay trong thành phố Berlin. Bắt đầu từ đây cả hai siêu cường liên tiếp có những hành động đáp trả, chống đối lẫn nhau. Bước sang năm 1949, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều tăng cường tìm kiếm liên minh quân sự, kinh tế nhằm cân bằng quyền lực châu Âu, đánh dấu bước khởi đầu của Chiến tranh lạnh.

KẾT LUẬN

1. Giữa thế kỉ XIX, đánh dấu hai nước Nga và Hoa Kỳ đã có những bước đi đầu tiên trong việc thiết lập mối quan hệ, chủ yếu thông qua hoạt động thương mại và du lịch. Nhưng mối quan hệ đó đã không tạo cơ sở nền tảng để hai nước có những bước tiến dài hơn nữa trong việc thiết lập mối quan hệ sau này. Một loạt sự kiện đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa hai nước, bắt đầu từ năm 1917. Đó không hẳn là sự cách biệt về mặt địa lí, mà chủ yếu là sự cách biệt trong ý thức hệ. Sự khác nhau về ý thức hệ đã tạo ra khoảng cách quá xa, hai nước dường như không thể xích lại gần nhau. Tuy nhiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai thực tế là Hoa Kỳ và Liên Xô đã hợp tác thành công trong việc đánh bại trục phát xít Đức – Italia – Nhật Bản.

2. Sau chiến tranh, quan hệ hợp tác giữa hai nước không duy trì được lâu, bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể đến là sự xung khắc về mặt ý thức hệ và mâu thuẩn về quyền lợi ( vũ khí hạt nhân, an ninh quốc gia…).

3. Nguồn gốc của Chiến tranh lạnh được coi là nằm trong mối quan hệgiữa Liên Xô và Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1917. Đặc biệt nguồn gốc trực tiếp nằm trong mối quan hệ Liên Xô và Hoa Kỳ trong những năm 1945-1947 làm trầm trọng thêm mâu thuẩn hai cường quốc. Nguồn gốc trực tiếp đó là bất đồng giữa Hoa Kỳ, Anh với Liên Xô tại các hội nghị thời hậu chiến nổi lên là vấn đề Đức và Đông Âu. Mặc dù các nước đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng nhưng khi đi vào áp dụng lại gặp khó khăn, vi phạm những điều đã cam kết. Điều đó càng làm tăng thêm sự nghi ngờ, thiếu tin cậy, mất lòng tin lẫn nhau giữa lãnh đạo hai cường quốc. Đặc biệt là sự kiện Hiroshima, chứng minh không còn nghi ngờ nữa mà đó là chắc chắn hai cường quốc không thể chung sống hòa bình trong tương lai. Nó mở ra thời đại nguyên tử, mà hai lãnh đạo vì lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia trái ngược nhau sẵn sàng có những hành động chống đối nhau, đặc biệt là ở châu Âu, tạo nên tình trạng đối đầu nhau dọc biên giới của các vùng chiếm đóng.

4. Có thể nói Hoa Kỳ và Liên Xô là nguồn gốc gây ra Chiến tranh lạnh, bắt đầu sau khi Tổng thống Truman nhậm chức tháng 4 năm 1945, người được xem là không thân thiện với Stalin. Ngược lại Stalin luôn nhận định chiến tranh là không tránh khỏi. Nhận định đó chi phối tất cả hành động ngoại giao của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tạo nên cục diện đối đầu cạnh nhau trên lục địa châu Âu, dẫn đến căng thẳng dọc theo các nước giáp

biên giới, điển hình là xung đột giữa hai cường quốc trong thành phố Berlin. Stalin đã góp phần duy trì Chiến lạnh lạnh, làm cho nó ngày càng tiếp diễn và biến nó thành cuộc chiến tranh không tránh khỏi.

5. Nhìn lại lịch sử quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ, cả hai cường quốc đã nhiều lần đối đầu nhau vì lợi ích và an ninh quốc gia. Đặc biệt là đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng hai nước đã tránh được cuộc chiến tranh vào thời điểm đó. Hoa Kỳ cũng như Liên Xô đã quyết định rút khỏi hay giảm dần ảnh hưởng ở châu Âu. Với chính sách giảm dần ảnh hưởng ở châu Âu thì quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ mặc dù có xung đột, căng thẳng nhưng nó nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được. Và đó là lí do không dẫn đến cuộc chiến tranh đối đầu giữa XHCN và TBCN sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ và Liên Xô quay trở lại tăng cường ảnh hưởng ở châu Âu và hai cường quốc đã đi đến Chiến tranh lạnh. Sau chiến tranh so sánh lực lượng quốc tế có sự thay đổi, Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu sự trỗi dậy của hai cường quốc Liên Xô - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nhìn thấy sự tồn tại của Liên Xô như là thách thức đối với cán cân quyền lực ở châu Âu và đe dọa an ninh Hoa Kỳ. Nhưng xét cho cùng sau chiến tranh ưu thế vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước ít chịu tổn thất, lại độc quyền sức mạnh bom nguyên tử. Trong khi đó, Liên Xô chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh và lo sợ trước cuộc tấn công từ phía Tây. Cả hai đều nhận thấy an ninh và lợi ích quốc gia bị đe dọa. Dẫn đến tăng cường biện pháp nhằm bảo vệ an ninh và lợi ích của nhau, tạo ra tình trạng không thể kiểm soát và chiến tranh là số phận không thể tránh khỏi. Đó là lí do Hoa Kỳ bãi bỏ chính sách trung lập và tăng cường ảnh hưởng châu Âu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Học Viện Ngoại Giao (2009), Đông Tây Nam Bắc: Diễn biến chính trong quan hệ Quốc tế từ 1945, Nxb, Hà Nội.

2. Lê Phụng Hoàng (2007), Lịch sử quan hệ Quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Tập 1) 1945-1975, Tài liệu lưu hành nội bộ khoa Lịch Sử ĐHSP- HCM.

3. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ Quốc tế ở châu Âu trong chiến tranh lạnh (1949 –1991), Tài liệu lưu hành nội bộ khoa Lịch Sử ĐHSP- HCM.

4. Lê Phụng Hoàng (dịch), Báo cáo của Bí thư thứ nhất UBTU Đảng Cộng Sản Liên Xô Nikita Khrushev tại Đại hội XX Đảng Cộng Sản Liên Xô ngày 25 – 02 -1956.

5. Nguyễn Hải Hoành (2012), Hồ Sơ Tư Liệu Về Phát Xít Nhật, nghiên cứu lịch sử. 6. Lê Vinh Quốc (Chủ biên), Lịch sử quan hệ Quốc tế từ 1945 đến nay (Tập 1), Nxb, TP-

HCM.

7. Nguyễn Xuân Sơn (1997), Trật tự thế giới thời kì Chiến tranh lạnh, Học viện chính trị quốc gia.

8. Nguyễn Văn Hiến, Phạm Thành, Lê Xuân Tiềm (dịch) (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỉ XXI, Nxb, Chính trị quốc gia HN.

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 68)