Khởi xướng Chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 43 - 47)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Khởi xướng Chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh phần lớn chịu ảnh hưởng của hai cố vấn đó là một quan chức Đại sứ quán Mỹ tại Moscow George F. Kennan và Luật sư, sĩ quan hải quân Clark Clifford. Kennan và Clifford là hai cố vấn quan trọng, có sức chi phối và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh. Hai ông đã có những bài báo cáo quan trọng về giải thích động thái, phân tích hành vi của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đưa ra khuyến nghị với Truman để đối phó với hành vi của Liên Xô.

Trong đó, Kennan với báo cáo năm 1946 giải thích động thái chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh mang tên “Long Telegram”, ông cũng chính là người khởi xướng “Chính sách ngăn chặn” được thực hiện bởi Truman. Và người thứ hai là Clark Clifford với báo cáo phân tích hành vi sau chiến tranh của Liên Xô và đưa ra khuyến nghị với Truman để đối phó với hành vi của Liên Xô với tựa đề “Quan hệ Hoa Kỳ với Liên Xô”.

George F. Kennan (1904 – 2005) tốt nghiệp từ Đại học Princeton vào năm 1925 và sau đó làm việc cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như là một chuyên gia về Liên Xô. Ông đã dành phần lớn thời gian của những năm 1930 gắn liền với Đại sứ quán Mỹ ở Moscow, nơi ông trực tiếp chứng kiến hoạt động nội bộ của Liên Xô, bao gồm các chương trình thử nghiệm, trong đó Stalin lên án hàng ngàn các đối thủ chính trị bị nghi ngờ cho đến chết. Kinh nghiệm này thuyết phục Kennan rằng có ít hy vọng cho sự hợp tác lâu dài giữa Liên Xô và phương Tây. Trong tháng 5 năm 1944, ông đã được bổ nhiệm làm phó giám đốc của sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow. So với Clark Clifford, Kennan là người cố vấn am hiểu về Liên Xô. Ngày 22 tháng 2 năm 1946 ông đã gửi thông điệp đến Bộ trưởng ngoại giao trong đó giải thích động thái chính sách đối ngoại của Liên Xô, cũng như đưa ra quan điểm của ông về lý do Liên Xô hành xử như vậy. Thông điệp này nhanh chóng được đặt tên là “Long Telegram”. Điện tín này được chứng minh là có ảnh hưởng lớn trong số rất nhiều các cố vấn chính sách đối ngoại của Truman.

Ông giải thích động thái của Liên Xô sau chiến tranh. Thứ nhất nó không đại diện cho quan điểm của nhân dân Nga. Thứ hai là chỉ ra rằng đường lối của Đảng Liên Xô không dựa trên bất kỳ mục tiêu, phân tích tình hình bên ngoài biên giới Liên Xô mà nó phát sinh chủ yếu từ nhu cầu cơ bản bên trong Liên Xô đã tồn tại trước chiến tranh. Đó là truyền thống và bản năng bất an của Liên Xô. Ban đầu là bất an của một dân tộc nông nghiệp hòa bình cố gắng để tiếp xúc với đồng bằng trong khu phố của các dân tộc du mục khốc liệt. Các khu phố của “dân tộc du mục” được hiểu là các nước phương Tây, mà Liên Xô đã tiếp xúc với nền kinh tế tiên tiến phương Tây, và sợ có thẩm quyền và mạnh hơn nên cảm có cảm giác bất an. Thứ hai là bất an từ nhà lãnh đạo Liên Xô, vì nhà lãnh đạo Liên Xô đã cảm nhận quyền lực của họ không thể so sánh với hệ thống chính trị của các nước phương Tây. Vì lí do này, Liên Xô luôn sợ sự xâm nhập nước ngoài, sợ tiếp xúc trực tiếp giữa thế giới phương Tây và Liên Xô. Vì vậy, Kennan cho rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô được thúc đẩy bởi nhu cầu của quá khứ và hiện tại. Nó biện minh cho sự gia tăng của quân đội và cảnh sát quyền lực trong nước Liên Xô. Điều đó cũng đúng, Stalin luôn sợ sự tấn công từ phương Tây. Qua đó Kennan cho rằng những hoạt động bên trong nước Liên Xô như tăng cường sức mạnh và uy tín bằng cách phát triển công nghiệp quân sự, lực lượng vũ trang và mở rộng quyền lực ra bên ngoài ..là nhằm gây ấn tượng bên ngoài, làm suy yếu tiềm năng chính trị và chiến lược của các cường quốc phương Tây. Như vậy người Hoa Kỳ cũng như Kennan đã thể hiện sự mất niềm tin đối với Stalin, rằng sẽ không có hòa bình giữa hai cường quốc và làm cho quan hệ Hoa Kỳ- Liên Xô trở nên xấu đi. Như Kennan đã khẳng định về lâu dài không thể sống chung hòa bình vĩnh viễn.

Xuất phát từ sự ngờ vực và mất niềm tin, Kennan đặt ra vấn đề đối phó với Liên Xô, và xem đây là nhiệm vụ lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phải đối mặt và ông khẳng định :“Tôi tin rằng vấn đề là trong khả năng của chúng tôi để giải quyết… mà không cần đến bất kỳ cuộc xung đột quân sự” [21, 28]. Phương pháp thực hiện chiến lược đối phó là phải thấu hiểu, phải thực hiện bởi chính phủ, phải đáp ứng tình hình trong nước, phải xây dựng hình ảnh tích cực cho các quốc gia khác và cuối cùng phải có lòng can đảm và tự tin. Thấu hiểu theo Kennan đó là hiểu rõ bản chất của Liên Xô. Ông dự báo “Liên Xô có thể sụp đổ từ bên trong” bởi thành công của hệ thống Xô Viết là hình thức của quyền lực nội bộ.

Như vậy thông điệp của Kennan đã rất có ích cho Truman, hiểu rõ hơn động thái của Liên Xô sau chiến tranh và động thái này không phải mới xuất hiện mà nó đã được xem như

truyền thống của Liên Xô từ trong quá khứ. Qua đó Kennan gửi thông điệp cho Tổng thống Truman rằng :

“Người Nga được xác định để tiêu diệt các lối sống Hoa Kỳ và sẽ làm tất cả những gì họ có thể để chống lại Hoa Kỳ. Đây là mối đe dọa lớn nhất Hoa Kỳ đã từng phải đối mặt. Liên Xô có thể bị đánh bại. Liên Xô phải được dừng lại. Điều này có thể được thực hiện mà không đi đến chiến tranh. Cách để làm điều đó là bằng cách giáo dục công chúng chống lại chủ nghĩa cộng sản, và làm cho những người giàu có, hạnh phúc và tự do”.[21, 29]

Thông điệp đã thể hiện sự nguy hiểm của Chủ nghĩa Cộng sản, và không thể chung sống hòa bình vĩnh viễn với Liên Xô, cần phải ngăn chặn, chi phối chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau này.

Một lần nữa những lập luận của Kennan thật sự tác động mạnh mẽ đến Tổng thống Truman. Tháng 7 năm 1947 George F. Kennan viết một bài viết đăng trên tạp chí có uy tín với tựa đề “Nguồn gốc hành động của Liên Xô”, dài 8000 từ ông đã sử dụng một cái tên giả là “X”. Trong đó ông đã khẳng định lại thái độ của Hoa Kỳ trong quan hệ Hoa Kỳ- Liên Xô là không thể thân thiện với Liên Xô, mà phải xem Liên Xô là một đối thủ, không thể chung sống hòa bình :

“Rõ ràng rằng Hoa Kỳ không thể mong đợi trong tương lai gần để tận hưởng sự thân mật chính trị với chế độ Xô Viết. Nó phải tiếp tục coi Liên Xô là một đối thủ, không phải là một đối tác trong đấu trường chính trị…..không có đức tin trong khả năng chung sống hạnh phúc lâu dài của thế giới xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa”. [21, 29]

Kennan cho rằng sau chiến tranh, Liên Xô đã bị suy yếu, chỉ cần đặt Liên Xô trước một lực lượng mạnh thì trong thời gian dài Liên Xô sẽ tự tan rã và sẽ “ngăn chặn” được sự “bành trướng” của Chủ nghĩa Cộng sản. Chính sách của Hoa Kỳ là phải cứng rắn và cảnh giác trước khuynh hướng xâm lược của Liên Xô.

Đến đây quan hệ đồng minh Liên Xô- Hoa Kỳ thật sự phá vỡ. Kennan đã đề ra chiến sách ngăn chặn, được thiết kế để đối đầu với Liên Xô bất di bất dịch chống lực lượng ở mọi điểm, nơi có dấu hiệu xâm phạm lợi ích của một thế giới hòa bình và ổn định. Nó lí giải những khu vực có sự hiện diện của Liên Xô nơi ấy tất nhiên sẽ có mặt của Hoa Kỳ. Sau này khi chiến trạnh lạnh diễn ra hai cường quốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp đối đầu ở một số nước : Đức, Triều Tiên, Trung Quốc,….

Clark Clifford (1906-1998) là một Luật sư nổi tiếng ở St Louis, vừa là một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ trong suốt thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong vai trò này ông thường

xuyên cố vấn cho Tổng thống Truman, và cùng đến tham dự Hội nghị Potsdam trong tháng 7 năm 1945. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong công việc này là chuẩn bị báo cáo phân tích các hành vi sau chiến tranh của Liên Xô và đưa ra khuyến nghị cho Truman vào ngày 24 tháng 9 năm 1946. Báo cáo này được nhận định là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh. Trong báo cáo của mình, Clifford đã nêu ra mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Liên bang Xô viết là thuyết phục các nhà lãnh đạo Liên Xô tham gia vào hệ thống hợp tác thế giới và khẳng định sẽ không có chiến tranh giữa hai cường quốc. Một nổ lực để cùng chung sống hòa bình.

Tuy nhiên, theo Clifford các nhà lãnh đạo Liên Xô và Stalin đã không ứng xử các vấn đề quốc tế như Hoa Kỳ mong đợi. Và Stalin tin rằng một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ và các quốc gia tư bản là không thể tránh khỏi. Từ đó, Clifford phân tích hành vi của Liên Xô sau chiến tranh là đang chuẩn bị cho cuộc xung đột không tránh khỏi, và Liên Xô đang cố gắng phá hoại, làm suy yếu tiềm năng đối thủ bằng mọi phương tiện. Clifford đã chỉ ra hành vi của Liên Xô đang gia tăng sức mạnh quân sự và phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở các khu vực lân cận và mở rộng khu vực châu Á. Qua đó ông cũng giải thích lí do Liên Xô mở rộng phạm vi ảnh hưởng là do không có quốc gia nào sẵn sàng ngăn chặn Liên Xô. Ông đã đưa ra khuyến nghị với Truman :

Nếu chúng ta không thể tranh thủ sự hợp tác của Liên Xô trong các giải pháp của vấn đề thế giới, chúng tôi cần được chuẩn bị để tham gia với Anh và các nước phương Tây khác trong một nổ lực để xây dựng một thế giới của riêng chúng tôi sẽ theo đuổi các mục tiêu riêng của mình và sẽ nhận ra quỹ đạo Liên Xô như một thực thể riêng biệt, mà xung đột không được định trước, chúng ta không thể theo đuổi mục tiêu chung” [45, 3]

Như vậy, Clifford đã chỉ ra Hoa Kỳ phải là nước đầu tiên hướng tới thế giới ổn định, tìm cách ngăn chặn Liên Xô tiếp tục xâm lược. Đồng thời ông vạch ra biện pháp ngăn chặn đó là kế hoạch hiện diện quân sự ở khu vực Tây Âu, Trung Đông, Trung Quốc và Nhật Bản, nếu Liên Xô mua lại quyền kiểm soát ở các khu vực này, các lực lượng quân sự cần thiết để giữ và tiếp tục ngăn chặn Liên Xô. Ngoài việc duy trì sức mạnh quân sự, ông còn khuyến nghị Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ tất cả các nước dân chủ trong bất kì cách đe dọa nào hoặc bị đe dọa bởi Liên Xô, trong đó hỗ trợ quân sự là phương sách cuối cùng. Ông cũng khuyến nghị “cần phải chuẩn bị thận trọng, tránh bất kỳ hành động đó sẽ là cái cớ để Liên Xô bắt đầu

một cuộc chiến tranh, chống lại mạnh mẽ và thành công bất kỳ nổ lực nào của Liên Xô để mở rộng vào các khu vực quan trọng đối an ninh của Hoa Kỳ”. Bằng tất cả sức mạnh, và biện pháp ngăn chặn, Clifford đã khẳng định ưu thế của Hoa Kỳ đối với Liên Xô : “Nó phải được thực hiện rõ ràng với chính phủ Liên Xô rằng sức mạnh của chúng tôi sẽ là đủ để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công và đủ để đánh bại quyết định Liên Xô nếu một cuộc chiến tranh bắt đầu”[45, 4]. Như vậy, báo cáo của Cliffrord đã tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, mà chủ yếu đối với Liên Xô, nó thể hiện Liên Xô đang tăng cường sức mạnh quân sự và phạm vi ảnh hưởng. Và Hoa Kỳ phải đóng vai trò ngăn chặn Liên Xô, với hy vọng sẽ thay đổi được Stalin và hợp tác với Hoa Kỳ công bằng, hợp lý khi Liên Xô nhận ra Hoa Kỳ là quá mạnh để bị đánh bại.

Như vậy với những phân tích động thái của Liên Xô sau chiến tranh và những lập luận cứng rắn, Kennan và Clark Clifford đã đưa ra những quan điểm và khuyến nghị quan trọng cùng chính sách ngăn chặn Liên Xô. Cả hai cố vấn đều thể hiện sự mất niềm tin của Hoa Kỳ về Liên Xô và đẩy quan hệ hai cường quốc xấu đi nhanh chóng. Trong báo cáo các cụm từ “không thể chung sống hòa bình”, “phải coi là đối thủ”, “đủ sức đánh bại” được sử dụng nhiều lần. Ở đây cần xem xét lại xuất phát điểm Chiến tranh lạnh, đó có phải là Học thuyết Truman năm 1947 ? Hay xuất phát điểm từ năm 1946, từ những báo cáo của các cố vấn Hoa Kỳ. “Chính sách ngăn chặn” được đề ra dựa trên quan điểm của các nhà chiến lược Hoa Kỳ, tiêu biểu là G.Kennan. Chính sách ngăn chặn do G.Kennan khởi xướng nhanh chóng trở thành nền tảng hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho suốt thập niên cuối thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)