Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 26 - 28)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.1.Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai

Quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai có thể nói đó là quan hệ đối đầu giữa Chế độ xã hội và Chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng thật sự nó chỉ bắt đầu kể từ sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917. Trước đó giữa hai nước đã có những bước đi đầu tiên trong việc thiết lập quan hệ dựa trên hoạt động thương mại và du lịch. Trong quyển sách của Giáo sư Gaddis “We Now Know : Rethinking The History Cold War” đã đề cập đến những quan hệ đầu tiên giữa Nga và Hoa Kỳ bắt đầu từ giữa thế kỉ XIX. Cả hai bãi bỏ chế độ nô lệ gần như cùng một lúc, ở Nga nông nô được giải phóng năm 1861 và ở Hoa Kỳ chế độ nô lệ được bãi bỏ năm 1863 mặc dù trong hoàn cảnh khác nhau. Và lúc bấy giờ, thế kỉ XIX đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Anh, Anh được mệnh danh là “ mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh. Có thể nói lúc bấy giờ, Anh đã trở thành bá chủ thế giới. Do đó cả Nga và Hoa Kỳ đều có sự thông cảm nhau. Sự thông cảm ấy thể hiện trong việc Hoa Kỳ đứng về phía Nga trong cuộc chiến tranh Crimean và Nga nghiêng về phía bắc trong cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ. Và cả hai hợp tác trong việc giải quyết các tranh chấp ở Bắc Thái Bình Dương, đặc biệt trong việc bán đảo Alaska cho Hoa Kỳ năm 1867. Như vậy, thế kỉ XIX hai nước có quan hệ tương đối tốt đẹp, có những biểu hiện xích lại gần nhau.

Bước sang cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX quan hệ hai nước có chiều hướng đi xuống, do lúc này cả hai nước đều phát triển và mong muốn tìm cách mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài. Nhưng cả Nga và Hoa Kỳ đều muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Bắc Á vào thời điểm mà Trung Quốc từng là một đế chế hùng mạnh cổ xưa dường như trên bờ vực sụp đổ. Nơi mà các cường quốc châu Âu cũng có những lợi ích quan trọng ở khu vực này. Cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 đánh dấu sự thất bại của Nga khi tổng thống Roosevelt đã công khai liên kết với kẻ thù cũ là Anh để cùng hỗ trợ Nhật trong cuộc chiến nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Nga ở vùng Đông Bắc Á. Sự kiện đó cũng đánh dấu mối quan hệ Nga – Hoa Kỳ bắt đầu rạn nứt.

vào tháng Mười một, khi chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn cuối. Quan hệ hai nước càng đi xuống khi năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nguồn gốc cuộc chiến tranh lạnh đã hình thành từ đây, những ngày cuối thế chiến thứ nhất khi quân đội Hoa Kỳ đã gửi vào Nga để hỗ trợ cho lực lượng Bạch Nga chống lại Bonsevich. Sau khi cách mạng thành công Hoa Kỳ đã không công nhận chính phủ của Lenin và những người cộng sản là hợp pháp. Các nước phương Tây xem nhà nước Xô viết như là mối đe dọa lớn đối với an ninh thế giới và lợi ích quốc gia của họ. Do đó, sau Cách mạng tháng Mười thành công, ngay lập tức liên quân 14 phương Tây trong đó có quân đội Hoa Kỳ đã tràn vào Nga với âm mưu bóp nghẹt chính quyền còn non trẻ nhưng không thành công. Bằng sức mạnh quân sự các nước phương Tây không thể tiêu diệt chính quyền Xô viết, ngay lập tức Hoa Kỳ và các nước đồng minh chuyển sang chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị cho đến những năm 30 của thế kỉ XIX. Trong hoàn cảnh khó khăn từ bên ngoài lẫn bên trong nước, Liên Xô đã tự lực xây dựng, khôi phục đất nước và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp.

Sự kiện đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong quan hệ Hoa Kỳ và Liên Xô đó là năm 1933, Hoa Kỳ công nhận nhà nước Liên Xô và bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Nguyên nhân cả hai đều nhận thấy mối đe dọa nguy hiểm đến từ chủ nghĩa phát xít Đức sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Sự tồn tại của chủ nghĩa phát xít Đức, Iatalia, Nhật Bản ít nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến hòa bình thế giới, đặc biệt đó là lợi ích của các nước lớn. Tổng thống Roosevelt coi Đức quốc xã là mối nguy hiểm chính đối với an ninh của Hoa Kỳ và châu Âu. Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên chủ trương liên kết các nước tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Do cùng chung kẻ thù là chủ nghĩa phát xít nên trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) hai nước đã xích lại gần nhau, cùng liên kết nhau trong khối đồng minh chống phát xít. Chủ nghĩa phát xít là chất keo kết nối hai nước liên kết nhau trong thời chiến. Chính vì vậy, trong Chiến tranh thế giới thứ hai quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đối đầu sang quan hệ đồng minh trong thời chiến.

Quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai có những biểu hiện căng thẳng, xung đột dẫn đến đối đầu nhau, giữa một bên là Chủ nghĩa xã hội và một bên là Chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẩn đó được hình thành từ những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự xung đột Liên Xô- Hoa Kỳ không trở thành mối đe dọa đối với an ninh và hòa bình thế giới lúc bấy giờ. Sự kiện 1917- 1918 tạo ra một cơ sở mang tính biểu tượng

cho cuộc xung đột giữa Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cuộc xung đột này tạo ra nền tảng cho cuộc đối đầu Xô- Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là Chiến tranh lạnh kéo dài phần tư thế kỉ. Và đây cũng chính là sự kiện đầu tiên làm cho mối quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo hai quốc gia.

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 26 - 28)