6. Đóng góp của luận văn
3.2. Cầu không vận Berlin và quá trình thành lập hai nhà nước Đức
3.2.1. Cầu không vận Berlin
Với vị trí quan trọng trong chiến lược của các siêu cường nên vấn đề Đức trở thành vấn đề trung tâm ở châu Âu. Cả Liên Xô và Hoa Kỳ trong quá trình chiếm đóng đều muốn có được sức mạnh của Đức. Đó là lí do hai siêu cường không tìm thấy tiếng nói chung tại các Hội nghị Tứ cường tổ chức tại London và Moskva. Hội nghị Tứ cường tổ chức tại London từ ngày 02-11 đến ngày 15 – 12 -1947 đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong việc thống nhất nước Đức, cơ hội cuối cùng để giải quyết vấn đề Đức bị bỏ qua, khi chính phủ hai siêu cường vẫn giữ vững lập trường, quan điểm về một nước Đức thống nhất. Bất đồng giữa hai cường quốc đã làm cho vấn đề Đức đi vào bế tắc và mỗi nước hành động theo cách riêng của mình, tạo nên tình trạng đối đầu.
Ngày 24-6-1948, Liên Xô thiết lập lệnh phong toả Berlin bằng cách chặn tất cả các đường giao thông đường bộ, đường sắt nối liền Berlin khiến cho phần đất dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Anh, Pháp bị cô lập với các nguồn tiếp tế. Cuộc phong toả Berlin đã dẫn đến quyết định của ba nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp lập ra cầu hàng không Berlin có quy mô nhất lúc bấy giờ để tiếp tế cho cư dân Tây Berlin. Điều này, thể hiện các cường quốc đã gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thỏa thuận tại Hội nghị Yalta và Potsdam xung quanh vấn đề Đức. Đây được xem là cuộc khủng hoảng Berlin lần thứ nhất, và việc Hoa Kỳ, Anh, Pháp thiết lập cầu không vận tiếp tế cho Berlin không đơn thuần là tiếp tế cho cư dân Tây Berlin. Nó thể hiện bước đi tiếp theo của các nước phương Tây nhằm củng cố vững chắc liên minh phương Tây, lôi kéo Tây Đức đối phó với Liên Xô.
Vậy tại sao Liên Xô tiến hành phong tỏa Berlin ?
Thứ nhất, Căng thẳng giữa Đông và Tây Berlin cùng với việc Hoa Kỳ, Anh, Pháp không thực hiện những điều cam kết tại Hội nghị Potsdam, dung túng, nuôi dưỡng lực lượng quân phiệt, phát xít, phục hồi dưới hình thức che đậy, những quyết định về việc Đức
bồi thường chiến tranh không được thực hiện…Ngược lại, Hoa Kỳ và Anh muốn hợp nhất tạo ra ưu thế với phần còn lại của Liên Xô trong thành phố Berlin. Ngày 2 tháng 12 năm 1946 tại Oasinhton đã kí kết hiệp nghị về việc thống nhất kinh tế và hành chính hai khu vực do Hoa Kỳ và Anh chiếm đóng. Hiệp nghị còn qui định việc phát triển tiềm lực kinh tế Đức để mở rộng sản xuất, phục vụ chiến tranh và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức. Trong khi Liên Xô muốn kiềm chế nước Đức.
Thứ hai, bắt đầu từ cuộc cải cách tiền tệ của Đức năm 1948. Do có quan điểm khác nhau giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, Anh, Pháp về việc điều hành một nước Đức thống nhất trong tương lai. Ngày 7 tháng 3 năm 1948, Hội nghị London giữa 3 nước phương Tây đưa ra nghị quyết hợp nhất ba vùng chiếm đóng phía Tây thành một chính quyền liên bang độc lập.
Sau đó tiến hành cải cách tiền tệ của Đức trong vùng cai quản của đồng minh Hoa Kỳ, Anh, Pháp vào ngày 18 tháng 6 năm 1948, phần phía Tây Berlin và Tây Đức bắt đầu sử dụng đồng Mark làm đơn vị tiền tệ chung. Và Liên Xô phản ứng bằng cách ngày 22 tháng 6 năm 1948, vùng nước Đức nằm trong vòng kiểm soát của Liên Xô cũng tổ chức cuộc cải cách tiền tệ để ngăn chặn những đồng tiền Mark cũ từ phía Tây đang tràn sang Đông Đức và Đông Berlin. Liên Xô tuyên bố toàn thể Berlin cũng chịu ảnh hưởng của sự cải tổ này. Đồng Minh phản đối ngay lập tức bằng cách đưa đồng tiền Tây Đức vào Tây Berlin sử dụng.
Có thể nói sự kiện cải cách tiền tệ Đức 1948, mở màn cho cuộc phong tỏa Berlin. Tuy nhiên cách thực hiện không đồng nhất của đồng minh trong vấn đề cải cách chỉ là một cái cớ để Liên Xô có những biện pháp tiếp theo dẫn đến sự phong tỏa Berlin. Năm 1948, Stalin muốn giành toàn bộ thành phố này cho Đông Đức nên đã ra lệnh phong tỏa tất cả đường bộ từ phía Tây Đức đến Berlin. Mục tiêu của cuộc phong tỏa là buộc các cường quốc phương Tây phải để cho khu vực Đông Đức do Liên Xô kiểm soát bắt đầu tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu cho Berlin, rồi từng bước đặt quyền kiểm soát thực sự của Liên Xô đối với thành phố này.
Trong lá thư của Đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ Alexander S. Payushkin gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã giải thích hành động Liên Xô tiến hành phong tỏa Berlin vì chính phủ Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã vi phạm những thỏa thuận tại Potsdam về vấn đề Đức :
“Chính phủ Xô viết không thể đồng ý với tuyên bố này và cho rằng tình hình được tạo ra ở Berlin là kết quả chính phủ Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã vi phạm quyết định liên quan đến Đức và Berlin, đặc biệt là tiền tệ…Bộ tư lệnh Liên Xô buộc áp dụng một số biện pháp cấp bách để bảo vệ lợi ích của dân Đức và nền kinh tế do Liên Xô kiểm soát….” [44, 3]
Ngày 24-6-1948, Liên Xô thiết lập lệnh phong toả Berlin. Liên Xô đã ra lệnh ngưng vận chuyển hành khách và hàng hóa trên đoạn đường sắt Helmstedt-Berlin duy nhất nối liền Berlin với lý do " trở ngại kỹthuật", ngưng cung cấp điện từ các nhà máy điện chung quanh cho Berlin vì "thiếu than", đồng thời tàu thủy cũng bị neo lại. Berlin như một ốc đảo với hơn 2 triệu người giờ bị cô lập hoàn toàn, hầu như không còn bánh mì, thịt, sữa... là những thứ căn bản để sống còn. Chỉ còn con đường duy nhất tiếp tế bằng đường hàng không.
Chính phủ các cường quốc phương Tây đã tính đến phản ứng của việc cải cách tiền tệ trên nước Đức nhưng không nghĩ đến việc Liên Xô sẽ phong tỏa Berlin. Phương Tây đứng trước hai lựa chọn: hoặc từ bỏ Tây Berlin hoặc ở lại Berlin. Và Hoa Kỳ cùng các nước phương Tây đã chọn cách ở lại Berlin bằng “Cầu không vận”, thực hiện trong thời gian dài.
Ngay ngày 24-6-1948 một cầu hàng không được thiết lập do Hoa Kỳ đóng vai trò nòng cốt được thiết lập mang bí danh là "Chiến dịch Carton Parteson". Ngay sau đó những chiếc phi cơ đầu tiên bắt đầu đáp xuống mang theo sự sống đến Berlin. Bên cạnh các phi công Anh, Hoa Kỳ còn có các phi công của các nước Úc, Canada và...Nam Phi. Không quân Pháp không trực tiếp tham dự nhiều vì lúc đó nước Pháp đang bận rộn với cuộc chiến tranh tại Đông Dương. Mỗi ngày có đến gần 900 chuyến bay chuyên chở lương thực, nhu yếu phẩm. Ngoài thực phẩm như sữa bột, khoai tây khô và bột mì... chủ yếu là than để đốt sưởi và xăng cho máy phát điện cũng như thuốc men và những thứ cần thiết khác…. cho gần 2 triệu dân ở khu vực Tây Berlin và cho đạo quân chiếm đóng của ba nước phương Tây tiêu tốn hết 200 triệu USD trong vòng 11 tháng.
Cầu không vận Berlin đã được nhiều nước hưởng ứng và tham gia qua đó giành thắng lợi, thể hiện sự liên minh của phương Tây và các nước nhằm lôi kéo Tây Đức chống Liên Xô. Cuộc không vận kéo dài gần một năm cho đến khi Liên Xô từ bỏ ý định phong tỏa ngày 12 tháng 5 năm 1949. Vào thời điểm ấy, tương quan trên bộ quân đội phương Tây không đủ sức so với quân Xô Viết có mặt tại chỗ nhưng Hoa Kỳ đang có trong tay vũ khí nguyên tử nên cuối cùng hai bên phải thoả hiệp với nhau.
Cầu không vận Berlin cho thấy sức mạnh về ý chí của Hoa Kỳ và Đồng Minh cũng như tinh thần chịu đựng của người dân Berlin đã góp phần chiến thắng. Kết quả của cầu không vận không phải chỉ đơn thuần là tiếp tế khoai tây và than đốt. Nó còn ý nghĩa nhằm mục đích tuyên truyền cho phương Tây chống lại Chủ nghĩa Cộng sản do Liên Xô đứng đầu trong gian đoạn khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh. Qua đó nhằm tìm kiếm, củng cố liên minh phương Tây và đối phó với Liên Xô. Đây được xem là cuộc khủng hoảng Beclin đầu tiên,
đối đầu giữa Liên Xô và Hoa Kỳ nhưng cả hai cường quốc đã tránh không xảy ra cuộc chiến tranh bằng vũ lực.
3.2.2. Quá trình thành lập hai nhà nước Đức
Năm 1949 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nước Đức, với việc ra đời hai nhà nước : CHLB Đức (4-1949) và CHDC Đức ( 5-1949). Hai nhà nước Đức thành lập chứng tỏ vấn đề thống nhất Đức đã đi vào bế tắc, dẫn đến hành động riêng rẽ của hai siêu cường nhằm đối đầu nhau.
Ngày 12 tháng 05 năm 1949 Liên Xô ra lệnh gỡ bỏ phong tỏ Berlin, với điều kiện là Hội đồng Ngoại trưởng phải họp để tiếp tục xem xét vấn đề Đức, vốn dĩ trước đó đã bế tắc. Như vậy triển vọng cho nước Đức thống nhất đã mở ra.
Ngay lập tức Hội nghị Tứ cường được tổ chức tại Paris từ ngày 23 tháng 05 đến ngày 20 tháng 06 năm 1949. Với sự tham dự của 4 Ngoại trưởng là DeanAcheson (Hoa Kỳ), Vyshinski(Liên Xô), Robert Schuman (Pháp) và Bevin (Anh). Các Ngoại trưởng đã tranh luận về những vấn đề cũ, chủ yếu là vấn đề thống nhất nước Đức. Trong đó Liên Xô và Hoa Kỳ, Anh vẫn giữ nguyên lập trường. Phía Hoa Kỳ đề nghị đưa vùng Đông Đức tham gia vào thiết chế nhà nước mà họ đang xúc tiến xây dựng ở Tây Đức. Riêng việc hợp nhất Berlin họ đưa ra dự án tổ chức tuyển cử tự do ở cả 4 khu chiếm đóng để thành lập chính quyền chung của thành phố. Đồng thời khôi phục Hội đồng Kiểm soát Đồng minh nhằm kiểm soát chính quyền này. Những mong muốn này đương nhiên Liên Xô không chấp nhận. Trái lại, Liên Xô muốn giữ nguyên hiện trạng nước Đức, xúc tiến soạn thảo và kí hòa ước với Đức. Điều thay đổi là trước đây Pháp giữ lập trường riêng nhưng giờ đây Pháp cùng chung tiếng nói với Hoa Kỳ và Anh.
Cả bốn cường quốc gặp nhau nhằm giải quyết vấn đề thống nhất Đức nhưng vẫn giữ nguyên lập trường như cũ, kết thúc cuộc họp các cường quốc vẫn không đạt thỏa thuận nào về vấn đề Đức. Như vậy nổ lực các cường quốc nhằm thống nhất Đức đã thất bại. Rõ ràng mặc dù Hoa Kỳ nắm trong tay độc quyền vũ khí hạt nhân, nhưng cũng gặp khó khăn khi giành lợi thế về cho mình, cho thấy bom nguyên tử cũng không làm thay thái độ cứng rắn của Stalin.
Vấn đề Đức kéo dài, qua nhiều Hội nghị Ngoại trưởng được tổ chức ở Moskva, London, Paris ngay sau chiến tranh kết thúc cho đến tháng 06 năm 1949. Nhưng các cường quốc vẫn không tìm thấy tiếng nói chung, dù các nước đã nổ lực gặp nhau. Và từ sau Hội nghị Tứ cường họp ở Paris mỗi bên quyết định hành động theo cách riêng của mình.
Ở Tây Đức, ngày 08 thàng 04 năm 1949 tại Washington, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã kí hiệp định quan trọng trong đó qui định quyền hạn của chính phủ Đức tương lai, quyền tối cao của ba cường quốc đối với chính phủ này, việc kiểm soát vùng Ruhr…Ngày 8 tháng 5 thông qua Hiến Pháp thành lập nước Cộng hòa Liên Bang Đức trên cơ sở sáp nhập lãnh thổ ba vùng chiếm đóng của các nước phương Tây. Ngày 12 tháng 09 Giáo sư Theodore Heuss ( Đảng Tự do) được bầu làm Tổng thống CHLB Đức. Như vậy trong khi Hội nghị Tứ cường vẫn diễn ra nhằm giải quyết vấn đề thống nhất Đức thì các nước phương Tây đã có những hành động riêng rẽ chuẩn bị thành lập Cộng hòa Liên Bang Đức. Cho thấy Hoa Kỳ cùng đồng minh không có ý định về tương lai nước Đức thống nhất.
Đáp lại hành động của các nước phương Tây, ngay lập tức trên vùng Đông Đức nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập. Lãnh tụ Đảng Xã hội Thống nhất Đức Otto Grotewohl được cử làm Thủ tướng.
Việc ra đời hai nhà nước Đức vốn dĩ đó không phải là nguyện vọng của người dân Đức. Hay nói đúng hơn đó là tham vọng của hai siêu cường nhằm mục đích lôi kéo nước Đức về phía mình. Hậu quả Đức bị chia cắt, biểu tượng Chiến tranh lạnh đã hình thành ở châu Âu. Rõ ràng mặc dù Hoa Kỷ nắm trong tay độc quyền vũ khí hạt nhân, nhưng cũng gặp khó khăn khi giành lợi thế về cho mình, cho thấy bom nguyên tử cũng không làm thay thái độ cứng rắn của Stalin.
3.3. Nổ lực cân bằng quyền lực của Liên Xô ở Châu Âu 3.3.1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) 3.3.1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Cùng với Cục thông tin Cộng sản, Liên Xô tiến tới thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và 5 nước Đông Âu nhằm tạo sự gắn kết giữa các nước.
Hội đồng Tương trợ Kinh tế được thành lập ngày 8-1-1949 được xem là phản ứng của Stalin trước việc Hoa Kỳ đề ra kế hoạch Marshall. Stalin cho rằng người Hoa Kỳ và những đồng minh chủ chốt của họ đang tìm cách kiểm soát các nền kinh tế châu Âu, kế hoạch đó được xem là âm mưu của Hoa Kỳ nhằm phá hoại Liên Xô. Hoa Kỳ đã xây dựng Tây Âu thành liên minh kinh tế vững chắc, và Liên Xô đang cố gắng xây dựng Đông Âu trở thành chỗ dựa, liên minh vững chắc đối phó với Hoa Kỳ.
Hội đồng tương trợ kinh tế (hay còn gọi là COMECON) được thành lập với ý nghĩa đó, là một tổ chức kinh tế được thành lập ngày 8-1-1949 tại Moskva với sự tham gia của 6 nước gồm : Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romani, Bulgaria. Albania gia nhập một
tháng sau đó (2-1949) và Đông Đức vào năm 1950.
Mục đích của COMECON là thực hiện hợp tác kinh tế XHCN có kế hoạch, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân công sản xuất giữa các nước thành viên, giảm dần mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên…..trao đổi kinh nghiệm về phương diện kinh tế, giúp đỡ lẫn nhau về kỹ thuật, nguyên liệu, thực phẩm, máy móc, thiết bị….Như vậy, Hội đồng tương trợ kinh tế chỉ nằm trong giới hạn 5 nước Đông Âu. Được áp dụng cho tất cả các hoạt động đa phương liên quan đến các thành viên của tổ chức, chứ không phải bị hạn chế các chức năng trực tiếp của COMECON và các cơ quan của nó. Việc áp dụng này đã được mở rộng bằng quan hệ song phương giữa các thành viên.
Trong thời gian ngắn hoạt động COMECON đã để lại một di sản là nguyên tắc Sofia, được thông qua tại phiên họp tháng 8 năm 1949 tại Bulgaria. Nguyên tắc này hoàn toàn làm suy yếu quyền sở hữu trí tuệ, làm cho công nghệ của mỗi nước có sẵn cho những nước khác sử dụng với giá danh nghĩa đã ít hơn bao gồm chi phí tài liệu hướng dẫn. Đương nhiên, làm lợi cho các nước COMECON ít phát triển công nghiệp, và đặc biệt là Liên Xô công nghệ tụt hậu.
Như vậy, trên thế giới đã xuất hiện hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế của các nước XHCN (SEV) với thị trường riêng của nó và khối kinh tế TBCN.
3.3.2. Liên Xô phát triển bom nguyên tử
Năm 1949, Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử, sức mạnh của quả bom Liên Xô chế tạo tương đương với quả bom Hoa Kỳ ném tại Hiroshima. Như vậy Liên Xô đã phá thế độc quyền bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã là một bất ngờ đối với Hoa Kỳ, góp phần tạo ra một thế giới hạt nhân lưỡng cực trong và sau năm 1949.
Không phải đợi đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước mới tiến hành chế tạo vũ khí có sức mạnh hủy diệt. Kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đã được hai cường quốc biết đến trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. Và ngay sau Chiến tranh