6. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Sự mở rộng quyền lực của Liên Xô ở châu Âu
Sau chiến tranh thế giới thứ hai lãnh thổ của Liên Xô được mở rộng đáng kể. Trong đó liên quan đến nghị định thư phân chia phạm vi ảnh hưởng Xô-Đức (23-08-1939), Liên Xô đã giành lại được phần lớn lãnh thổ tách khỏi nước Nga thời kì nội chiến ( 1918 – 1920) và sát nhập những lãnh thổ gần kề nhờ vai trò giải phóng của Hồng quân Liên Xô ở các nước này. Nó lí giải tại sao, ở những nước gần kề Liên Xô lại tồn tại lực lượng Hồng quân đông đảo. Có thể nói, đây là thời kì Liên Xô tiến hành xây dựng đế chế của mình. Đặc biệt là kế hoạch xây dựng Đông Âu thành lá chắn bảo vệ Liên Xô từ phía Tây.
Nếu như sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ và Anh được tạo nên chủ yếu bằng sức mạnh hàng hải dựa trên thương mại và thương mại thì Liên bang Nga lại là một quyền lực được tạo dựng trên đất liền, mở rộng từ trung tâm trong một quá trình bồi tụ lãnh thổ. Do đó trong suốt thế kỷ 19, cải thiện khả năng tiếp cận hàng hải của Nga là một mục tiêu lâu năm trong
chính sách đối ngoại của các Sa hoàng. Mặc dù Nga có kích thước rộng lớn, nhưng con đường hàng ngàn dặm vươn ra bờ biển đã bị đóng kín hầu hết năm nay, hoặc đi ra các đại dương phải thông qua eo biển kiểm soát bởi các cường quốc khác, đặc biệt là ở Biển Baltic và Biển đen. Người Anh đã nhìn thấy điều đó kể từ Chiến tranh Crimean vào những năm 1850 để giảm ảnh hưởng của Nga tại các bờ biển của Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, người đàn ông "bệnh hoạn của châu Âu." Với việc hoàn thành kênh đào Suez vào năm 1869, các khách hàng tiềm năng của Nga thu giữ một phần của bờ biển Ottoman trên Địa Trung Hải, có khả năng đe dọa đường thủy chiến lược, là mối quan tâm lớn đối với người Anh. Anh cũng sợ hãi về lãnh thổ của Nga hoàng, mở rộng đế chế ở Trung Á đến Ấn Độ, gây ra một loạt các cuộc xung đột giữa hai cường quốc ở Afghanistan, được gọi là The Great Game. Theo Wisconsin, sự mở rộng nhằm bảo vệ an ninh biên giới của Nga hơn là chinh phục ảnh hưởng của phương Tây. Anh lo ngại việc mở rộng của Nga, tuy nhiên, giảm xuống sau thất bại tuyệt đẹp của Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905.
Rõ ràng, suốt thế kỉ XIX các Nga hoàng đã nổ lực theo đuổi chính sách vươn ra biển, nhưng đó là nhằm mục đích an ninh được thúc đẩy bởi biên giới dễ bị tổn thương của Nga. Sang thế kỉ XX, Liên Xô lại kiên trì theo đuổi học thuyết “Vùng Đất Trung Tâm” (Heartland) để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ ở những khu vực mà khả năng cho phép xây dựng và duy trì chế độ giống như mình. Đặc biệt, sau chiến tranh một khoảng trống quyền lực đã được hình thành ở châu Âu. Cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều muốn lấp đầy khoảng trống quyền lực đó. Giống như Stalin nói với đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nam Tư vào tháng 4-1945:
“Chiến tranh lần này và trước kia là khác nhau: bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều áp đặt chế độ của mình ở đó. Không thể làm khác hơn….”. Và chỉ lên bản đồ châu Âu với Liên Xô và Đông Âu được tô màu đỏ, ông nói tiếp : “Chẳng đời nào họ chịu chấp nhận một khoảng rộng lớn như vậy bị loại bỏ. Chẳng đời nào. Chẳng đời nào”.[3, 21]
Qua lời phát biểu, Stalin đã thể hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ và mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi thế giới. Đồng nghĩa tranh giành ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây.
Ngay trong chiến tranh, Stalin đã tính đến kế hoạch xây dựng Đông Âu thành lá chắn, bảo vệ biên giới phía Tây của Liên Xô trước cuộc tấn công của bất kì cường quốc nào từ phương Tây. Có lẽ, Stalin đã không quên sự kiện năm 1918 liên quân 14 nước kéo quân vào lãnh thổ nhằm bóp nghẹt chính quyền Xô Viết và cuộc tấn công của phát xít Đức năm 1941.
Đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các nước Đông Âu bị Đức chiếm và trở thành nơi xuất phát hoặc chư hầu của Đức và trở thành phụ trợ cho cuộc chiến của Đức vào Liên Xô. Điều đó không tránh khỏi sự lo ngại của Stalin. Bắt đầu từ khoảng năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã tiến hành phản công trên quy mô lớn, giải phóng phần lớn lãnh thổ, thu lại được những lãnh thổ đã bị mất trong thời kỳ đầu chiến tranh, và tiến mạnh ra ngoài biên giới.Trong quá trình phát triển ra bên ngoài, Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ những Đảng Cộng sản ở những nơi đó thành lập chính quyền ủng hộ lực lượng tiến bộ. Với vai trò to lớn giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít, sự hiện diện đông đảo Hồng quân Liên Xô tại các nước này, rõ ràng rằng Stalin đã vạch sẵn chế độ mà Đông Âu phải chọn.
Kế hoạch của Liên Xô ở Đông Âu đã thành hiện thực, thời kỳ sau chiến tranh Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ các nước Đông Âu như: Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng Cộng sản Nam Tư và Anbania trong quá trình lập chính quyền cũng được Liên Xô giúp đỡ. Trong các chính phủ liên minh này, người của Đảng Cộng sản luôn nắm giữ vị trí then chốt. Tính đến tháng 4/1947 những người Cộng sản đã giành ưu thế quyền lực như ở Bulgaria, ở Hungary, Ba Lan, Albania, Nam Tư. Riêng ở Tiệp Khắc, Đông Đức, Romania những người Cộng sản đang tiến nhanh đến chỗ nắm trọn quyền lực. Đương nhiên sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với các nước Đông Âu, trên một mức độ rất lớn là tính đến lợi ích dân tộc của bản thân, nhưng không thể loại trừ trong đó có động cơ bành trướng, xây dựng đế chế, phạm vị quyền lực thông qua công cụ là Đảng Cộng sản và Hồng quân Liên Xô đủ sức đối đầu với bất kì cường quốc nào trên thế giới. Kế hoạch của Stalin đương nhiên vấp phải sự chống đối của Hoa Kỳ và phương Tây, vì vi phạm “Tuyên ngôn giải phóng châu Âu” nhưng trên mức độ nào đó buộc chấp nhận, không thể từ chối vì sự hiện diện đông đảo Hồng quân Liên Xô ở khu vực này. Và chính ở đây góp thêm một bất đồng dẫn đến tan vỡ trong quan hệ đồng minh Liên Xô- Hoa Kỳ sau chiến tranh.
Không chỉ mở rộng quyền lực ở Đông Âu, Stalin còn mở rộng quyền lực và ảnh hưởng ra bên ngoài châu Âu, cụ thể là Triều Tiên và Trung Quốc. Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trên một mức độ rất lớn, đó chính là kết quả của sự mở rộng đến bán đảo Triều Tiên của Hồng quân Liên Xô. Stalin trong thời chiến đã từng có quan hệ trao đổi với Hoa Kỳ, coi Trung Quốc nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ, hơn nữa còn nghi ngờ và không tin tưởng những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng cùng với sự phát triển của tình hình Trung Quốc, thì Liên Xô lại dành một số sự giúp đỡ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, như sau khi Hồng quân Liên Xô chiếm được vùng Đông Bắc
Trung Quốc, trên một mức độ nhất định đã ủng hộ Đảng Cộng sản ở Đông Bắc, và giao cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc một số lượng lớn trang bị vũ khí, khiến cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở vùng Đông Bắc trở thành một đội quân có trang bị tốt nhất trong các khu giải phóng cả nước. Đối với các Đảng Cộng sản Tây Âu, Liên Xô lại không giành sự trợ giúp nào.