6. Đóng góp của luận văn
3.3. Nổ lực cân bằng quyền lực của Liên Xô ở Châu Âu
3.3.1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Cùng với Cục thông tin Cộng sản, Liên Xô tiến tới thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và 5 nước Đông Âu nhằm tạo sự gắn kết giữa các nước.
Hội đồng Tương trợ Kinh tế được thành lập ngày 8-1-1949 được xem là phản ứng của Stalin trước việc Hoa Kỳ đề ra kế hoạch Marshall. Stalin cho rằng người Hoa Kỳ và những đồng minh chủ chốt của họ đang tìm cách kiểm soát các nền kinh tế châu Âu, kế hoạch đó được xem là âm mưu của Hoa Kỳ nhằm phá hoại Liên Xô. Hoa Kỳ đã xây dựng Tây Âu thành liên minh kinh tế vững chắc, và Liên Xô đang cố gắng xây dựng Đông Âu trở thành chỗ dựa, liên minh vững chắc đối phó với Hoa Kỳ.
Hội đồng tương trợ kinh tế (hay còn gọi là COMECON) được thành lập với ý nghĩa đó, là một tổ chức kinh tế được thành lập ngày 8-1-1949 tại Moskva với sự tham gia của 6 nước gồm : Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romani, Bulgaria. Albania gia nhập một
tháng sau đó (2-1949) và Đông Đức vào năm 1950.
Mục đích của COMECON là thực hiện hợp tác kinh tế XHCN có kế hoạch, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân công sản xuất giữa các nước thành viên, giảm dần mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên…..trao đổi kinh nghiệm về phương diện kinh tế, giúp đỡ lẫn nhau về kỹ thuật, nguyên liệu, thực phẩm, máy móc, thiết bị….Như vậy, Hội đồng tương trợ kinh tế chỉ nằm trong giới hạn 5 nước Đông Âu. Được áp dụng cho tất cả các hoạt động đa phương liên quan đến các thành viên của tổ chức, chứ không phải bị hạn chế các chức năng trực tiếp của COMECON và các cơ quan của nó. Việc áp dụng này đã được mở rộng bằng quan hệ song phương giữa các thành viên.
Trong thời gian ngắn hoạt động COMECON đã để lại một di sản là nguyên tắc Sofia, được thông qua tại phiên họp tháng 8 năm 1949 tại Bulgaria. Nguyên tắc này hoàn toàn làm suy yếu quyền sở hữu trí tuệ, làm cho công nghệ của mỗi nước có sẵn cho những nước khác sử dụng với giá danh nghĩa đã ít hơn bao gồm chi phí tài liệu hướng dẫn. Đương nhiên, làm lợi cho các nước COMECON ít phát triển công nghiệp, và đặc biệt là Liên Xô công nghệ tụt hậu.
Như vậy, trên thế giới đã xuất hiện hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế của các nước XHCN (SEV) với thị trường riêng của nó và khối kinh tế TBCN.
3.3.2. Liên Xô phát triển bom nguyên tử
Năm 1949, Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử, sức mạnh của quả bom Liên Xô chế tạo tương đương với quả bom Hoa Kỳ ném tại Hiroshima. Như vậy Liên Xô đã phá thế độc quyền bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã là một bất ngờ đối với Hoa Kỳ, góp phần tạo ra một thế giới hạt nhân lưỡng cực trong và sau năm 1949.
Không phải đợi đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước mới tiến hành chế tạo vũ khí có sức mạnh hủy diệt. Kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đã được hai cường quốc biết đến trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. Và ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc báo hiệu một cuộc chiến tranh mới sắp bắt đầu, cuộc Chiến tranh lạnh đã gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của quả bom nguyên tử và việc sử dụng nó như là một răn đe quân sự, chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường quốc.
Hoa Kỳ là nước thử nghiệm thành công bom nguyên tử đầu tiên nhưng Hoa Kỳ không phải là nước đầu tiên khám phá ra sức mạnh hủy diệt của bom nguyên tử, việc phát hiện ra loại vũ khí mới này lại xuất phát từ nước Đức phát xít vào năm 1938. Các nhà vật lý Đức đã
phát hiện ra rằng các nguyên tử uranium trải qua phân hạch khi bắn phá bởi neutron. Họ nhận thấy rằng phân hạch này kích hoạt một phản ứng tự duy trì nguyên tử có thể giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ. Khám phá của họ có tiềm năng đáng kể cho sự phát triển của một vũ khí mới mạnh mẽ. Do kết quả thu được đáng kể từ tham vọng bành trướng đã chiếm hết thời gian để Đức bỏ qua cơ hội sở hữu vũ khí hủy diệt.
Năm 1939, một nhóm các nhà khoa học châu Âu lưu vong ở Hoa Kỳ đã xác minh khả năng của một phản ứng hạt nhân dây chuyền. Lo sợ trước nguy cơ Đức sở hữu vũ khí hủy diệt và để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Hoa Kỳ đã triển khai Dự án Manhattan, nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử với sự tham gia của Anh và Canada. Do phần lớn uranium chủ yếu lấy từ Canada. Ngày 16 tháng 7 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công trong sa mạc thuộc bang New Mexico. Quyết định của người kế nhiệm Tổng thống Roosevelt Harry S. Truman (1884-1972) sử dụng bom nguyên tử trong cuộc xung đột quân sự với Nhật Bản đã chứng minh sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân với thế giới.
Các cuộc tấn công hạt nhân vào Nhật Bản và bí mật xung quanh sự phát triển của quả bom làm tăng thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cả Tổng thống Roosevelt cũng như Truman đã không sẵn sàng chia sẻ thông tin về bom với Liên Xô. Kêu gọi các nhà khoa học Hoa Kỳ thông báo cho Stalin rằng nghiên cứu mới đã được bỏ qua. Thay vào đó, Tổng thống Truman đã tìm cách sử dụng độc quyền nguyên tử như là đòn bẩy trong cuộc xung đột ngày càng tồi tệ.
Thật ra, các nhà khoa học Liên Xô đã học được Dự án Manhattan của Hoa Kỳ trong Thế chiến II thông qua hoạt động tình báo. Chính vì thế, mà hoạt động tình báo được Molotov đánh giá cao : “ Đó là một hoạt động tình báo hiệu quả được thực hiện bởi những người gián điệp của chúng tôi…Họ hình như đã đanh cắp được thứ chúng tôi cần”[14,142]. Tuy nhiên dựa vào kế hoạch của Hoa Kỳ, Liên Xô đã tiến hành dự án nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của riêng mình. Họ đã sử dụng kế hoạch chi tiết mà các điệp viên Liên Xô đã cung cấp cho họ. Trong số đó là nhà vật lý Klaus Fuchs sinh ra ở Đức (1911-1988) đặc biệt cung cấp thông tin tình báo quan trọng. Ngay từ năm 1941, khi làm việc về chương trình hạt nhân của Vương quốc Anh, Fuchs bắt đầu thông tin mật chuyển tiếp sang Liên Xô. Sau đó làm việc trong Dự án Manhattan, ông đã cung cấp cho các nhà khoa học Liên Xô mọi khía cạnh nghiên cứu của dự án.
nhanh chóng bị hoãn lại do cuộc tấn công của Đức Quốc xã vào tháng 06 năm 1941. Và do đó cũng làm cho các nhà vật lý Liên Xô không thể chú tâm vào công việc mà vốn dĩ có thể đem lại sức mạnh quân sự đáng kể.
Những nằm tiếp sau,công việc chế tạo bom nguyên tử trở nên khó khăn hơn đối với các nhà vật lý Liên Xô. Có thể kể đến những khó khăn mà Liên Xô gặp phải khi tiến hành công việc :
Thứ nhất, khi bắt đầu tiến hành chế tạo, Liên Xô đã gặp phải khó khăn mà Hoa Kỳ trước đó đối mặt là sự thiếu hụt uranium. Sự thiếu hụt uranium đã kéo dài cho đến khi Hồng quân Liên Xô đến Tiệp Khắc và Đông Đức. Nơi được xem là có nhiều uranium.
Thứ hai, sự hiểu biết về vũ khí mới còn hạn chế của các nhà khoa học Liên Xô. Ngay cả Molotov người được giao nhiệm vụ đầu tiên nghiên cứu về hạt nhân cũng có rất ít sự hiểu biết. Người tiếp sau là Beria, cũng thật sự chưa am hiểu hết những gì đang làm. Điều đó thể hiện ở sự thiếu tin tưởng các báo cáo do tình báo cung cấp : “Nếu đây là những thông tin sai lệch thì tôi sẽ nhét tất cả các anh xuống hầm.”[14,143]
Thứ ba, sau ngày 6-8-1945, công việc chế tạo bom nguyên tử của Liên Xô được thúc đẩy nhanh chóng. Xuất phát từ nhận định của Stalin, quả bom đe dọa an ninh Liên Xô. Tuy nhiên sau chiến tranh Liên Xô gánh chịu tổn thất nặng nề nhất, điều đó góp phần làm cho công việc chế tạo bom không được tiến triển nhanh chóng
Vượt lên trên những khó khăn phải đối mặt, ngày 29 tháng 08 năm 1949 Liên Xô đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử. Trên cơ sở dựa trên dự án của Hoa Kỳ và Liên Xô đã tiến hành dự án nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của riêng mình. Việc Liên Xô chế tạo bom nguyên tử, khi thấy rõ ràng là Hoa Kỳ đã có bom nguyên tử.
Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều có sự hiểu biết nhất định về kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của nhau. Nhưng lãnh đạo hai siêu cường đã không thể dự đoán chính xác thời gian hoàn thành công việc và sử dụng chúng của đối phương. Và chẳng ai biết họ sẽ làm gì và sử dụng với mục đích nào khi sở hữu vũ khí hủy diệt.
Bom nguyên tử được sử dụng năm 1945, như các chính trị gia nhận định nó sẽ làm thay đổi tình hình thế giới. Hitler đã bị tiêu diệt nhưng đã tạo điều kiện để hai cường quốc cạnh tranh sức mạnh ở châu Âu. Sự tranh giành ảnh hưởng châu Âu, theo nghĩa nào đó đã mang lợi ích cá nhân của lãnh đạo hai cường quốc dẫn đến những hành động chống đối nhau. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, thể hiện rõ sự chống đối hai cường quốc nhằm tăng cường quyền lực châu Âu, tạo điều kiện thi hành chính sách của họ.
3.4. Hoa Kỳ tăng cường tìm kiếm liên minh quân sự 3.4.1. Sự thành lập khối quân sự NATO 3.4.1. Sự thành lập khối quân sự NATO
Việc đề ra kế hoạch Marshall 1947 nhằm phục hồi nền kinh tế Tây Âu, được xem là bước đi đầu tiên của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm liên minh Tây Âu, Hoa Kỳ đã biến Tây Âu thành chỗ dựa vững chắc đối đầu với Liên Xô. Bước đi thứ hai, đó là thành lập Khối quân sự NATO năm 1949, qui mô khối này không giới hạn khu vực Tây Âu mà vươn ra khỏi Đại Tây Dương. Mục đích của Hoa Kỳ tập hợp lực lượng phản cách mạng dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ để chống lại Liên Xô, các nước XHCN và cao trào giải phóng dân tộc. Đây được xem là công cụ bành trướng xâm lược của Hoa Kỳ và nhằm thực hiện chiến lược ngăn chặn sự lây lan của Cộng sản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Tây Âu vừa phải gánh chịu hậu quả nặng nề chưa khắc phục. Mùa đông năm 1946, lại gánh chịu thiên tai chưa từng có trong một trăm năm trở lại. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật dụng hằng ngày đều thiếu nghiêm trọng, nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp, biểu tình. Tình hình chính trị ở Tây Âu không ổn định, trong khi đó Đông Âu dưới sự giúp đỡ của Liên Xô lần lượt trở thành các nước XHXCN. Chủ nghĩa Cộng sản đã phát triển ra khỏi Tây Âu, Hoa Kỳ ở bên bờ Đại Tây Dương cũng hết sức lo ngại. Đó là lí do Hoa Kỳ có những hành động tìm kiếm liên minh thông qua kế hoạch Marshall muốn xây dựng lực lượng quân sự mạnh ở Tây Âu và cao hơn nữa là xây dựng liên minh quân sự vượt Đại Tây Dương.
Cơ hội đến khi Liên Xô tiến hành phong tỏa Berlin, ảnh hưởng đến vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp ở Tây Berlin, cuộc khủng hoảng Berlin cho thấy khả năng của ứng phó của Anh, Pháp là rất kém. Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo đối đầu Liên Xô ở Berlin. Cũng thời gian này Stalin đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra nhiều khu vực, phong trào giải phóng phát triển mạnh mẽ, hệ thống XHCN phát triển nhanh chóng. Để đối phó tình hình trên, tháng 7 năm 1948, 5 nước UEO cùng với Hoa Kỳ và Canada xúc tiến kế hoạch thành lập liên minh phòng thủ ở khu vực Bắc Đại Tây Dương.
Cuộc đàm phán giữa các nước được tiến hành tại Oasinhton kéo dài từ ngày 10-12- 1948 đến ngày 18-03-1949. Kết quả là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gồm 12 nước : Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua, Nauy, Bồ Dào Nha, Italia, Đan Mạch, Aixơlen và Canada được kí kết ngày 4-4-1949 và có hiệu lực 4-8-1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể gia hạn thêm). Ngày 12 tháng 4 năm 1949 Tổng Truman đã có bài phát biểu trước quốc
rõ mục đích thành lập tổ chức này là biểu hiện mong muốn của người dân Hoa Kỳ vì hòa bình và an ninh, để tiếp tục sống và làm việc tự do. Các nước kí kết sẽ liên kết nhau chống lại bất kì cuộc tấn công vũ trang. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên.
Khối NATO hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời dựa trên cở sở hai hiệp ước. Thứ nhất, Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu. Thứ hai là Liên Hiệp Tây Âu (UEO). Hiệp ước quy định: Trong trường hợp “có cuộc tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng NATO, bên cạnh có Uỷ ban Kế hoạch phòng thủ gồm các bộ trưởng quốc phòng phụ trách vạch kế hoạch và chính sách quân sự thống nhất. Về quân sự, cơ quan quyền lực cao nhất là Uỷ ban Quân sự gồm Tổng tham mưu trưởng các nước thành viên do Tổng Thư kí NATO đứng đầu. Ngoài lực lượng vũ trang riêng của từng nước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có lực lượng thống nhất dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy Liên minh khu vực. Trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Hoa Kỳ và các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạoTừ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên thế giới.
Cho thấy, sự thành lập khối NATO nhằm mục đích liên minh quân sự chống lại Liên Xô, bước tiến mới thực hiện kế hoạch thống trị thế giới của Hoa Kỳ. Điều này làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng, bởi đây là liên minh quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Sau đó ngày 26 tháng 7 năm 1949 Thượng nghị sĩ Robert A. Taft có bài phát biểu phản đối việc Hoa Kỳ thành lập tổ chức này. Ông cho rằng việc thành lập tổ chức này sẽ đưa nước Hoa Kỳ đến chiến tranh bất kì lúc nào trong thời gian Hiệp ước có hiệu lực, khi 12 nước bị tấn công vũ trang. Ông khẳng định liên minh này sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh, chứ không phải đạt được mục đích hòa bình. Ông đưa ra dự báo chiến tranh thứ ba sẽ xảy ra và Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại nặng nề.
Việc thành lập NATO dẫn đến phản ứng của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Wácsava để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối đầu này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh lạnh trong nửa cuối
thế kỷ XX.
3.4.2.Văn kiện NSC-68
Văn kiện NSC-68 được xem là một trong những văn kiện chính của Chiến tranh lạnh. Nó thể hiện sự thay đổi trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của Tổng thống Truman