Quan hệ đồng minh Liên Xô – Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ ha i( 1942-

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 28 - 40)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.2.Quan hệ đồng minh Liên Xô – Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ ha i( 1942-

1942-1945)

2.1.2.1. Sự thành lập đồng minh Liên Xô- Hoa Kỳ thời chiến

Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu năm 1939 nhưng mãi đến ngày 01 tháng 01 năm 1942 khối đồng minh chống phát xít được thành lập gồm 26 quốc gia tại Oasinhton thông qua Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc nhằm xác định nhiệm vụ cấp bách là tiêu diệt phát xít.

Về mặt thời gian, thể hiện sự chậm trễ của các nước trong việc thành lập mặt trận chống phát xít, đặc biệt đó là ba cường quốc lớn Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ xuất phát từ những lợi ích riêng của mỗi nước và trên hết là sự thiếu tin cậy lẫn nhau. Hậu quả càng dung túng cho hành động xâm lược và bành trướng lãnh thổ của chủ nghĩa phát xít ngày càng lớn mạnh. Nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu của chiến tranh, khi Chủ nghĩa phát xít còn chưa quá mạnh và Hoa Kỳ cùng đồng minh phương Tây chưa nhận ra sự nguy hiểm và sức mạnh tiềm tàng của phát xít. Cho đến khi Chủ nghĩa phát xít đã xâm chiếm toàn châu Âu (trừ Anh) mùa hè năm 1940 chuyển sang tấn công Liên Xô tháng 6 năm 1941. Lúc này cả ba cường quốc đã thay đổi suy nghĩ, thái độ và đi đến thành lập đồng minh chống phát xít.

Trước khi thành lập khối đồng minh chống phát xít, đã có liên minh tay đôi thành lập đó là liên minh Anh – Hoa Kỳ chủ yếu cung cấp, trao đổi vũ khí. Sau khi chiến tranh bùng nổ hai tháng tức tháng 11 năm 1939 theo kiến nghị của Roosevelt Hoa Kỳ đã sửa Luật trung lập thành phương thức “tự mua và tự vận chuyển” để xuất vũ khí sang Anh và Pháp. Từ đó vũ khí Hoa Kỳ bán rất nhiều cho Anh và Pháp phục vụ chiến tranh. Nhờ đó Hoa Kỳ thu nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí và lợi dụng Anh, Pháp để ngăn chặn sự mở rộng của phát xít.

Nhưng sau khi Pháp đầu hàng, Anh đã bất mãn và không hài lòng với chính sách của Hoa Kỳ. Ngày 08 tháng 12, Thủ tướng Anh Churchill viết một bức thư dài cho Tổng thống Roosevelt, trong đó Churchill nói “ Để mua vũ khí, nước Anh đã phải bán đến cái quần cuối cùng. Nước Anh không thể giúp đỡ ai được nữa và cũng chẳng tốt gì cho nước Mỹ” [28]. Như vậy thể hiện rõ Anh muốn Hoa Kỳ tham chiến chống phát xít. Trước tình hình đó Hoa

lấy quyền Tổng thống vay hoặc chuyển nhượng quân nhu với các nước có quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và được thi hành tháng 03 năm 1941. Cho thấy Hoa Kỳ đã dần thay đổi chính sách từ buôn bán tìm lợi nhuận chuyển sang cung cấp viện trợ cho Anh, Pháp trước nguy cơ phát xít. Tổng thống Hoa Kỳ đã viện trợ vũ khí, đạn dược cho Anh và trở thành liên minh Anh – Hoa Kỳ. Như vậy một liên minh tay đôi đã được hình thành sau khi Đức chiếm hầu hết châu Âu.

Sau khi chiếm hầu hết châu Âu Đức chuyển sang tấn công Liên Xô tháng 06 năm 1941. Sự mở rộng xâm lược của phát xít Đức đã uy hiếp sự an toàn của Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô cùng các nước trên thế giới. Từ đó cả ba cường quốc đã thay đổi thái độ, thông qua các bài phát biểu, cuộc hội đàm và dần đi đến liên kết nhau chống phát xít. Trước tiên là Churchill, tối ngày 22-06, Churchill phát biểu trên đài phát thanh, ông nói rằng quyết không thay đổi quan niệm chống cộng mà 25 năm trước ông đã viết nhưng ông cũng xác định rằng : “ Sự nguy hiểm của Liên Xô (trước bọn phát xít Đức) hiện nay cũng vẫn là sự nguy hiểm của chúng ta. Chúng ta sắp phải viện trợ những gì có thể cho nước Liên Xô” [28]. Đánh dấu sự cần thiết thành lập khối đồng minh chống phát xít. Ngoài ra các nước trên thế giới cũng lên tiếng ủng hộ cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô. Tại các nước Anh và Hoa Kỳ nhân dân đã biểu tình thị uy trên các đường phố, hô vang các khẩu hiệu “đoàn kết nhất trí” với Liên Xô, yêu cầu các nước chống phát xít liên hiệp lại cùng nhau chống phát xít. Ngày 23 tháng 06, ngày sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Mao Trạch Đông thay mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra trong tác phẩm “ Về mặt trận thống nhất quốc tế chống phát xít” nhiệm vụ trước mắt của người cộng sản trên toàn thế giới là động viên nhân dân các nước thành lập tổ chức “Mặt trận quốc tế thống nhất” nhằm đấu tranh bảo vệ Liên Xô, bảo vệ Trung Quốc, bảo vệ tự do và độc lập cho tất cả dân tộc. Hoa Kỳ cũng thay đổi thái độ. Cuối tháng 7, Roosevselt cử Hopkin đã hội đàm với Stalin. Hopkin nói : “Tổng thống cho rằng Hitler là kẻ thù chung của nhân loại, do đó tôi sẵn sàng viện trợ cho Liên Xô đánh Đức”[28]. Stalin phấn khởi nói : “Quan điểm của chúng ta là nhất trí”. Cuộc hội đàm đánh dấu bước đầu thành lập đồng minh Hoa Kỳ- Liên Xô chống phát xít.

Ngày 01 tháng 01 năm 1942 đại biểu các nước Trung Quốc, Liên Xô, Anh và đại biểu 26 quốc gia tại Oasinhton đã ký Tuyên ngôn các quốc gia Liên hợp qui định những nước ký kết được bảo đảm hợp tác đánh bại các nước phe Trục phát xít, không được đình chiến và giảng hòa riêng biệt với nước thù địch. Sự ký kết bản Tuyên ngôn này đã tuyên cáo thành lập khối đồng minh chống phát xít.

Như vậy, việc thành lập đồng minh chống phát xít đã nói lên rằng hành động xâm lược của phát xít là nguy hiểm, uy hiếp sự an toàn của các nước trên thế giới, là hành động không chấp nhận được, cần phải ngăn chặn. Có lẽ nhờ phát xít Đức và phát xít Nhật mà Anh đã có được hai đồng minh khổng lồ là Liên Xô và Hoa Kỳ. Việc Liên Xô tham chiến cũng làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh.

2.1.2.2. Sự nghi ngờ lẫn nhau giữa chính phủ hai nước

Một khi an ninh và lợi ích quốc gia bị đe dọa thì bất kì hành động của đối phương đều được xem là bất lợi cho phía còn lại. Do đó chính sách ngoại giao của một quốc gia được vạch ra dựa vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Liên Xô và Hoa Kỳ đại diện cho sự khác biệt giữa hệ thống XHCN và TBCN. Đương nhiên giữa hai quốc gia này không tránh khỏi tư tưởng thù địch và nghi ngờ lẫn nhau. Và chính sự nghi ngờ, thiếu lòng tin giữa chính phủ hai nước đã dẫn đến những hành động cũng như phương thức xử lí ngoại giao có phần đối đầu nhau dẫn đến hình thành hai cực sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Sự nghi ngờ, thiếu lòng tin giữa hai cường quốc không phải trong chiến tranh thế giới thứ hai mới xuất hiện, mà cội nguồn của nó xuất phát từ trong thế chiến thứ nhất. Trong thế chiến thứ nhất, Hoa Kỳ, Anh và Nga đã từng là đồng minh trong vài tháng từ tháng 4 năm 1917 cho đến khi những người Bonsevich nắm quyền ở Nga vào tháng mười một. Và sau đó Nga kí hiệp ước Brest-Litovsk, rời khỏi đồng minh phương Tây, rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất. Nước Nga đã tự cô lập mình trong quan hệ với các nước. Điều đó đã đóng góp cho sự thiếu tin cậy của Hoa Kỳ đối với Liên xô. Sau đó cuộc đổ bộ của quân đội Hoa Kỳ cùng với liên quân 13 nước ở Nga năm 1918 nhằm bóp nghẹt chính quyền Xô Viết non trẻ. Đó là mối lo ngại, mất lòng tin của Liên xô đối với Hoa Kỳ và nó kéo dài cho đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành nỗi ám ảnh của những người lãnh đạo, chính phủ Liên Xô luôn lo lắng trước sự tấn công từ phương Tây có thể xảy ra bất kì lúc nào. Đó là lí do sau chiến tranh thế giới thứ hai, Stalin quan tâm đến việc xây dựng sức mạnh và an ninh quốc gia. Đó là biểu hiện đầu tiên cho sự nghi ngờ thiếu tin cậy hai nước trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Nghi ngờ càng tăng trong chiến tranh thế giới thứ hai và hậu chiến khi khoảng trống quyền lực hình thành ở châu Âu dẫn đến những hành động đối dầu nhau tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu. Việc ký hiệp ước Muynich giữa các nước phương Tây với Đức năm 1938, đó được đánh giá đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít của phương Tây nhằm

đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Trong khi đó Hoa Kỳ lại giữ chính sách trung lập không can thiệp những hoạt động ngoài châu Mỹ tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động gây chiến tranh. Hành động đó góp phần tăng cường sự nghi ngờ của Liên Xô đối với Hoa Kỳ và phương Tây nhằm đánh bại Liên Xô.

Đáp lại sự nghi ngờ đó, Liên Xô đã kí với Đức hiệp ước Xô- Đức không xâm phạm lẫn nhau năm 1939 và thỏa thuận bí mật để phân chia Ba Lan và Đông Âu giữa hai quốc gia. Cũng trong giai này Liên Xô và Đức đã kí một hiệp định thương mại trao đổi thiết bị, nguyên vật liệu, cung cấp dầu, cao su, mangan và trao đổi vũ khí, thiết bị sản xuất và công nghệ. Lúc này Liên Xô cũng đã sáp nhập các nước Baltic, Estonia và Latvia. Việc Liên xô kí với Đức hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã không tránh khỏi sự nghi ngờ của phương Tây. Vì sau khi kí Hiệp ước Đức đã quay sang xâm lược Ba Lan và châu Âu chỉ trừ Anh. Đức đã vi phạm những điều cam kết tại Muynich. Hành động của Đức càng củng cố sự thiếu lòng tin giữa Liên Xô và các đồng minh phương Tây của Hoa Kỳ.

Một số sử gia xem xét Hiệp ước không xâm phạm năm 1939 là kết quả của sự thất bại chính sách đối ngoại của các nổ lực để thu hút Liên Xô cho phía đồng minh chống lại phát xít Đức. Hiệp ước này được xem như phản ứng của Stalin trước nhượng bộ của Anh, Pháp để xoa dịu Hitler. Stalin biết rằng ông không thể tin tưởng Hitler nhưng cũng không tin tưởng vào đồng minh và nghĩ rằng ông có thể tranh thủ thời gian để xây dựng đất nước, vừa đối phó với sự xâm lược của phát xít Đức và đẩy chiến tranh sang châu Âu. Đức đã vi phạm Hiệp ước Muynich kí với Anh, Pháp thì đối với Liên Xô chỉ còn là thời gian, khi Đức tấn công vào Liên Xô năm 1941.

Khi đó phát xít trở thành mối đe dọa nguy hiểm nhất mà các nước lớn trên thế giới phải đặc biệt quan tâm. Đó chính là lí do năm 1942 các nước Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp trở thành đồng minh chống phát xít. Nhưng đây chỉ là đồng minh tạm thời trong thời chiến. Do đó dù là đồng minh nhưng giữa Liên xô và các đồng minh phương Tây của Hoa Kỳ luôn tồn tại sự nghi ngờ, thiếu tin cậy.

Trong chiến tranh cả hai không đồng ý về chiến lược quân sự, đặc biệt là Stalin nghi ngờ rằng Anh và Hoa Kỳ đã cố tình trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai tiêu diệt phát xít Đức. Kết quả Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại nặng nề, 20 triệu người chết. Stalin đã yêu cầu các nước mở mặt trận thứ hai kể từ những tháng đầu của cuộc chiến mà phải đợi đến tháng 06 năm 1944 mặt trận thứ hai mới được hình thành. Nghĩa là một năm trước khi chiến tranh kết thúc. Ngay sau khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 1941, Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng của

hành động quân sự, cố gắng chống lại một cuộc xâm lược lớn của Đức. Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (1882-1945) hứa hẹn viện trợ kinh tế đáng kể cho Liên Xô, nhưng cung cấp các vật tư tương đối ít. Trong chiến tranh Hoa Kỳ đã vận chuyển lượng lớn vật chất cho Liên Xô, hỗ trợ Hồng quân đánh bại quân Đức. Nhưng ngay sau quân Đức đầu hàng, Hoa Kỳ đã ngừng vận chuyển vật chất chiến tranh từ Hoa Kỳ sang Liên Xô. Điều đó làm cho một số chính trị gia tại Moscow cảm thấy khó chịu, và cho thấy Hoa Kỳ không có ý định để hỗ trợ Liên Xô. Quan trọng hơn, Roosevelt đảm bảo Stalin vào năm 1942 rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ làm giảm bớt một số áp lực quân sự cho Liên Xô bằng cách thành lập một mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Tuy nhiên, các vấn đề hậu cần và sản xuất bị hoãn lại, một cuộc xâm lược đồng minh trong nhiều năm. Khi các lực lượng đồng minh cuối cùng đã hạ cánh trên bờ biển của châu Âu vào ngày 06 tháng 6 năm 1944, Roosevelt đã không giữ lời hứa của mình với Stalin. Đây là biểu hiện rõ nhất cho sự thiếu tin cậy và nghi ngờ của Liên Xô đối với Hoa Kỳ. Liên Xô tin rằng, Hoa Kỳ và Anh cố tình trì hoãn mở mặt trận thứ hai chống lại Đức nhằm can thiệp phút cuối để dự phần giải quyết hòa bình sau chiến tranh và thống trị châu Âu. Điều này được nhà sử học John Lewis Gaddis nhìn nhận. Tổn thất của Liên Xô vượt xa đồng minh và Stalin tin rằng việc giải quyết sau chiến tranh nên phản ánh điều đó. Theo Gaddis, mục tiêu sau chiến tranh của Stalin là an ninh, bồi thường thiệt hại và cuối cùng thành lập sự thống trị châu Âu. Mục tiêu của Hoa Kỳ bao gồm an ninh trong các hình thức thỏa thuận an ninh tập thể để tránh cuộc chiến tranh trong tương lai và phục hồi sức sống kinh tế Tây Âu. Sự chậm trễ này góp phần đáng kể làm tan vỡ quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ sau Thế chiến II .

Tất cả những nghi ngờ trên cũng phần nào phản ánh được quan hệ căng thẳng, thiếu tin cậy giữa hai cường quốc, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao, trong việc đối phó với kẻ thù chung là phát xít Đức. Sự nghi ngờ của lãnh đạo chính phủ hai nước dẫn đến những tính toán trong chính sách đối ngoại nhằm mục đích duy trì an ninh và lợi ích quốc gia, làm suy yếu đi đến tiêu diệt chế độ xã hội của đối phương. Hậu quả của sự nghi ngờ trong khối đồng minh thời chiến đã dẫn đến chủ nghĩa phát xít tự do bành trướng và gây chiến tranh xâm lược. Tại sao có quá nhiều nghi ngờ lẫn nhau giữa chính phủ của hai nước ? Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì Stalin là một người quá đa nghi, ngay cả những người từng làm việc bên cạnh ông.

2.1.2.3. Bất đồng giữa hai cường quốc tại Hội nghị Yalta và Potsdam

Trong lúc Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn đang tiếp diễn, những người đứng đầu chính phủ ba cường quốc trong đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh đã nhiều lần gặp gỡ nhau nhằm phối hợp chống lại phát xít, vừa để bàn luận kế hoạch tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Trong những lần gặp gỡ đó, có thể nói hai cuộc gặp gỡ quan trọng nhất là tại Hội nghị Yalta và Potsdam. Thông qua hai cuộc gặp gỡ này, các vấn đề thời hậu chiến được đem ra bàn luận và đi đến nhiều thỏa thuận quan trọng. Nhưng trong đó cũng nổi lên những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Nó báo hiệu sự đổ vỡ quan hệ đồng minh Liên Xô và Hoa Kỳ sau chiến tranh.

Hội nghị Yalta

Hội nghị Yalta được diễn ra khi cả ba cường quốc điều thấy rõ ràng rằng Đức sẽ bị tiêu diệt trong cuộc chiến tranh ở châu Âu và đối phó với Nhật ở mặt trận Thái Bình Dương. Cả ba cường quốc gặp nhau tại Yalta nhằm bàn luận, giải quyết những gì sẽ xảy ra đối với châu Âu sau khi chủ nghĩa phát xít Đức đã bị tiêu diệt. Một khi khoảng trống quyền lực được hình thành ở châu Âu.

Trong bối cảnh đó, cuộc gặp thượng đỉnh tam cường đã diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 với sự tham gia những người đứng đầu chính phủ ba nước là chủ tịch hội

Một phần của tài liệu quan hệ liên xô – hoa kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở châu âu (1945 1950) (Trang 28 - 40)