Hiệu quả áp dụng mô hình thiết kế bền vững du lịch cho khu DLVHST

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 129)

Về kinh tế:

+ Phát triển mạnh các dịch vụ tăng thu nhập cho các cơ sở kinh doanh, quan trọng hơn chính là nâng cao đời sống của người dân địa phương, đóng góp vào phúc

118

lợi xã hội địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đồng thời cũng phát triển kinh tế vườn (cây, hoa kiểng, ăn trái,..), thủy sản (cá sấu), tạo điều kiện cho người làm nông tiếp xúc, giới thiệu và cung cấp cho du khách và người tiêu dùng.

+ Giữ lành mạnh môi trường sản xuất và sinh hoạt trong vùng.

Về xã hội:

+ Thúc đẩy phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

+ Ổn định tình hình an ninh, trật tự chính trị xã hội tại địa phương, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

+ Đẩy mạnh quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu nền văn minh của các nước trên thế giới, mặc dù vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của khu DLVHST như đúng với cái tên của nó.

+ Đóng góp mạnh mẽ vào các phong trào phúc lợi xã hội.

Về môi trường:

+ Góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường một cách tự nguyện, không gượng ép.

+ Khách du lịch và dân địa phương đều thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sống.

+ Các nhân viên trong ban quản lí được huấn luyện chặt chẽ về giáo dục môi trường, điều này không chỉ mang đến cho du lịch một cảnh quan đẹp mà còn giúp cho du khách có ý thức hơn về môi trường.

Kinh tế Xã hội Môi trường Kinh tế Xã hội Môi trường Kinh tế Xã hội Môi trường

Lý thuyết Hiện tại Mục tiêu phấn đấu

3.3. Giải pháp phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên 3.3.1. Các giải pháp chung

Trong quá trình phát triển du lịch bền vững cần phải gắn chặt với việc giữ gìn tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch vì đó là yếu tố sống còn đối với sự phát triển bền vững du lịch. Vì vậy, để du lịch được phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Về quy hoạch: cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quan điểm tổng hợp các ngành kinh tế để tránh chồng chéo trong quan hệ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự tính toán khoa học vững chắc trong các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với du lịch. Đảm bảo việc khai thác và sử dụng các loại tài nguyên du lịch và đảm bảo việc gìn giữ bền vững môi trường, phát triển các địa điểm vui chơi giải trí.

Về kỹ thuật: sử dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm khắc phục một cách hiệu quả các vấn đề hư hỏng của các thiết bị trò chơi, đồng thời dự đoán xảy ra các sự cố kĩ thuật trong tương lai; cần có các thiết bị hỗ trợ với đội ngũ nhân lực được đào tạo, tập huấn hàng năm với phương án triển khai khắc phục các sự cố có hiệu quả trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Về đào tạo: yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Vì vậy, để đảm bảo môi trường du lịch được phát triển bền vững, cần có các chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật hiểu biết các vấn đề về tài nguyên, môi trường; hiểu biết về các mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành kinh tế tác động đến môi trường; hiểu biết về pháp luật, chính sách về kinh doanh du lịch, về môi trường du lịch của Việt Nam và thế giới. Việc tuyển dụng lao động là người địa phương vào hoạt động du lịch là biện pháp hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, đó là giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường hiệu quả nhất. Cần đào tạo lực lượng lao động tại chỗ và giúp họ hiểu giá trị của tài nguyên du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường cũng chính là bảo vệ đời sống kinh tế của chính họ.

120

Về tuyên truyền: việc bảo vệ môi trường không chỉ nằm trong khuôn viên của các khu du lịch, của nhà hàng, là trách nhiệm của cán bộ quản lí mà cần triển khai trong cộng đồng dân cư và cả khách du lịch. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tờ rơi, các buổi gặp gỡ nói chuyện chuyên đề về tài nguyên, môi trường, ảnh hưởng của tài nguyên môi trường đến đời sống kinh tế, sức khỏe của cộng đồng, hoạt động kinh tế địa phương; đưa vấn đề này vào trường phổ

thông như một môn học nhằm giúp học sinh – lực lượng lao động nòng cốt trong

tương lai của quận hiểu được nhiều giá trị của tài nguyên du lịch và ý thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường; đồng thời đây cũng là lực lượng tuyên truyền hiệu quả nhất góp phần nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch.

Về kinh tế: đây là biện pháp hỗ trợ đảm bảo tính khả thi và có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực có tình hình phát triển mạnh về du lịch Suối Tiên. Việc nâng cao nhận thức và tạo công ăn việc làm của người dân địa phương gắn liền với các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ là yếu tố vững chắc trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc tái tạo, bảo tồn và làm phong phú hơn tài nguyên du lịch là trách nhiệm của những người làm du lịch, du khách đặc biệt là cư dân địa phương; là cơ sở đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững.

3.3.2. Các giải pháp cụ thể

3.3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và các luật liên quan; hoàn thiện các cơ chế chính sách và các qui định của phát luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.

Tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích nguồn nhân lực nhằm chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

Xây dựng cơ chế chính sách, thu hút đầu tư vào các địa bàn trọng điểm du lịch; tạo môi trường đầu tư thu hút các nguồn lực trong thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; đưa ra nhiều chính sách mở rộng các loại hình giải trí mới.

Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch trong nước; cơ chế tham gia và xã hội hóa trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du

lịch; chính sách huy động cộng đồng trong và ngoài nước tham gia quảng bá cho DLVH Suối Tiên.

Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu, địa danh.

Xây dựng chính sách hợp lí đối với lao động, đưa ra các cơ sở pháp lí, chính sách phù hợp để bảo vệ họ khi gặp khó khăn.

3.3.2.2. Giải pháp về quản lí, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các điểm du lịch

Khu DLVHST có một hệ động thực vật rất phong pú và đa dạng với nhiều chủng loài khác nhau, do đó có thể quản lí và sử dụng một cách chặt chẽ, vừa không làm tổn hại đến hệ động thực vật và vừa làm ngày càng tăng tính đa dạng của chúng, khu DLVHST có một số biện pháp thực hiện công tác bảo tồn như sau:

 Làm việc với các trường đại học và với các viện nghiên cứu nhằm luôn

được bổ sung kiến thức và kỹ thuật bảo tồn.

 Quản lý chặt chẽ việc câu cá giải trí.

 Quản lý các trung tâm tham quan giải trí.

 Giám sát các điều kiện sinh thái, phòng chống hỏa hoạn, tiêu diệt cỏ dại

và vật hại, phục hồi và tái phủ xanh thảm thực vật khi bị hư tổn.

 Giảm các mối đe dọa đối với các loại tài nguyên bằng cách kiểm soát các

loài ăn thịt, các loài cạnh tranh, bảo vệ nơi cư trú và thực hiện các hoạt động cứu trợ khi có sự cố xảy ra. Tăng số lượng bằng cách nhân giống các loài nuôi và di truyền tới những nơi cư trú mới để nghiên cứu và giám sát.

 Xây dựng trung tâm chuyên quản lí các tài nguyên du lịch tại Suối Tiên.

 Tăng cường bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên cũng như

các điểm du lịch.

* Đối với tài nguyên tự nhiên:

+ Lập kế hoạch và tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện địa trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

122

+ Nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm năng đến chúng trong quá trình khai thác.

+ Hiểu được các giá trị và tác động tiềm ẩn của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nòng cốt trong việc bảo tồn và giữ gìn môi trường du lịch cho các thế hệ tương lai và phục vụ khách du lịch.

+ Nâng cao nhận thức về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm ẩn của chúng cho người dân địa phương và khách du lịch không chỉ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn và đảm bảo tính bền vững lâu dài mà còn xây dựng nên một hình ảnh Suối Tiên – điểm đến của du lịch văn hóa.

+ Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong việc quản lí tài nguyên du lịch thiên nhiên.

+ Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên là việc làm có tính khả thi cao. Điều này có nghĩa là các bên liên quan tới du lịch cần phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình quản lí tài nguyên thiên nhiên của Suối Tiên. Để làm được điều này cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, các qui chuẩn tiến hành cụ thể, và nếu có thể xây dựng luật nhằm đảm bảo mọi tác động có hại tiềm ẩn đều phải được giảm thiểu và những tác động có lợi sẽ được phát huy tối đa.

+ Phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để chia sẻ đồng đều trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong việc bảo vệ khai thác sử dụng nguồn tài nguyên.

* Đối với tài nguyên nhân văn:

+ Xây dựng một kế hoạch quản lí các điểm du lịch văn hóa lịch sử tại Suối Tiên.

Nhân dân Việt Nam và một phần du khách quốc tế biết đến Suối Tiên với hình ảnh đặc trưng “trở về cội nguồn văn hóa dân tộc” đó là đền Vua Hùng. Hằng năm nơi đây đều tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/03 âm lịch). Đây là dịp để bà con, nhân dân thành phố và các tỉnh thành lân cận đến dâng hương tưởng nhớ về công đức lập quốc của vị Quốc tổ Hùng Vương.

+ Nâng cấp, tu bổ hệ thống các điểm du lịch văn hóa nhằm tạo điều kiện cho việc tham quan của du khách được rõ ràng hơn.

3.3.2.3. Giải pháp về tài chính, đầu tư phát triển du lịch

Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch luôn cần nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là đầu tư phát triển tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật du lịch. Biện pháp hữu hiệu và thông dụng để thu hút các nhà đầu tư là ban hành các chính sách ưu đãi về thuế và tài chính.

Vì vậy, Ủy ban nhân dân và các cơ quan ban ngành thuộc thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, thu hút khu vực tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nhanh chóng mở rộng và đầu tư mới các địa điểm vui chơi giải trí, hàng năm phải đầu tư từ 2-3 địa điểm. Tham gia hỗ trợ các công trình thi công chưa hoàn thành để có có hoàn thành sớm nhất.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải đồng bộ với nhau, thu hút được những sự hỗ trợ đầu tư từ các cấp ban ngành, kết hợp với Sở thể thao văn hóa và du lịch thành phố Hồ Chí Minh nhằm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch góp phần cho sự phát triển bền vững du lịch Suối Tiên.

Nhà nước tập trung đầu tư cho thương hiệu Suối Tiên và các hình ảnh quan trọng có liên quan với ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của Suối Tiên.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch. Đầu tư tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù, đầu tư bảo vệ môi trường cảnh quan và hệ sinh thái.

3.3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường, tiếp thị và xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch thương hiệu du lịch

Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút; ưu tiên thu hút phân đoạn khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú lâu dài.

124

Nghiên cứu, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, trước mắt là thị trường khách Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

Chuyên nghiệp hóa, tập trung qui mô lớn cho hoạt động xúc tiến quảng bá. Nhà nước hỗ trợ và phối hợp với công ty thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch; gắn kết giữa quảng bá hình ảnh thương hiệu quốc gia với quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Cơ quan xúc tiến du lịch có vai trò chủ đạo trong hoạt động xúc tiến và hướng dẫn hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa điểm du lịch.

Chương trình xúc tiến phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trường và gắn chặt với chiến lược sản phẩm thị trường và phát triển thương hiệu.

Kế hoạch xúc tiến quảng bá được diễn ra hàng năm, việc tổ chức thực hiện có đánh giá kế thừa và duy trì liên tục theo thị trường, thông tin xúc tiến quảng bá phải đảm bảo tin cậy, thống nhất tạo dựng được hình ảnh khu du lịch trên diện rộng và hình ảnh điểm đến của du khách.

Khai thác tối đa các kênh thông tin trên báo đài, tạp chí du lịch nhằm thiết lập một số thị trường trọng điểm. Gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao văn hóa.

Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá; khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bả du lịch.

Xây dựng và phát triển thương hiệu Suối Tiên trên cơ sở phát triển các dịch vụ chu đáo cho khách du lịch. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm thị trường và xúc tiến du lịch.

Xây dựng nhận thức rõ ràng từng lao động nhân viên trong khu du lịch về phát triển thương hiệu du lịch bền vững.

Phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, duy trì lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp đến thị trường mục tiêu. Tiếp thu kinh nghiệm

trong và ngoài nước với việc phát triển thương hiệu. Thương hiệu du lịch phải được nhà nước bảo hộ.

3.3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch

- Giao thông vận tải: cần tăng cường thêm các tuyến xe buýt tới Suối Tiên để

phục vụ cho việc đi lại dễ dàng của du khách.

- Suối Tiên nối liền được với du khách ở khắp tất cả các nước nhờ vào loại

hình đường bộ và đường hàng không. Đường bộ chở khách có nhiều loại xe đưa du khách đến. Ở các tỉnh thành, con người đến đây bằng xe đò, xe máy, xe du lịch,….

Riêng trong nội ô thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ du khách bằng các tuyến xe

buýt như:

• Mã số: 19 – Sài Gòn – Khu chế xuất Linh Trung – Khu DLVH Suối Tiên

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)