Áp dụng phương pháp và kết quả đạt được qua các phiếu điều tra

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 108)

Đi thực tế tại khu DLVHST, quan sát, ghi chép và chụp ảnh.

Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể khu DLVHST, các dự án cải tạo nâng cấp của khu DLVHST.

Xây dựng chương trình DLBV cho khu DLVHST bằng phương pháp tổng hợp tài liệu và phương pháp so sánh nhằm so sánh giữa chương trình du lịch hiện tại và chương trình DLBV của khu DLVHST.

Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu điều tra nhằm khai thác thông tin từ du khách tham quan và ban quản lí.

Số lượng phiếu điều tra dành cho khách tham quan là 200 phiếu câu hỏi được thực hiện 4 lần trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, từ 10h đến 16h, vị trí phát phiếu điều tra được thực hiện qua sơ đồ sau:

Qua quá trình điều tra với 200 phiếu trả lời câu hỏi được thực hiện 4 lần trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, từ 10h đến 16h dành cho khách tham quam, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Câu trả lời của Ban quản lí

Phương án Câu A B C D 1. 45% 26% 29% 2. 49% 51% 0% 3. 2% 98% 0% 4. 75% 25%

5. 20% (vệ sinh khu chuồng trại) 90%

6. 100% 0% 0%

7. 98% 2%

8. 95% 5%

9. 100% 0%

10. 18% 2% 38% 42%

SUỐI TRUNG TÂM

Điểm xuất phát Điểm kết thúc

99

Bảng 2.6: Câu trả lời của du khách

Phần câu trả lời của du khách

Du khách 85% 3.000-5.000 (ngày thường) 15.000-20.000 (cuối tuần) 60.000-150.000 (lễ, tết) Mùa Hè và Xuân Không Tác động đến môi trường 5 tấn (ngày thường) 7 tấn (lễ, tết) 87% Không

Không được thống kê Taxi du lịch, xe lửa, xe máy Điện, xăng, dầu

5 Có Kinh tế 60.000VND (người lớn) 30.000VND (trẻ em) 10.000-15.000VND Khoảng 2 tỉ/năm Luôn được tăng

Không thống kê được Được vui chơi, giải trí

Cộng đồng địa

phương

80%

Gây mất trật tự

Cải thiện chất lượng và môi trường sống cho dân địa phương

Qua những kết quả điều tra phỏng vấn đối với khách tham quan và ban quản lí của khu DLVHST, ta nhận thấy rằng khu DLVHST đã đáp ứng đủ những thị hiếu của du khách cũng như đáp ứng được những tiêu chí về Kinh tế – văn hóa – xã hội – môi trường nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Nhưng ngoài ra còn một số yếu tố chưa hoàn chỉnh như:

 Vệ sinh chuồng trại chưa được sạch.

 Giá cả trong khu du lịch hơi cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Lượng điện nước sử dụng trung bình của du khác và ban quản lí trong

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MỞ RỘNG KHU LÂM TRẠI PHƯỜNG TÂN PHÚ – QUẬN 9 ĐẾN NĂM 2

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH VĂN HÓA SUỐI TIÊN 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2473/QĐ-TTg, được kí tại Hà Nội ngày 30 tháng 12 năm 2011. Theo quyết định này, trong giai đoạn đến năm 2020 đã đưa ra các quan điểm phát triển chủ đạo:

 Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

 Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

 Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du

lịch quốc tế đến; tăng cường quản lí du lịch ra nước ngoài.

 Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá

trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.

 Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước

cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, trong chiến lược này cũng đưa ra các mục tiêu tổng quát là:

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn

hóa dân tộc, cạnh tranh được các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm

102

Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2030, tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra các giải phát cho phát triển du lịch:

 Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, mang bản sắc riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, đa dạng hóa các sản phẩm chuyên đề phù hợp để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.

Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đầu

tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp

thoát nước, môi trường,...; nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo

dục; phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

 Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch, phải đảm bảo chất lượng – số lượng cơ cấu cân đối về ngành nghề và trình độ đào tạo; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch; đa dạng hóa phương thức đào tạo, đào tạo tại chỗ.

 Phát triển thị trường, xúc tiến và quảng bá thương hiệu du lịch, tập trung

thu hút có chọn lựa các phân đoạn thị trường khách du lịch, thị trường du lịch nội địa khách nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí – nghỉ cuối tuần và mua sắm, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế. Đối với xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch, lấy sản phẩm du lịch – thương hiệu du lịch là trọng tâm, quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia. Phát triển thương hiệu du lịch gắn với phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp, chú trọng phát triển các thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

Đầu tư và chính sách phát triển du lịch, có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư

cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực, xúc tiến quảng bá phát triển thương hiệu du lịch; tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch, triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã kí kết; thực hiện các chính sách quản lí

nhà nước về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về du lịch, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho phát triển du lịch.

Dựa vào những định hướng trên, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo hướng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phát triển lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chính; tổ chức các

hoạt động du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, đấy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch, mở rộng thương hiệu. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc để phát triển bền vững du lịch.

Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lí du lịch ra nước ngoài.

 Duy trì và mở rộng các loại hình du lịch. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các

ngành, các cấp có liên quan đến du lịch, xã hội hóa hoạt động du lịch, giáo dục và khuyến khích mọi thành phần và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch bằng một hệ thống cơ chế và chính sách thích hợp.

 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá thương hiệu du

lịch có hiệu quả trong toàn thành phố. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị có thế mạnh về tài chính, nguồn khách và các nguồn lực khác trong nước và ngoài nước. Tăng cường hoạt động của Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Hồ Chí Minh – là trung tâm xúc tiến du lịch thành phố và phát triển mạnh các mối quan hệ với các hãng lữ hành tại các thị trường trọng điểm gởi khách trong và ngoài nước.

3.1.2. Quy hoạch du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Hiện tại, Sở Văn hóa thể thao du lịch TP.HCM đang xây dựng và lấy ý kiến các sở, ngành về “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố trong giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến 2025”. Đây là quy hoạch mang tính chiến lược nhằm phát triển ngành du lịch TP.HCM trở thành địa phương có sự phát triển mạnh hàng đầu cả nước đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững.

Ngoài ra, Sở Văn hóa thể thao du lịch cũng đang xây dựng và hoàn thiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng như: “Hoạch định và phát triển khu

104

phố du lịch Phạm Ngũ Lão”; “Phát triển du lịch đường sông TP.HCM và phụ cận”…

Về công tác quảng bá xúc tiến du lịch, bên cạnh việc chủ trì, phối hợp tham gia các sự kiện văn hóa – du lịch của thành phố, Sở Văn hóa thể thao du lịch thành phố cũng tổ chức tốt các hoạt động mang tính chất định kỳ như đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội du lịch, Hội chợ du lịch quốc tế ITE; tham gia nhiều sự kiện du lịch quốc tế như Diễn đàn du lịch ATF và Hộ chợ du lịch Travex tại Campuchia, Hội chợ du lịch quốc tế Maxka tại Phần Lan, Hội chợ du lịch tại Los Angeles tại Mỹ…

Từ những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2011, Sở Văn hóa thể thao du lịch TP.HCM cũng đã đặt ra những mục tiêu cho năm 2012. Theo đó, năm 2012, thành phố phấn đấu đón gần 3,8 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng đạt 8%; doanh thu đạt 58.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 20%.

Sở Văn hóa thể thao du lịch thành phố cũng tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thông qua việc lựa chọn và biểu dương các dịch vụ hàng đầu để giới thiệu, quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước. Đồng thời duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và từng bước đưa vào khai thác các sản phẩm, các chương trình du lịch mới gắn với thế mạnh của thành phố như du lịch mua sắm, du lịch đường sông, du lịch lịch sử, văn hóa…

Ngoài ra, Sở Văn hóa thể thao du lịch TP.HCM cũng xác định những phương hướng cần triển khai khác như: tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị đến du khách, đặc biệt là các thị trường tiềm năng; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch, phối hợp trong phát triển du lịch với các địa phương trong nước, các quốc gia trong khu vực; giới thiệu hình ảnh, điểm đến thông qua nhiều kênh tuyên truyền; tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế….

3.1.3. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên

 Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, với các hệ sinh thái đa dạng phục vụ

 Tài nguyên du lịch nhân văn với các lễ hội được diễn ra hàng năm thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.

 Thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư du lịch từ đó góp phần vào việc

phát triển bền vững DLVH Suối Tiên.

 Du khách đến với Suối Tiên ngày càng tăng qua các năm. Doanh thuu mang

lại từ hoạt động du lịch ngày càng nhiều.

 Cộng đồng địa phương xung quanh rất quan tâm đến các hoạt động kinh doanh trong khu lịch.

 Sự quan tâm đầu tư của chính phủ, của thành phố Hồ Chí Minh và các nhà

đầu tư trong và ngoài nước đối với ngành du lịch của Suối Tiên ngày càng nhiều.

3.1.4. Nhu cầu xã hội

Như đã trình bày ở phần đầu, ngành du lịch đã đem lại cho các nước trên thế giới nguồn ngoại tệ lớn. Vì vậy các nước (đặc biệt là các nước đang phát triển) ra sức khai thác du lịch mà chưa quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên làm cho tài nguyên du lịch bị suy giảm nghiêm trọng, tạo nên sự mất cân bằng môi trường sinh thái. “Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ tương lai?” – đó là câu hỏi không chỉ đặt ra cho những người làm du lịch mà cả những người tham gia du lịch và các ngành kinh tế khác, bởi các ngành kinh tế luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau => phát triển bền vững du lịch là nhu cầu cấp thiết.

Đời sống công nghiệp ngày càng căng thẳng, không gian đô thị chật hẹp và lại bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động của con người gây ra. Nhu cầu được sống với môi trường thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Đặc biệt, khi đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu khám phá thiên nhiên, khám phá văn hóa lịch sử độc đáo của các nước ngày càng trở nên phổ biến.

Khu DLVH Suối Tiên có đầy đủ các điều kiện để xây dựng và phát triển bền vững du lịch. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế Suối Tiên mà còn có ý nghĩa như là một địa điểm du lịch bền vững điển hình, từ đó nhân rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

106

thêm các địa điểm khác trên đất nước và dần dần góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.

3.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên 3.2.1. Định hướng chung 3.2.1. Định hướng chung

Theo tôi hiểu, phát triển bền vững là phát triển muôn đời. Phát triển bền vững ngành du lịch phải làm cho các tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Mà tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên chỉ phát triển bền vững chỉ khi chúng phát triển theo qui luật tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn phát triển bền vững khi được duy trì và lưu truyền mãi mãi.

Dựa vào những căn cứ trên, đặc biệt là dựa vào các dự án để phát triển khu DLVH Suối Tiên, trong những năm tới Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên sẽ hướng trọng tâm vào phát triển như sau:

- Dự án Suối Tiên giai đoạn II: Giữ vững định hướng phát triển du lịch bền vững, bên cạnh việc mở rộng diện tích công viên thêm 55 hecta nâng tổng diện tích của Du lịch Văn hóa Suối Tiên lên 105 hecta, song song với công tác bảo vệ môi trường, Suối Tiên còn chú trọng và liên tục đầu tư các mô hình giải trí hiện đại, tầm cỡ, nâng tổng vốn đầu tư lên 5.000 tỷ đồng.

+ Nâng cấp chất lượng dịch vụ tại Du lịch Văn hóa Suối Tiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là chuyên nghiệp hóa công tác phục vụ chuẩn bị đón du khách quốc tế; Đầu tư xây dựng một trung tâm thương mại - dịch

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 108)