Lấy ý kiến quần chúng và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 33 - 34)

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này, năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được nhu cầu của du khách, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của du khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.

Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là quan niệm về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu này của du lịch, cần phải tiến hành nghiên cứu các sức chứa của các địa điểm cụ thể và căn cứ vào đó sẽ có những quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành với các nhóm

đối tượng “khách, thị trường”khác nhau phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ.

1.2.2.7. Lấy ý kiến quần chúng và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương phương

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào Du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng Du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển hợp lý và bền vững. Ngược lại sự phát triển bền vững sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân bản địa nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ. Để đạt được mục tiêu đó, cần có chiến lược phát triển phù hợp của địa phương sở tại.

Để sự tham gia của cộng đồng địa phương thật sự hiệu quả, cần có chiến lược giáo dục bài bản, khoa học và cho phép họ tham gia vào quá trình hoạch định và tiến hành các chiến lược phát triển.

24

Sự đồng lòng giữa công nghiệp Du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan khác nhau là rất cần thiết, đồng thời cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi.

Tham khảo ý kiến quần chúng nhằm tranh thủ sự quan tâm của họ trong việc dung hòa giữa phát triển kinh tế và sự tác động tiềm ẩn của nó lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Đó là việc làm cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp của quần chúng địa phương.

Thiếu sự tham khảo ý kiến giữa cơ quan nhà nước và cộng động địa phương có thể đưa đến sự thù địch và đối kháng thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi.

Các cộng đồng địa phương trên toàn thế giới nếu được trang bị kiến thức đầy đủ, họ sẽ là những người quan tâm nhất và đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường của chúng ta.

Phát triển bền vững là tính đến các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người dựa trên sự lựa chọn, hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hóa. Tham khảo ý kiến mang tính chất then chốt vì nó hàm nghĩa trao đổi thông tin, ý kiến đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng kiến thức và các nguồn lực địa phương.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)