Kỳ quan nhân tạo

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 73 - 85)

- Đại Cung Lạc Cảnh Tiên Ngư

Đại cung Lạc Cảnh Tiên Ngư là một công trình Độc đáo - Ấn tượng được hợp tác giữa tập đoàn DLVH Suối Tiên và tập đoàn hàng đầu về công nghệ giải trí và du lịch Alcol Jaya Indonesia với tổng vốn đầu tư gần 3 triệu USD, với tổng diện

tích 2500m2, sân khấu có sức chứa 1500 người. Đại Cung Lạc cảnh Tiên Ngư là

một đại dương thu nhỏ - nơi diễn ra những màn trình diễn đặc sắc, ấn tượng của những chú cá heo và sư tử biển. Du khách sẽ thật sự bất ngờ, thích thú khi được tận mắt chứng kiến những màn biểu diễn lạ mắt như: tung bóng, nhảy qua vòng lửa, khiêu vũ trên mặt nước, làm toán…quý khách sẽ ngạc nhiên đến không ngờ về sự thông minh và lém lỉnh của những chú cá heo và sư tử biển. Đại Cung Lạc Cảnh Tiên Ngư hiện nay là sân khấu biểu diễn xiếc cá heo và sư tử biển duy nhất tại Việt Nam.

- Thánh Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Được khánh thành ngày 19/11/2010. Tượng cao 36m, đạt kỉ lục là Thánh Tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cao nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng.

- Long Hoa Thiên Bảo

Long Hoa Thiên Bảo là một kỳ quan nhân tạo, là một công trình hoành tráng về văn hoá tâm linh được xây dựng trên nền tảng giá trị triết lý nhân bản của Phật Giáo để hướng tới “Chân – Thiện – Mỹ” kết hợp với các giá trị văn hoá tín ngưỡng dân gian. Công trình như là một hội long hoa nơi hội tụ của các chư Phật, cao Tăng…

Các tác phẩm của công trình được điêu khắc tinh xảo, các tác phẩm được dát vàng và xử lý với kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới. Đây là một công trình độc đáo nhất vùng Đông Nam Á hiện nay. Đây là nơi rất linh thiêng cầu được ước thấy khi tâm linh hướng thiện.

63

Với cấu trúc 2 tầng: tầng trên thờ các vị chư Phật và 18 vị La Hán, tầng dưới thờ 5 bà thánh mẫu và 2 vị thần tài - thổ địa.

Công trình được khởi công xây dựng tháng 01/2004 đến 02/2006, với diện tích 4.000m2, vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng.

Xây dựng “Long Hoa Thiên Bảo” với mong muốn của Ông Tổng Giám Đốc

mang lại cuộc sống an lành – hạnh phúc – may mắn cho CB.CNV và toàn thể du khách đến Suối Tiên.

- Lạc Cảnh Hồ

Về hướng Đông Nam DLVH Suối Tiên có một quần thể vui chơi giải trí hiện đại nằm giữa một cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với tên gọi “Đại Cung Lạc Cảnh Hồ”

Giữa hồ là đảo Quy Long, xung quanh hồ có nhiều trò chơi giải trí cảm giác mạnh như: Bạch Tuộc, Đu Dây Ly Tâm, Rồng Lượn, Xe Điện Đụng, Đi Thuyền Quanh Hồ…..

- Bình Nước Cam Lồ

Tương truyền xưa kia, nơi đây một mạch nước ngầm từ dưới lòng đất phun trào lên, giếng sâu không đụng đáy, mạch nước tinh khiết, mát lạnh đã nuôi sống biết bao nhiêu người, dân gian quen gọi là Giếng Tiên, thường đến lấy và uống, tắm và trị bệnh. Bình nước Cam Lồ ngày nay được tạo trên miệng Giếng Tiên ấy, tạo bố cục chặt chẽ giữa điện thờ Phật Bà và bình nước “ Cam Lồ” cứu nhân độ thế.

- Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn là tên gọi do vua Gia Long đặt cho 5 ngọn núi ở tỉnh Quảng

Nam và thành phố Đà Nẵng (Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn). Nằm bên cánh Rừng Nguyên Sinh và dòng Suối Tiên thơ mộng là một mô hình kiến trúc độc đáo.

- Thác nước chín dòng

Ngũ Hành Sơn cùng với thác nước 9 dòng biểu tượng cho 9 dòng sông Cửu Long đã mang lại phù sa cho đồng bằng miền Tây Nam Bộ đó là: Đại Tiểu, Bát Sát, Hàm Luông, Cổ Chiên, Tranh Đề, Định An, Cung Hầu, Ba Lai. 9 dòng nước chảy

róc rách hội tụ bên bờ Suối Tiên, được xây dựng kết hợp rất tinh tế giữa cảnh rừng nguyên sinh với khí hậu mát mẻ, mang đậm nét hoang sơ. Theo triết học phương Đông, con số 9 cũng là biểu trưng cho con số may mắn.

- Quảng trường Đinh Bộ Lĩnh

Hướng cổng số 2 (cổng Tây Bắc) của Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên là cụm tượng “ Đinh Bộ Lĩnh – Cờ lau tập trận” hình ảnh thời niên thiếu của vị Hoàng Đế đầu tiên của Việt Nam.

Năm 968 ông có công dẹp loạn 12 sứ quân thu giang sơn về một mối, lên ngôi và xưng đế lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, thủ đô đóng tại Hoa Lư, mở ra một thời kì độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước đầu tiên của nước ta.

- Đền thờ phật bà quan Âm

Từ thời xa xưa Phật Bà Quan Âm được Phật Tổ giao việc xuống trần gian cứu nhân độ thế. Từ Nam Hải nơi Đức Phật Bà chân tu thành chính quả người đã đi khắp nơi trên trần thế để cứu khổ, cứu nạn, đại từ đại bi, mang niềm vui, hạnh phúc và may mắn cho nhân gian.

Trong tâm khảm của nhiều người Việt Nam, Đức Phật Bà trở thành huyền thoại về sự linh thiêng và tôn kính, cũng từ niềm tôn kính ấy, điện thờ Phật Bà được xây dựng tại Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên. Đây là một tác phẩm có sự kết hợp hài hòa, tinh tuý mang đậm bản sắc văn hoá – nghệ thuật của dân tộc Việt Nam mang đến cho quý khách niềm say mê, ngưỡng mộ trước sự sáng tạo nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ hết sức tinh vi của các nghệ nhân Suối Tiên.

Tượng Phật Bà được tạc bằng gỗ mun đen có tuổi thọ trên 1.000 năm, lóng gỗ có đường kính 90 cm, dài 260 cm, trọng lượng 1.600 kg, tượng được hoàn thành sau 18 tháng lao động miệt mài của các nghệ nhân tạc tượng (từ 01/01/1993 đến tháng 06/1994).

- Tượng đài Hai Bà Trưng

Thẳng theo hướng vào cổng Tây Môn là tượng đài Hai Bà Trưng – hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị đang cưỡi voi xông trận, phất cờ khởi nghĩa rửa

65

hận nước, trả thù nhà. Hình ảnh Trưng Trắc và Trưng Nhị thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc ta. Trong đó hết sức trân trọng ở khí tiết anh hùng của người phụ nữ Việt Nam.

- Đầu rồng

Hình tượng Rồng lớn nhất Đông Nam Á, thân Rồng có đường kính 3m (bên trong là Thủy Cung) dài 400m uốn lượn bên bờ Suối Tiên. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều lấy Rồng Vàng làm biểu tượng linh thiêng và quyền lực, gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của người dân Việt, tượng trưng cho hồn nước, cho quyền lực của nhà vua. 400 m cũng là biểu trưng cho 4.000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.

Đầu Rồng luôn ngẩng cao đầu, uy nghiêm và hùng dũng – biểu tượng của một dân tộc bất khuất, hiên ngang, không bao giờ khuất phục.

Rồng phun mây nhả mưa tượng trưng cho mưa thuận, gió hoà, thái bình, an lạc – niềm mong ước của cả dân tộc ta từ bao đời nay.

- Đuôi rồng

Hình ảnh đuôi rồng kết hợp với mô hình là những quả trứng tượng trưng, khiến ta nhớ đến huyền sử về mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con, phát tích nòi giống của dân tộc Việt Nam

- Bàn chân giao chỉ-bản đồ Việt Nam

Các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện ra dấu chân của người tiền sử thời nguyên thủy, chứng minh đây là nòi giống của người Việt Nam.

Đây là mô hình khảo cổ học được thể hiện ở hai cụm, cụm ở phía Bắc là hang động của người tiền sử, một cụm ở phía Nam là bàn chân của người khổng lồ mô tả bước chân đầu tiên của người Giao Chỉ đi về phương Nam để khám phá, mở mang bờ cõi.

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

- Cầu Tứ Linh

Đưa du khách qua lại thăm thú cảnh quan dọc hai bên bờ suối, ngang cây cầu Tứ Linh – một sự kết hợp giữa bốn con vật linh thiêng trong truyền thuyết dân gian

Việt Nam. Long – Lân – Qui – Phụng.

Ý nghĩa biểu tượng Tứ Linh:

- Long (Rồng): tượng trưng cho uy quyền

- Lân ( sư tử): tượng trưng cho sức mạnh

- Qui ( Rùa): tượng trưng cho sự trường tồn

- Phụng (Chim phượng hoàng): tượng trưng cho sự cao quý

- Cầu Ô Thước

Cây cầu gợi nhớ câu chuyện tình rất đẹp nhưng ngang trái của đôi trai gái “ Ngưu Lang – Chức Nữ”, cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm các quạ đen lại rủ nhau về đây nối đuôi nhau để tạo thành cây cầu cho Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau.

- Chuỗi nhà hàng Long Phụng

Được mệnh danh là nơi thăng hoa cảm xúc - là nơi giao thoa giữa nghệ thuật ẩm thực của văn hóa Việt Nam với các nước trên Thế Giới. Với một chuỗi gồm 06 nhà hàng: Long Phụng 1, Long Phụng 2, Long Phụng 3, Long Phụng 4, nhà hàng chay Long Hoa Thiên Bảo, khu vực ăn uống tại Biển Tiên Đồng. Tất cả phân bố đều trên suốt những trục đường chính của thiên đường du lịch Suối Tiên.

Chuỗi nhà hàng Long Phụng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về kỹ thuật bếp, với bề dày kinh nghiệm lâu năm, có đội ngũ nhân viên tổ chức sự kiện giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo, sẵn sàng tư vấn và thiết kế cho bạn một tiệc cưới mang đầy tính văn hóa theo nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại, từ Á sang Âu.

Nhà hàng Long Phụng 1: có diện tích gần 2000m2 gồm 1 đại sảnh với sức chứa trên 1200 khách và 1 hội trường có sức chứa 200 khách, tại đây quý khách sẽ được phục vụ những món ăn của cả 3 miền đất nước, các món ăn Á - Âu với giá cả phải chăng. Với kiến trúc trang nhã, phong cảnh thiên nhiên hài hòa, nhà hàng Long

67

Phụng 1 là nơi lý tưởng để tổ chức tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật, đội ngũ đầu bếp lành nghề, cung cách phục vụ tận tình chu đáo. Đặc biệt nhà hàng dành riêng 1 khu vực có không gian thoáng mát để quý khách tổ chức tiệc theo kiểu Buffet ngoài trời.

Nhà hàng Long Phụng 2:l một công trình hoành tráng 2 tầng với tổng diện

tích 5000m2, gồm 4 sảnh có sức chứa 4000 khách và 3 phòng VIP mỗi phòng diện

tích 100m2 với không gian riêng biệt. Nhà hàng máy lạnh cao cấp Long Phụng 2

một công trình mới được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại, tiện nghi, đội ngũ phục vụ tận tình chu đáo, Nhà hàng Long Phụng 2 rất lý tưởng để tổ chức tiệc cưới hỏi, hội nghị,liên hoan, và sinh nhật.

Nhà hàng Long Phụng 3:Tọa lạc ngay bên xa lộ Hà Nội, trục đường huyết mạch nối liền Sài Gòn với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhà hàng Long Phụng 3 có

diện tích 1500m2, kiến trúc trang nhã, lịch sự, thống mát, đội ngũ nhân viên giàu

kinh nghiệm, nhiệt tình luôn làm hài lòng quý khách. Nhà hàng Long Phụng 3 tự hào là điểm hẹn lý tưởng cho những buổi họp mặt, cưới hỏi, sinh nhật hay những bữa cơm gia đình ấm cúng ngoài ra tại đây sẽ thấy được nét đẹp thuần túy của văn hóa ẩm thực Việt nói chung và nghệ thuật ẩm thực miền Tây nói riêng với các món ăn đặc trưng như: thịt kho riệu, canh khổ qua dồn thịt, hào chiên trứng, cá kho tộ, canh chua cá lóc… đặc biệt là đặc sản ẩm thực Nam bộ bánh xèo ăn với rau rừng được chế biến bởi các đầu bếp chính gốc miền Tây giúp gợi nhớ đến văn hóa dân tộc.

- Đảo ông thần tài – phật Di lặc

Hình ảnh Phật Di Lặc – Đại từ đại bi và ông Thần Tài là mô hình có ý nghĩa lớn về mặt giáo dục: người ăn hiền ở lành sẽ luôn luôn được ban phúc.

- Ếch Thần Ngự Kim Sơn

Diện tích là 4.000 m2. Với hình tượng Ếch Thần khổng lồ 3 chân ngậm một

đồng tiền vàng, theo truyền thuyết gặp được Ếch Thần là gặp được sự may mắn, tiền tài, phúc lộc.

Công trình được xây dựng dựa trên một câu chuyện cổ xưa, chuyện kể rằng ngày xưa Lưu Vĩnh một người rất giàu sang, quyền thế. Giàu sang tột đỉnh nhưng

vẫn mãi ưu tư về cuộc sống về tương lai, ông tự hiểu con người cho dù có giàu sang đến mấy khi trở về với đất trời cũng chỉ với 2 bàn tay trắng rồi thì “ cát bụi lại trở về cát bụi” mà thôi. Hiểu được điều này ông đã từ bỏ tất cả, phân phát, bố thí tiền bạc, tài sản cho những người nghèo khổ để đi tìm chân lý cứu giúp người đời.

Chuyện không nói đến đọan kết về ông Lưu Vĩnh nhưng tương truyền sau khi Lưu Vĩnh mất xuất hiện một con ếch chỉ có 3 chân và ai được gặp cũng đều gặp sự may mắn . Hình tượng Ếch Thần muốn nói: con người có đạo đức sẽ luôn gặp may mắn, làm ăn phát tài. Ý nghĩa của công trình là đến với Ếch Thần Ngự Kim Sơn là đến với sự may mắn.

- Hồ Long Quy Ẩn Thủy

Thấp thoáng bên hình tượng con Rồng khi ẩn, khi hiện là hình ảnh Rùa vàng khổng lồ miệng ngậm thanh bảo kiếm nguyện phò vua giúp nước.

Công trình được tái hiện tại Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên gợi cho chúng ta nhớ lại câu chuyện Thần Kim Quy đã giúp An Dương Vương và Lê Lợi đánh đuổi giặc ngoại xâm tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta.

Hồ Long Quy Ẩn Thủy còn là nơi tái hiện lại truyền thuyết “ Sơn Tinh – Thủy Tinh” truyền thuyết được sân khấu hóa một cách sinh động hấp dẫn với những pha đấu phép, bay lượn cực kỳ ngọan mục luôn thu hút khách tham quan.

- Phúc Cung Tam Phước

Cung Tam Phước là một đại cung hoành tráng nằm trên đồi Bạch Tượng. Phía trước có hai tượng Voi Thần đang vươn vòi chào đón khách thập phương.

Đường lên đồi xuyên qua làng Vân Thuỷ, quý khách sẽ gặp tượng phật Di Lặc đang hoan hỷ chờ đón. Trên đỉnh đồi là quãng trường Tam Phước, chính giữa là 03 vị tiên: Phúc – Lộc – Thọ tịnh toạ trên đài Lý Ngư Thuỷ xoay chuyển ban phước lộc lành cho nhân thế muôn nơi. Trên đồi có 04 ngôi Đình Phong Các đón những ngọn gió lành từ khắp bốn phương.

 Đông Đình Các - Đón gió đông - Mùa xuân

 Tuỳ Đình Các - Đón gió nam - Mùa hạ

69

 Bắc đình các - Đón gió bắc - Mùa đông

Phía sau đồi là núi Kim Cương có thác Vàng tuôn chảy ngày đêm. Phúc Cung Tam Phước là biểu tượng của Tam Tài Vạn Lộc, Phúc Đức Trùng Lai.

Với ý tưởng cầu mong cho mọi du khách đến Suối Tiên được vạn sự tốt lành, sang giàu thịnh vượng. Ông Đinh Văn Vui – Tổng Giám Đốc DLVH Suối Tiên đã cho xây dựng công trình “Phúc Cung Tam Phước” và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình.

+ Công trình được khánh thành đầu năm 2005.

+ Vốn đầu tư: 04 tỷ đồng. + Diện tích: 3.000m2

- Hồ cá hóa long

Hồ “Cá Hóa Long” được xây dựng trên một điển tích “Hàng năm Ngọc Hoàng cho tổ chức những cuộc thi dành cho loài cá, nếu vượt qua 3 cửa ải thì con cá đó sẽ hóa thành Rồng. Cá chép đã vượt qua 2 cửa ải, đến cửa ải thứ 3 không vượt qua được nên đầu thì hóa Rồng còn thân vẫn là cá”. Tích chuyện mang ý nghĩa giáo dục: Nếu có quyết tâm và ý chí cao thì nhất định sẽ thành công.

- Miếu thờ thổ thần

Theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, khi định cư nơi nào

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)