Giải pháp về hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 140 - 163)

Phát huy các vận hội hợp tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch, thực hiện hội nhập quốc tế về du lịch.

Tăng cường năng lực cho các chuyên viên hợp tác và nghiên cứu về hợp tác du lịch đối với quốc tế, tạo điều kiện cho việc hợp tác tốt về công nghệ kĩ thuật và

nghiên cứu khoa học.

Chủ động, tích cực triển khai thực hiện các hiệp định có hiệu quả về hợp tác song phương và đa phương.

Đẩy mạnh hợp tác với các địa điểm du lịch trong và ngoài nước nhằm học hỏi được nhiều kinh nghiệm về phát triển du lịch.

Đẩy nhanh chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua liên doanh liên kết, thu hút nguồn chất xám, tri thức, kinh nghiệm của người Việt Nam ở nước ngoài thông qua con đường du lịch.

Mở rộng và phát huy triệt để các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương nhằm tăng cường xúc tiến quảng bá thu hút du khách, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế hình ảnh du lịch Suối Tiên và Sơn Tiên trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khu DLVHST không chỉ có Suối Tiên, rừng tiên, cảnh tiên chào đón, không chỉ chìm đắm trong vương quốc của những chuyện thần thoại, cổ tích, lễ hội, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng, bộn bề, đến đây chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều điều về phong tục, tập quán và vẻ đẹp của vùng đất phương Nam. Với một thành phố lớn, đông dân nhất cả nước, và có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ và cũng là nguồn phát sinh ô nhiễm cao như TP.HCM thì những công trình du lịch văn hóa như khu DLVHST thật sự cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.

Khu DLVHST là một vùng du lịch đặc trưng cho nền văn hóa của dân tộc

nói chung và TP.HCM nói riêng, hội đủ 3 tiêu chí về phát triển bền vững: Kinh tế, Văn hóa và xã hội, Môi trường.

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra chương trình DLBV cho khu DLVHST có một số kết luận sau:

 Khu DLVHST hiện nay đang trên đà phát triển

Điều đó đã thể hiện rõ qua các số liệu hiện trạng du khách đến với Suối Tiên trong 10 năm. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch cũng tăng đáng kể:

Trong các năm qua, lượng du khách trung bình hàng năm khoảng 3.5 triệu lượt người. Mỗi năm tăng 20%, có nhiều triển vọng đối với thị trường quốc tế.

Diện tích hiện nay của khu DLVHST là 55ha và đang mở rộng thêm 50ha đang trong giai đoạn 2, tổng cộng là 105ha, phù hợp với tiêu chí “Luôn luôn đổi mới – luôn luôn phát triển”.

Khu bảo tồn động thực vật ngày càng bổ sung nhiều loài mới, nhân giống các loài quý hiếm, tạo nhiều nguồn gen lạ để bổ sung vào bộ siêu tập sẵn có của khu DLVHST.

Không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà sự phát triển đó cũng đem lại hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lao động tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch .

130

 Tài nguyên động thực vật với nhiều chủng loại khác nhau.

 Các công trình văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.

 Các khu vui chơi giải trí hiện đại và an toàn.

 Tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

 Tổ chức các câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ hoa kiểng,…

 Tổ chức làng ẩm thực với nhiều món ăn đặc trưng khu vực Nam Bộ cùng

với công nghệ chế biến rượu.

 Tạo nhiều khu vực cắm trại vào ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết.

Những nền tảng sẵn có cho một khu DLBV ở khu DLVHST

Tài nguyên tự nhiên:

 Vị trí địa lý: nằm ngay cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đây được coi là khu

vực thuận lợi cho việc thu hút du khách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Địa hình: là lòng chảo nằm giữa hai đỉnh đồi.

 Khí hậu: được coi là “lá phổi xanh” của Thành phố.

 Động vật: gồm có 7 họ, mỗi họ có nhiều loài khác nhau. Trong đó có một

khu bảo tồn quí hiếm như cá sấu,…

 Thực vật: gồm 43 họ, gồm các loại cây gỗ quí, cây ăn trái, cây cảnh, cây

cho bóng mát,…

Tài nguyên nhân văn:

Công trình văn hóa: hiện có hơn 50 công trình văn hóa, trong tổng số hơn 150 công trình tại khu DLVHST. Các công trình văn hóa này mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội:

 Lễ giỗ tổ Hùng Vương, 02/09, tết đoan ngọ.

 Lễ Hội Mùa Xuân - Tết Nguyên Đán.

 Lễ Hội Mùa Hè - Lễ Hội Trái Cây.

 Lễ Hội Mùa Thu - Sinh Nhật Suối Tiên.

 Lễ Hội Mùa Đông - Mừng Giáng Sinh và Chào Năm Mới.

 Ngày Hội Thiện Tâm Nhân Ái.

 Đại Lễ Cầu Siêu.

 Lễ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu

Những đề xuất bổ sung để khu DLVHST trở thành khu DLBV

Quan tâm xúc tiến đào tạo cán bộ và lực lượng lao động trong ngành.

Tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành du lịch nói riêng và đất nước nói chung.

Tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển tham gia hoạt động du lịch.

Từng bước xúc tiến xã hội hóa giáo dục du lịch trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của du lịch, một ngành kinh tế có hiệu quả cao.

Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch có hiệu quả, quan tâm công tác giữ gìn tôn tạo các giá trị văn hóa địa phương, các tài nguyên nhân văn khác và bảo vệ môi trường sinh thái,.. thì chắc chắn khu DLVHST sẽ là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường của địa phương, của TP.HCM và của cả nước.

Kiến nghị:

Hiện nay ngành du lịch ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang rất được quan tâm, DLBV càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, có một số kiến nghị như sau:

♦ Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân, nhằm tạo ra nhiều cơ

hội để ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Đẩy mạnh công tác đào tạo, quản lí và nhận thức sâu sắc về môi trường để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa ngành du lịch hiện nay.

♦ Ba tiêu chí, kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường phải được phát triển một

cách đồng đều.

♦ Khuyến khích xây dựng nhiều công viên, khu du lịch gần gũi với thiên nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

132

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Con người và môi trường, Tủ sách trường Đại học Khoa học tự nhiên.

2. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học quốc gia. 3. Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan (2003), Bài giảng du lịch sinh thái, Thành

phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006), Tài nguyên môi trường

và phát triển bền vững, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật.

5. Thanh Bình, Hồng Yến (2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch, Nhà xuất bản Lao động.

6. Phạm Xuân Hậu (2011), Bài giảng Địa lý du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hòe (1998), Tài nguyên Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục. 9. Nguyễn Kim Hồng, Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Đức Vũ, Đàm

Nguyễn Thùy Dương (2001), Giáo dục môi trường, Nhà xuất bản giáo dục.

10. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt (2010), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

11. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

12. Trần Văn Thông (2003), Qui hoạch du lịch những vấn đề lý luận và

13. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lý du lịch

Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

14. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục. 15. Đinh Văn Vui, Nguyễn Hạnh, Binh Nguyên (1998), Du lịch Suối Tiên cổ

tích và huyền thoại, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.

16. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) 2007, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Ban quản lý khu du lịch Suối Tiên – Phòng thông tin.

18. Bộ văn hóa thể thao và du lịch – Tổng cục du lịch, Báo cáo tổng hợp

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030.

19. Tham luận: Nhu cầu nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh – Th.S Lã Quốc Khánh – Phó Giám Đốc Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

20. Ủy ban nhân dân quận 9 (2009), Qui hoạch sử dụng đất đai quận 9 đến năm 2020.

PHỤ LỤC Nội dung của phiếu điều tra:

Bảng 2.5: Câu hỏi dành cho Ban quản lý

Phần câu hỏi cho ban quản lí

Du khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tỉ lệ (%) khách quay trở lại?

2. Số lượng khách trung bình trong 1 ngày? 3. Mùa nào là mùa cao điểm?

4. Tỷ lệ rủi ro trong du lịch?

Tác động đến môi

trường

5. Chất thải rắn trung bình trong 1 ngày?

6. Tỉ lệ (%) chất thải rắn được xử lí trong 1 ngày? 7. Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do du lịch?

8. Lượng điện, nước sinh hoạt trung bình của khu du lịch trong 1 ngày?

9. Trong khu du lịch sử dụng phương tiện di chuyển gì? 10. Phương tiện di chuyển dử dụng nguyên liệu gì? 11. Có bao nhiêu khu vực vận chuyển và thu gom rác? 12. Có trạm xử lí nước thải không?

Kinh tế

13. Giá vé vào cổng khách phải trả?

14. Giá vé trung bình cho các khu vui chơi giải trí?

15. Đầu tư du lịch cho phúc lợi xã hội? Có được tăng lên hay không?

16. Tỉ lệ (%) GDP kinh tế địa phương? 17. Du khách được hưởng lợi như thế nào?

Cộng đồng địa

phương

18. Hoạt động kinh doanh của dân địa phương chiếm bao nhiêu % trong khu du lịch?

19. Hoạt động kinh doanh bên ngoài của dân địa phương có ảnh hưởng đến khu du lịch như thế nào?

Bảng 2.6: Câu hỏi dành cho Du khách

STT Phần câu hỏi cho du khách

1. Đây là lần thứ mấy Anh (Chị) đến với khu du lịch này?

A. Lần 1 B. Lần 2 C. Lần 3

2.

Khu DLVHST có thật sự là khu du lịch phù hợp với nhu cầu của Anh (Chị) trong cuộc sống hiện nay?

A. Phù hợp B. Bình thường C. Không phù hợp

3. Anh (Chị) đi theo đoàn hay tự túc?

A. Theo đoàn B. Tự túc C. Hình thức khác

4. Anh (Chị) thấy giá vé vào cổng và giá vé các trò chơi có hợp lí không?

A. Hợp lý B. Hơi cao

5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với chương trình hiện tại của khu du lịch Anh (Chị) có muốn bổ sung thêm gì không? Nếu có thì Anh (Chị) muốn bổ sung những gì?

A.Có……… ……… ……… B. Không

6.

Theo Anh (Chị) nơi đây có thật sự là điểm thu hút du khách tốt nhất trong và ngoài nước không?

A. Tốt B. Trung bình C. Không

7.

Anh (Chị) có hài lòng với cách phục vụ của nhân viên trong khu du lịch không?

A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Không hài lòng

8.

Anh (Chị) có thật sự an tâm khi tham gia các trò chơi giải trí trong khu du lịch?

A. Có B. Không

9.

Anh (Chị) có hài lòng với cách cư xử của cộng đồng địa phương ở đây không?

10.

Khu du lịch ở đây thu hút Anh (Chị) ở điểm nào?

A. Động, thực vật C. Các công trình văn hóa

B. Phong cách phục vụ D. Tất cả các điều trên

Suối Tiên nằm trong top 12 công viên giải trí được yêu thích nhất thế giới

Rất nhiều công viên du lịch nổi tiếng nằm trong danh sách này như: vương quốc ma thuật, Walt Disney (Mỹ); Blackpool Pleasure Beach - Lancashire

(Anh); Tivoli Gardens (Đan Mạch); Beijing Shijingshan (Trung Quốc); Công viên

Đại Dương (Hong Kong)...

Suối Tiên xứng đáng nhận danh hiệu sau nhiều năm nỗ lực xây dựng khu công viên mang tính chuyên đề, theo phong cách truyền thống được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khen ngợi.

Ông Đinh Văn Vui, người được mệnh danh “Vua của ngành công nghiệp giải trí Việt Nam” phát biểu: “Chúng tôi hãnh diện nhưng sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều loại hình mới để phục vụ du khách...”.

Theo danh sách công bố của The Traveler zone, khu du lịch văn hóa Suối Tiên của Việt Nam là một trong 12 công viên được yêu thích nhất trên thế giới.

Dưới đây là danh sách 12 công viên giải trí được yêu thích nhất thế giới do website du lịch The Traveler zone bình chọn:

1. Công viên Magic Kingdom tại Disney World – Orlando, Florida (Mỹ)

Magic Kingdom của Disney ở Orlando, Florida là một trong những công viên giải trí thu hút nhiều du khách tham quan nhất thế giới. Năm 2008, đã có khoảng 17 triệu du khách tới thăm công viên này.

Được khánh thành vào năm 1971, Vương quốc diệu kỳ này là cái nôi của nhiều nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Cô bé Lọ lem…

2. Công viên Quần đảo phiêu lưu – Florida (Mỹ)

“Quần đảo phiêu lưu” bao gồm 5 đảo và Cảng nối với nhau theo chiều kim đồng hồ tính từ lối vào công viên. Mỗi đảo được xây dựng theo những chủ đề riêng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong đó mô phỏng lại các truyền thuyết hoặc huyền thoại cổ xưa. Tạm thời, công viên đang được chia thành 3 khu vực nhỏ. Khu vực đầu được thiết kế tương tự như Châu Âu thời trung cổ; khu thứ 2 được thiết kế theo kiểu Ả Rập cổ xưa và khu vực còn lại được thiết kế mô phỏng theo thần thoại Hy lạp.

3. Cedar Point – Ohio (Mỹ)

Đây là công viên giải trí có lịch sử lâu đời thứ 2 tại Mỹ. Ngày nay, công viên này được xem là khu vui chơi giải trí lý tưởng cho cả đại gia đình không chỉ bởi nơi đây có cảnh quan vườn tược, hồ nước tuyệt đẹp mà còn bởi nó sở hữu một bảo tàng lý thú, có một show trượt băng cực hấp dẫn, hàng loạt cửa hàng đồ lưu niệm, thức ăn ngon cùng đường ống trượt nước cho trẻ em thoả sức đùa nghịch trong lúc cha mẹ chúng vãn cảnh.

4. Epcot – Orlando (Mỹ)

Epcot là một công viên chủ đề khác thuộc Walt Disney World Resorts. Đây

là nơi dành riêng cho nền văn hóa thế giới và những cải tiến về mặt công nghệ. Năm

2007, công viên này đã đón trên 1.093 triệu lượt khách tham quan và trở thành công viên có lượng khách tham quan viếng thăm lớn thứ 3 tại Mỹ và thứ 6 trên thế giới.

5. Blackpool Pleasure Beach – Lancashire (Anh)

Nơi đây được xem là một khu phức hợp các công trình, kiến trúc, các khối trò chơi và hệ thống đường ray tàu cao tốc được làm từ gỗ theo lối truyền thống. Blackpool Pleasure Beach hiện đang tái xây dựng thương hiệu với hệ thống đường ray tàu cao tốc mới, các show diễn và một sòng bạc mới.

Theo ước tính, mỗi năm công viên thu hút khoảng 6 triệu lượt khách tham quan. Trong năm 2007, Pleasure Beach từng được xếp hạng là công viên được yêu thích thứ 14 trên toàn thế giới với 5,5 triệu khách tham quan.

6. Công viên Cảng Aventura – Tây Ban Nha

“Cảng Aventure” và công viên Caribe Aquatic là một phần thuộc khu nghỉ dưỡng rộng lớn có tên Costa Dorado ở Tây Ban Nha. Nơi đây nổi tiếng với một đường tàu lượn vòng siêu tốc rộng lớn trải dài từ Drago Khan tới Stampida, đặc biệt, 2 đường ray này đều làm bằng gỗ.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 140 - 163)