3.2.1. Định hướng chung
Theo tôi hiểu, phát triển bền vững là phát triển muôn đời. Phát triển bền vững ngành du lịch phải làm cho các tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Mà tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên chỉ phát triển bền vững chỉ khi chúng phát triển theo qui luật tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn phát triển bền vững khi được duy trì và lưu truyền mãi mãi.
Dựa vào những căn cứ trên, đặc biệt là dựa vào các dự án để phát triển khu DLVH Suối Tiên, trong những năm tới Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên sẽ hướng trọng tâm vào phát triển như sau:
- Dự án Suối Tiên giai đoạn II: Giữ vững định hướng phát triển du lịch bền vững, bên cạnh việc mở rộng diện tích công viên thêm 55 hecta nâng tổng diện tích của Du lịch Văn hóa Suối Tiên lên 105 hecta, song song với công tác bảo vệ môi trường, Suối Tiên còn chú trọng và liên tục đầu tư các mô hình giải trí hiện đại, tầm cỡ, nâng tổng vốn đầu tư lên 5.000 tỷ đồng.
+ Nâng cấp chất lượng dịch vụ tại Du lịch Văn hóa Suối Tiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là chuyên nghiệp hóa công tác phục vụ chuẩn bị đón du khách quốc tế; Đầu tư xây dựng một trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại Du lịch Văn hóa Suối Tiên.
+ Nghiên cứu, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, trước mắt là thị trường khách Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu;
+ Tổ chức và đa dạng hóa các chương trình lễ hội văn hóa, lễ hội về nguồn vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đầu tư xây dựng dự án “ Thành phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên” tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với quy mô 400 hecta thành một Thành phố
Du lịch tầm cỡ khu vực và thế giới với các phân khu chức năng như sau: Khu Du Lịch, Khu nghỉ dưỡng (du thuyền, công viên giải trí và công viên nước, khánh sạn …), khu mua sắm và triễn lãm nghệ thuật, Trung tâm hội nghị, Trung tâm thương mại, Trung tâm tài chính, Khu nhà ở cao cấp, Hệ thống trường học, bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, bãi đậu xe buýt và ô tô,…, dự kiến tổng chi phí đầu tư là 1 tỷ đô la Mỹ.
Trên tinh thần hợp tác giữa TP.HCM và Đồng Nai nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mình trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, sáng 17/10/2009, Tập đoàn Suối Tiên đã tổ chức lễ động thổ xây dựng thành phố du lịch Sơn Tiên tại xã An Hòa, huyện Long Thành.
Dự án cũng đặt ra mục tiêu nối liền để kết hợp và khai thác tốt nhất những
tiềm năng khác nhau của cả hai khu vực Suối Tiên và Sơn Tiên bằng việc đầu tư hệ
thống cáp treo vượt sông Đồng Nai dài 12 km, với kinh phí đầu tư khoảng 15 triệu
đô la Mỹ, không chỉ phục vụ việc đi lại gần nhất cho du khách, mà còn làm phong
phú thêm việc thưởng ngoạn những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng từ tầm nhìn
trên cao. Chắc chắn đây sẽ là công trình mang tính hiện đại chưa từng có trong khu
vực.
Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo vượt sông Đồng Nai nối liền Suối Tiên và Sơn Tiên sẽ tạo ra bước đột phá mới giúp khai thác tốt nhất những tiềm năng khác nhau giữa 2 khu vực, làm phong phú thêm cho việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên từ trên cao. Đây là công trình mang tính hiện đại chưa từng có trong khu vực xuất hiện lần đầu tiên trong dự án này trên địa bàn Đồng Nai.
Với các ưu thế nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP.HCM 30km, Thành phố Biên Hòa 6km, diện tích rộng, cảnh quan thiên nhiên đẹp cộng thêm những tiện ích từ các công trình vui chơi giải trí hiện đại, Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên trong tương lai chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách trong nước và thế giới.
Nếu như Suối Tiên xuất phát điểm dựa trên truyền thuyết “Con Rồng Cháu
108
đến một tương lai bền vững trong thời kỳ phát triển và hội nhập đầu thế kỷ 21 của tập đoàn Suối Tiên. Đó cũng là sự chứng nhận cụ thể nhất kết quả hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, lễ khởi công vào ngày 17
tháng 10 năm 2009 là một mốc dấu ấn thời gian đặc biệt có tính lịch sử và đánh dấu
thời điểm khởi đầu quan trọng của dự án Thành Phố Du Lịch Sinh Thái Sơn Tiên có vốn đầu tư 600 triệu USD .
- Đầu tư xây dựng “Dự án Khu Trung tâm thương mại phức hợp Suối Tiên” tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM với mục tiêu của dự án là: Xây dựng và phát
triển một khu cao ốc thương mại – căn hộ để bán và cho thuê, dự kiến chi phí đầu tư
là 500 triệu đô la Mỹ và một số dự án bất động sản khác tại Quận 1, 3, Gò Vấp –
TP.HCM – Việt Nam.
- Xây dựng Tập đoàn Suối Tiên lớn mạnh về các lĩnh vực: Du lịch, Thương
mại, Y tế, Địa ốc, Tài chính…
3.2.2. Xây dựng chương trình DLBV cho khu DLVHST
3.2.2.1. Tiêu chuẩn để xây dựng chương trình DLBV của khu DLVHST
Tiêu chuẩn chọn lựa loại hình du lịch:
- Điển hình cho một khu du lịch nhân tạo, với nhiều công trình được bê tông
hóa cùng với một hệ sinh thái đặc thù.
- Kiến trúc: các công trình văn hóa, khu vực quản lí và các nhà hàng đều
mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tiêu chuẩn sinh thái:
- Cảnh quan tự nhiên: được duy trì và luôn được trồng mới, hạn chế tối đa sử
dụng hóa chất nông nghiệp.
- Sử dụng chính sách tiêu thụ xanh: để vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh
du lịch, cho nền kinh tế địa phương, cụ thể là:
Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi
trường.
Tránh các hàng hóa quá nhiều bao bì.
- Đối với năng lượng: cần kiểm soát để phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lượng như: thay cửa tự đóng mở bằng cửa mở tay, có hệ thống tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng và tự mở điện khi khách vào phòng, sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng.
- Nước: sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường cừa có
lợi ích cho kinh doanh, vì nhu cầu sử dụng nước trong khu du lịch là rất cao.
- Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường cao tốc là 50m.
- Hàng hóa và chất thải: sử dụng chiến lược 3R
Reuse (tái sử dụng)
Reduce (giảm xả thải): xây dựng chương trình hành động “ít xả thải”,
“cái gì mang vào sẽ được mang ra”.
Recycle (tái chế): tiến hành tái chế phân loại rác, tránh bao bì không
cần thiết.
- Giao thông vận tải: tăng cường vận tải công cộng như đường dành riêng
cho xe đạp và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu đến môi trường.
- Bảo tồn: thực hiện các công tác bảo tồn hệ động thực vật và các công trình
văn hóa.
- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hòa hợp với môi trường,
phù hợp với đời sống của dân địa phương, phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp nhân dân.
Tiêu chuẩn xã hội:
- Tránh xây nhà hàng, khách sạn lớn.
- Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du
lịch.
- Đào tạo: đào tạo cán bộ nhân viên là cốt lõi của sự thành công DLBV, trong
đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép với mục tiêu môi trường và hoạt động kinh doanh du lịch.
110
3.2.2.2. Phân khu vùng
* Khu trung tâm:
Là khu vực đầu tiên đập vào mắt du khách một cái nhìn bao quát về khung cảnh của một khu du lịch mạng đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, với những kiến trúc văn hóa tạo ấn tượng sâu đậm từ chiếc cổng đến sân khấu sẽ đưa du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Xây dựng một nhà bảo tàng văn hóa truyền thống bên trong có các mô hình, hình ảnh, nét sinh hoạt văn hóa, những nhân vật truyền thuyết của Việt Nam.
Với không gian khá rộng, khu trung tâm còn là nơi tổ chức sân khấu ngoài trời vừa hiện đại vừa huyền ảo truyền thống, với phương châm tôn trọng nền văn hóa của dân tộc và đó cũng là nền tảng thế mạnh của khu DLVHST.
Khu trung tâm còn là nơi sinh hoạt câu lạc bộ hoa kiểng, thi chim hót, tổ chức các trò chơi dân gian như đá cá, đá dế, tạo hình tượng bằng trái cây,…
Tổ chức làng ẩm thực Nam Bộ, chế biến rượu đế, rượu chuối với công nghệ dân gian truyền thống của địa phương để khách thưởng thức.
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng phù hợp cho từng khu vực.
* Khu dọc theo con suối chính:
Tổ chức phục hồi các môn thể thao truyền thống như: đá cầu, võ cổ truyền, đua thuyền, phóng lao, bắn ná thun.
Ngoài ra cần tổ chức phong trào hội thi truyền thống như: đánh trống, nhảy bao bố, đập nồi đất, cờ người, đi cà kheo,…
Các bộ môn thể dục thể thao và các trò chơi dân gian truyền thống thường tổ chức trong các dịp lễ, ngày lễ hội hoặc tổ chức hội thi bộ môn các loại hình này. Mọi người có thể trực tiếp tham gia vào cuộc chứ không chỉ tham quan. Khi tổ chức trong các khu vui chơi giải trí nó càng có tính phổ thông và lôi cuốn mọi tầng lớp và nhất là giới trẻ. Đây là loại hình có khả năng hấp dẫn cao đối với khách quốc tế.
Xây dựng các chòi nghỉ mát dọc theo suối với các món ăn dân giã cùng với khung cảnh nên thơ của dòng suối, tạo cho du khách có cảm giác đang sống tại
Ngoài ra việc du ngoại trên dòng suối thơ mộng bằng những chiếc thuyền phao là một thú giải trí tuyệt diệu, du khách có thế ngắm nhìn toàn cảnh của khu DLVHST.
* Khu vườn nhãn:
Đây là khu vực chiếm diện tích lớn 8ha, và trên 10.000 gốc nhãn hạt tiêu trong khu DLVHST do những người tạo lập nên khu du lịch trồng, góp phần tạo cho khu DLVHST thêm một phần thật thú vị.
Tổ chức các buổi cắm trại vui chơi cho giới trẻ tại đây là một điều hết sức cần thiết và thú vị kết hợp với sự quản lí của ban tổ chức về vấn đề môi trường trong cảnh hoang sơ tự nhiên.
Ngoài ra, hằng năm vườn nhãn còn thu hoạch từ 6-8 tấn nhãn hạt tiêu rất ngon và nổi tiếng.
* Khu vực bảo tồn hệ động, thực vật:
Khu DLVHST có một hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Từ đó đã tạo nhiều loại hình giải trí thú vị như câu cá, tham quan thủy cung, tham quan khu động vật, hội thi cây cảnh, ngoài ra hệ thực vật ở đây cũng tạo nên một khu nghỉ dưỡng giải trí với không khí trong lành, các loại hoa kiểng đan xen bốn mùa có hoa nở. Và đặc biệt, khu bảo tồn thực vật ở đây cũng tạo nên một nguồn kinh tế cho ban quản lí và người tiêu thụ.
Độc đáo nhất là khu vực nuôi cá sấu và các loài bò sát như: thằn lằn mối, ký nhông, rắn, trăn bạch được hiệp hội bảo vệ động vật thế giới – CITES – bảo hộ xuất khẩu.
Nói cách khác, với hướng về nguồn, khai thác thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái môi trường, làm thư giãn cho du khách tham quan. Khu DLVHST vừa là khu sản xuất mỹ nghệ cao cấp vừa như một Lâm viên thu gọn kết hợp với địa hình thiên nhiên, rừng nguyên sinh sẽ là nơi tin cậy của người dân thành phố vào những ngày giải trí cuối tuần.
112 Sơ đồ 4. Mô hình ho ạt động khi á p dụng c hư ơng trình D LBV
3.2.3. Phương thức quản lý
3.2.3.1. Xây dựng phương pháp điều hòa môi trường thích hợp nhằm đáp ứng yếu tố sinh thái môi trường của DLBV ứng yếu tố sinh thái môi trường của DLBV
* Khí thải:
Tuy được coi là ngành công nghiệp không khói, nhưng khu DLVHST có thể
gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là khu DLVHST nằm gần trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại, và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Đồng thời việc đốt rác tại khu xử lí rác cũng gây ra một lượng khí ô nhiễm đối với khu du lịch. Do đó việc cần làm với môi trường không khí là:
- Các nhân viên trong ban quản lí nên hạn chế sử dụng xe máy để thực hiện
công tác quản lí trong du lịch.
- Thiết lập một lối đi riêng dành cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa
và vật tư từ bên ngoài vào Suối Tiên, để hạn chế lượng khói và bụi.
- Không xử lí rác thải bằng phương pháp đốt để hạn chế tối đa một lượng lớn
khói bụi, các khí thải độc hại như SOx, NOx, CO2,… để tránh ảnh hưởng đến sức
khỏe của dân địa phương và của nhân viên làm việc tại bãi rác.
* Rác thải:
Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Nhưng đối với khu DLVHST vấn đề vứt rác bừa bãi được quản lí rất chặt, tạo nên một môi trường sạch sẽ, thẩm mỹ trong mắt du khách. Nhưng bên cạnh đó cũng cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách.
- Không đặt sọt rác và phía trong bãi cỏ công viên khu trung tâm để tránh
tình trạng du khách bước vào làm hư thảm cỏ.
- Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài
114
- Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom lượng thải
hàng năm, kiểu loại các chất độc hại cần phải xử lí riêng.
* Nước thải:
Hệ thống cấp nước trong khu DLVHST tương đối đầy đủ. Hiện nay khu DLVHST sử dụng ba nguồn nước chính: nước máy, nước giếng, nước suối, ngoài ra còn sử dụng thêm một nguồn nước biển theo chu kì cần thiết. Nhưng đến nay khu DLVHST vẫn chưa có một hệ thống xử lí nước thải chung cho khu du lịch, hầu hết du khách, ban quản lí và một số hộ gia đình địa phương đều trực tiếp thải ra sông Đồng Nai, vì vậy Suối Tiên nên đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường:
- Thiết lập hệ thống xử lí nước thải cho khu DLVHST trước khi đổ ra sông
Đồng Nai để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
- Hệ thống thoát nước của nhà hàng nên xử lí sơ bộ trước, hiện nay vấn đề
chủ yếu của nhà hàng là tẩy rửa vật dụng thường tạo ra rất nhiều dầu mỡ nên độ bám cục lớn, thường thì những hóa chất tẩy rửa là những hóa chất độc hại, khi thải vào nguồn nước dễ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó nhà hàng nên sử dụng