Khách du lịch

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 61 - 71)

Suối Tiên đã thực sự trở thành một địa danh nổi tiếng và thân quen đối với tất cả mọi người từ khắp các vùng miền trong cả nước và đang tiếp tục chuyển mình

51

vươn lên trở thành một Khu Du lịch “Xanh - Sạch - Đẹp và thân thiện”, mang tầm

cỡ quốc gia và khu vực. Lượng du khách đến Suối Tiên luôn luôn tăng cao, năm sau cao hơn năm trước.

Tính từ ngày mở cửa đến nay, Du lịch Văn Hóa Suối Tiên đã đón trên 40 triệu lượt khách, bằng một nửa dân số nước Việt Nam. Đến với Suối Tiên du khách vừa có dịp nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí, vừa có dịp tìm hiểu, ôn lại những bài học lịch sử như: Đền Thờ Vua Hùng, Biển Tiên Đồng, Quảng Trường Phù Đổng, Quảng Trường Hai Bà Trưng, Quảng trường Đinh Bộ Lĩnh, Quảng trường Trần Hưng Đạo, Quảng trường Tôn Sư Trọng Đạo …

Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng khách du lịch đến với Suối Tiên 2001-2011

Năm Khách nội địa (lượt người) Khách quốc tế (lượt người) Tổng số (lượt người) 2001 1.590.000 700.000 2.290.000 2003 2.326.000 930.000 3.256.000 2005 2.500.000 1.160.000 3.660.000 2007 2.878.000 1.300.000 4.178.000 2009 3.100.000 1.550.000 4.650.000 2011 3.800.000 1.760.000 5.560.000

(Nguồn: Bảng báo cáo thành tích phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên)

Trong mấy năm qua, số lượng khách du lịch đến với Suối Tiên đã tăng nhanh từ 2.290.000 lượt khách năm 2001 lên 5.560.000 lượt khách năm 2011. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về du khách từ năm 2001 rất ổn định và đạt gần 14%/năm. Khách du lịch nội địa chiếm phần lớn tổng số lượng khách đến Suối Tiên.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch đến với Suối Tiên từ năm 2001 – 2011

* Khách du lịch quốc tế:

Đa số khách quốc tế đến với Suối Tiên để thư giãn, giải trí vào các kỳ nghỉ và một phần để nghiên cứu khoa học. Khách du lịch đến từ châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ,…; khách Châu Á họ đến từ các nước như Malaysia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc,.. Đa số họ là những người trẻ tuổi (từ 20 đến 40 tuổi), một ít du khách là những người lớn tuổi, chủ yếu du lịch tự do theo kiểu Tây Ba lô hay các nhóm khách nhỏ đi theo các tour du lịch.

Khách du lịch quốc tế đến Suối Tiên để tìm hiểu về các lễ hội văn hóa tâm linh, văn hóa dân tộc, khám phá thiên nhiên hoang dã.

* Khách du lịch nội địa:

Hơn một nửa du khách nội địa đến với Suối Tiên trong các kỳ nghỉ, lễ hội, chủ yếu du khách đến từ các tỉnh trải dài từ bắc vào nam. Khách du lịch đến với

53

Suối Tiên chủ yếu tham quan các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, vui chơi giải trí với các trò chơi dân gian, trò chơi cảm giác mạnh,…, song song đó du khách còn ôn lại và hồi tưởng đến những kỉ niệm từ thời vua Hùng cho đến ngày nay.

Khách nội địa đến với Suối Tiên bao gồm nhiều thành phần: ngưởi lớn tuổi chủ yếu tham quan những di tích – những khu giải trí, trẻ em đến đây là để vui chơi với nhiều trò chơi hấp dẫn, học sinh – sinh viên đến với mục đích là để thực tập và giải trí.

Bảng 2.2: Tỉ trọng khách du lịch đến với Suối Tiên so với thành Phố Hồ Chí Minh

Năm

Du khách đến thành phố Hồ Chí Minh

(lượt người)

Du khách đến với Suối Tiên (lượt

người)

Tỉ trọng du khách đến Suối Tiên so với

thành phố Hồ Chí Minh (%)

Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế

2001 4.000.000 2.200.000 1.590.000 700.000 39.8 31.8 2003 4.500.000 2.400.000 2.326.000 930.000 51.7 38.8 2005 5.100.000 2.600.000 2.500.000 1.160.000 55.5 44.6 2007 5.400.000 2.700.000 2.878.000 1.300.000 53.3 48.1 2009 5.800.000 2.900.000 3.100.000 1.550.000 53.4 53.5 2011 6.700.000 3.200.000 3.800.000 1.860.000 56.7 58

(Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh du lịch hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh và Suối Tiên)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về khách du lịch đến với Suối Tiên so với thành Phố Hồ Chí Minh

Nhìn chung, tỷ trọng khách du lịch đến với Suối Tiên so với khách du lịch TP.HCM là cao. Từ năm 2001 đến năm 2011, tỉ trọng khách nội địa tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tăng nhanh (từ 1.590.000 lên 3.800.000 lượt khách), còn tỉ trọng khách quốc tế tăng nhanh và liên tục (từ 700.000 lên 1.860.000 lượt khách). Điều này mở ra nhiều triển vọng lớn cho ngành du lịch Suối Tiên, tạo điều kiện ngày càng mở rộng thị trường khách quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

2.3.1.2. Doanh thu từ du lịch

Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch Suối Tiên năm 2001 – 2011

Năm Doanh thu (triệu đồng)

2001 5.000 2003 7.000 2005 11.500 2007 14.000 2009 15.000 2011 22.000

(Nguồn: Bảng báo cáo thành tích phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên)

Doanh thu từ du lịch Suối Tiên không ngừng tăng theo từng năm. Vào năm

2001 doanh thu đạt 5.000 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên 22.000 triệu đồng. Và

trong năm 2012, với mục đích doanh thu là 30.000 triệu đồng. Nhìn chung tình hình doanh thu tại khu DLVHST chiếm một tỉ trọng cao nhất so với các khu du lịch trong TP.HCM.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về doanh thu của khu du lịch văn hóa Suối Tiên

Bảng 2.4: Tỉ trọng doanh thu du lịch Suối Tiên so với doanh thu du lịch của thành phố Hồ Chí Minh Năm Doanh thu du lịch của thành phố Hồ Chí Minh (tỉ đồng) Doanh thu từ du lịch của Suối Tiên (triệu đồng) Tỉ trọng (%) 2001 12.500 5.000 4 2003 16.000 7.000 4,3 2005 24.000 11.500 4,8 2007 31.000 14.000 4,5 2009 35.000 15.000 4,3 2011 49.000 22.000 4,5

(Nguồn: Bảng báo cáo thành tích phát triển du lịch văn hóa Suối Tiên)

So với doanh thu du lịch của TP.HCM, doanh thu du lịch của Suối Tiên chiếm tỉ trọng rất cao. Nhìn chung doanh thu tăng nhanh qua các năm từ 5.000 triệu đồng năm 2001 tăng lên 22.000 triệu đồng năm 2011. Bên cạnh đó, tỉ trọng doanh thu của Suối Tiên so với TP.HCM lại tăng giảm không đều, nguyên nhân là do tổng doanh thu qua các năm bị chênh lệch. Khu DLVHST đã thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách nội địa, vì thế doanh thu không ngừng tăng nhanh qua các năm, từ đó góp phần vào sự phát triển cho ngành du lịch Suối Tiên nói riêng và cho TP.HCM nói chung.

2.3.1.3. Sản phẩm ngành du lịch

Suối Tiên có rất nhiều sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa xã hội, bao gồm hệ thống khu bảo tồn động thực vật, các công trình văn hóa có quy mô lớn và các ngày lễ hội lớn trong năm.

Từ năm 2004 đến nay, lễ hội trái cây Nam Bộ đã trở thành một hoạt động văn hóa du lịch phản ánh và tôn vinh những giá trị thành quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của khu vực Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

57

Vươn tầm xa hơn, lễ hội trái cây sẽ trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo khi đưa vào chương trình tour của các hãng lữ hành nội địa và quốc tế, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố Hồ Chí Minh với du khách trong nước và quốc tế; sản phẩm du lịch sinh thái, nhà vườn đặc sắc dành cho đối tượng học sinh trong mỗi dịp hè.

Chính vì thế, Khu du lịch Suối Tiên tiếp tục tổ chức chương trình Lễ hội trái cây Nam Bộ năm 2012 từ ngày 01/06 đến ngày 23/06/2012 với quy mô phong phú, đa dạng và từng bước nâng tầm sự kiện thông qua việc tham gia của một số nước trong khu vực.

Sản phẩm du lịch chính là sự trải nghiệm của khách du lịch về điểm đến du lịch. Vì vậy, điểm đến nào mang lại sự trải nghiệm càng đa dạng, càng thú vị cho khách du lịch sẽ quyết định sự thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch.

Mặt khác, để "nuôi dưỡng" những sản phẩm du lịch lâu dài, ngành du lịch mỗi địa phương cần tăng cường quảng bá thông qua việc tổ chức các đoàn khảo sát cho hãng lữ hành và giới truyền thông trong nước cũng như quốc tế.

2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch

Khu DLVHST có hệ thống các xe vận chuyển du khách tham quan rất hiện đại gồm:

+ Có 10 tuyến xe lửa, trong đó có 6 xe lửa điện chở được 96 người và 4 xe còn lại chở được 80 người.

+ Có 15 chiếc taxi du lịch phục vụ cho 1 tài xế và 3 người khách. Đây là loại taxi chạy bằng xăng, được thiết kế dành riêng cho Suối Tiên. Với lượng nhả khói rất ít, không ảnh hưởng đến môi trường.

+ Có 2 xe vận chuyển rác, vào những ngày cao điểm đông khách thì có 3 xe. + Có 4 xe chở hàng hóa và thức ăn từ nội thành ra.

+ Ngoài ra còn có 1 số phương tiện vận chuyển vật tư như xe chở đá, cát, vật tư phế liệu.

2.3.1.5. Tiếp thị và xúc tiến du lịch

Trước đây công tác tiếp thị ở khu DLVHST không được phát triển mạnh, nhưng sau này do công nghệ thông tin quần chúng phát triển mạnh, vì vậy công tác tiếp thị cũng trở nên nhanh hơn, hiện đại hơn, tiết kiệm được thời gian. Hiện nay ở Suối Tiên thực hiện công tác tiếp thị qua các hình thức như: phát tờ bướm, báo, đài, bưu điện, internet,… chủ yếu trong 3 đợt:

o Đợt 1: trước ngày 30-04, 01-05, Lễ hội trái cây Nam Bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Đợt 2: trước ngày 02-09

o Đợt 3: trước Noel, tết Dương lịch và tế Âm lịch.

Sau khi tổ chức 3 đợt trên, công viên tiếp tục xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, làm mới để chuẩn bị cho các đợt đón khách tiếp theo, cụ thể là:

* Phát tờ bướm:

Đây có thể được coi là công tác tiếp thị cổ điển nhất và hiệu quả nhất. Trên đó có tất cả các mô hình, công trình văn hóa, sơ đồ hoạt động của Suối Tiên. Ở Suối Tiên quá trình phát tờ bướm được thực hiện ở khắp các tỉnh Miền Trung, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ. Công việc này được thực hiện bởi một lực lượng gồm 20 người, đi các tỉnh liên tục trong vòng nửa tháng với 300.000 catologue cho một đợt.

* Đài truyền hình:

Khu DLVHST thực hiện công tác tiếp thị là chủ yếu kết hợp với các đài truyền hình như đài truyền hình TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh. Điểm mạnh nhất là đài truyền hình TP.HCM và Bình Dương, được thực hiện chủ yếu qua quảng cáo, phóng sự,… liên tục nửa tháng trong đợt.

* Báo, bưu điện:

Đối với các nhà lãnh đạo TP.HCM, các cơ quan chức năng, các công ty: Suối Tiên thực hiện công tác tiếp thị qua hình thức gởi trực tiếp đến tay họ trước mỗi đợt.

59

* Website, Internet:

Hiện nay, khu DLVHST đã có một website nói về các hoạt động nhằm thu hút các tất cả mọi người và lướt web và đến với Suối Tiên, với trang web là

www.suoitien.com. Đây là một trong những hoạt động tiếp thị hiện đại nhất hiện

nay, nhằm cung cấp cho du khách những kiến thức đầu tiên về khu DLVHST trước khi họ tham quan.

2.3.1.6. Nguồn nhân lực du lịch

Theo báo cáo thống kê của các sở quản lý du lịch Suối Tiên, với hơn 1.500

lao động đang làm việc tại khu DLVH Suối Tiên, đây chính là nguồn lao động dồi dào giúp cho quá trình phát triển của Suối Tiên được bền vững.

Tiêu chí của Suối Tiên là Xanh – sạch – đẹp, cây xanh phải luôn được trồng mới, cây nào chết phải bổ sung và trồng cây mới ngay, quét rác vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Muốn làm được như vậy, nhân viên phải qua lớp học về nghiệp vụ và lớp nghiệp vụ này chính là lớp huấn luyện về môi trường.

Ví dụ: khu DLVHST đưa ra quy định

o Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo các tuyến đường đi của

du khách.

o Không đặt sọt rác nằm phía trong những bãi cỏ, để tránh du khách bước vào thảm cỏ.

o Bố trí đội ngũ nhân viên quét rác, phân chia rải rác theo khu vực.

o Trước khi ra về khoảng 15 phút, các nhân viên phải thu dọn sạch sẽ

chỗ mình làm việc.

2.3.1.7. Thông tin du lịch

Cách ứng xử của du khách và thái độ của họ đối với khu du lịch là chìa khóa dẫn đến DLBV. Vì vậy, việc giải thích, thuyết phục, thông tin là việc làm mà các nhà kinh doanh du lịch phải thường xuyên thực hiện. Và khu DLVHST cũng vậy, luôn có chương trình đào tạo mới cho cán bộ kinh doanh du lịch nhằm giúp họ thực hiện tốt chức năng này.

 Chủ động: tạo môi trường luôn sạch, luôn có các sọt rác trên lối đi của du khách nhằm tác động đến du khách để du khách biết xả rác đúng nơi đúng chỗ.

 Thụ động: có những bảng khuyến cáo như “Xin vui lòng bỏ rác vào

sọt”, “Xin vui lòng bỏ rác đúng nơi qui định”, “Xin vui lòng đừng xả rác” hoặc mạnh hơn là “Nếu xả rác sẽ bị phạt”, từ đó sẽ tạo cho du khách ý thức bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan sạch sẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối tiên (thành phố hồ chí minh) (Trang 61 - 71)