- Qua bảng 3.15 ta thấy ở các dòng biến dị đẻ nhánh khỏe có chiều cao hơn so với đối chứng. Ở liều xạ 40 kR cây có chiều cao trung bình 125, 23 cm và liều xạ 30 kR là 123,77 cm trong khi đối chứng có chiều cao trung bình là 122,33cm.
- So với giống gốc có khả năng đẻ nhánh thấp (6- 7 nhánh / khóm) thì các dòng biến dị đẻ nhánh khỏe đều cho số nhánh trên khóm cao hơn (10 – 13 nhánh / khóm). Đây là đặc tính tốt góp phần đáng kể trong việc số bông hữu hiệu trên khóm làm tăng năng suất cây trồng.
- Chiều dài bông ở các dòng biến dị đẻ nhánh khỏe ngắn hơn so với đối chứng, từ đó làm giảm số lượng hạt trên bông.
- So với đối chứng thì ở các dòng biến dị có tỉ lệ hạt lép thấp hơn.
- Khối lượng 1000 hạt giữa đối chứng và dòng biến dị tương đương nhau (dao động từ 20,12 – 20,27 gr).
Mặc dù so với đối chứng các dòng biến dị có số hạt trên bông thấp hơn nhưng do tỉ lệ hạt lép thấp hơn và số bông hữu hiệu trên khóm khá cao làm cho năng suất cá thể của các dòng biến dị này tăng lên đáng kể.
Bảng 3.15 Đặc điểm nông sinh học của dạng biến dị đẻ nhánh khỏe ở 207CH STT Chỉ tiêu khảo sát 207CH ĐC 207CH 30 kR 207CH 40 kR 1 Sức sống của mạ 5 5 5
2 Chiều cao cây (cm) 122,33 ± 3,21 125,23 ± 3,41 123,77± 3,92
3 Độ cứng cây 1 1 1
4 Độ thoát cổ bông 3 3 3
5 Khả năng đẻ nhánh 5,4 ± 0,93 11,1 ± 1,86 10,97 ± 1,94
6 Độ tàn lá 1 1 1
7 Độ rụng hạt 1 1 1
8 Thời gian sinh trưởng
(ngày) 110 112 -115 110 – 115
9 Số bông hữu hiệu 4,37 ± 1,07 9,07 ± 1,38 8,23 ± 1,48 10 Chiều dài bông (cm) 26,57 ± 0,73 25,4 ± 1,48 25,57 ± 1,04 11 Số hạt trên bông 132,17 ± 6,75 127,4 ± 6,08 126,33 ± 5,7 12 Tỉ lệ hạt lép (%) 22,57 ± 4,7 19,82 ± 4,08 20,96 ± 4,11
13 Khối lượng 1000 (gr) 20,24 20,12 20,27