Biến dị chín muộn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát sinh đột biến ở thế hệ m2 của một số dòng lúa chịu hạn (Trang 80 - 82)

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện các biến dị chín muộn ở 2 lô thí nghiệm 207CH và 208CH.. Xét riêng ở mỗi lô thấy rằng tần số biến dị chín muộn ở 40 kR luôn cao hơn so với liều xạ 30 kR.

So sánh giữa 2 lô thí nghiệm cho thấy ở lô 207CH có tần số biến dị cao hơn so với 208CH ở cả hai liều xạ 30 kR và 40 kR. Trong khi đó ở lô 7CH không thấy xuất hiện biến dị chín sớm và biến dị muộn. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của tia gamma nguồn Co60lên mỗi lô thí nghiệm là không như nhau.

So với đối chứng thì giống 207CH khi xử lý phóng xạ 30 kR xuất hiện biến dị chín muộn có thời gian sinh trưởng 114 ngày và ở liều xạ 40 kR là 113 ngày. Như vậy thời gian sinh trưởng chậm hơn so với đối chứng từ 7 – 8 ngày.

Giống 208CH khi xử lý liều xạ 30 kR đã xuất hiện biến dị chín muộn có thời gian sinh trưởng là 122 ngày và liều xạ 40 kR là 125 ngày. So với đối chứng, biến dị đã làm kéo dài thời gian sinh trưởng từ 8 – 11 ngày.

Theo Trần Duy Quý và cộng sự (1978) cho rằng có 5 gen quy định tính chín sớm Efm, Efk, Efg, Efo và Eff, các alen này có biểu hiện trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Các giống có thời gian sinh trưởng trung bình mang tổ hợp 5 alen Efm, Efg, Efk, Efo và Eff trong đó Efm có hiệu quả ức chế các alen còn lại. Các dạng chín muộn mang 6 alen Ef2

, Efm, Efg, Efk, Efo, Eff, trong đó có 2 alen Ef2

và Efm ức chế hiệu quả chín sớm và kiểm tra tính chín muộn [16]. Có thể dưới tác động của tia gamma đã làm biến đổi các alen trội Ef2

và Efm thành các alen lặn làm xuất hiện các đột biến chín sớm.

Hình 3.21 Biến dị chín muộn ở 208CH 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 207CH 208CH 7CH 10CH ĐC 30 kR 40 kR Tỉ lệ %

Biểu đồ 3.16Biểu đồ tần số biến dị chín muộn ở M2

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát sinh đột biến ở thế hệ m2 của một số dòng lúa chịu hạn (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)