Biến dị về khả năng đẻ nhánh

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát sinh đột biến ở thế hệ m2 của một số dòng lúa chịu hạn (Trang 69 - 77)

Nhánh lúa là một cây lúa mọc từ mầm nhánh trên cây mẹ, do đó nhánh lúa có đủ thân, lá, rễ và có thể sống độc lập, trổ bông kết hạt được.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học quyết định đến số bông và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.

Theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” IRRI [10], khả năng đẻ nhánh của cây lúa được chia thành 5 loại chính:

- Điểm 1: Rất cao (hơn 25 nhánh/cây) - Điểm 3: Tốt (20-25 nhánh/cây)

- Điểm 5: Trung bình (10-19 nhánh/cây) - Điểm 7: Thấp (5-9 nhánh/cây)

- Điểm 9: Rất thấp (< 5 nhánh/cây)

Bảng 3.10Sự phát sinh biến dị khả năng đẻ nhánh ở M2 dưới tác dụng của tia

gamma (nguồn Co60) ở các giống nghiên cứu.

Giống lượng Liều Tổng số cá thể Biến dị đẻ nhánh nhiều Biến dị đẻ nhánh ít Số lượng f% + m% Số lượng f% + m% 207 CH 980 980 0 0 0 0 942 942 5 0,53+0,24 3 0,32 +0,18 896 896 7 0,78+0,29 3 0,33 +0,19 208 CH 982 982 0 0 0 0 938 938 3 0,32 +0,18 5 0,53 +0,24 925 925 5 0,54 +0,24 4 0,43 +0,22 7CH 976 976 0 0 0 0 907 907 5 0,55 +0,25 2 0,22 +0,16 879 879 5 0,57 +0,25 3 0,34 +0,2 10 CH 980 980 0 0 0 0 945 945 8 0,85 +0,3 4 0,42+0,21 914 914 10 1,09 +0,34 6 0,66 +0,27 Tính chung 11264 48 0,43 +0,06 30 0,27 +0,05 Nhận xét 3.3.1.1. Biến dị đẻ nhánh nhiều

Sự tăng khả năng đẻ nhánh góp phần tạo điều kiện tăng số bông hữu hiệu trên khóm, quyết định năng suất.

Các giống lúa nghiên cứu ở mẫu đối chứng có số nhánh trên khóm thấp, chủ yếu dao động từ 6 -8 nhánh trên khóm. Sau khi xử lý phóng xạ chúng tôi đã thu được các biến dị làm tăng số nhánh từ 12 – 13 nhánh trên khóm, trong đó có những bụi đẻ nhánh rất khỏe (16 nhánh/ khóm).

Qua số liệu bảng 3.10 ta thấy rằng biến dị đẻ nhánh nhiều đều xuất hiện ở tất cả các giống nghiên cứu. Đặc biệt ở giống 10CH thu được tần số biến dị cao nhất ở liều xạ 30 kR là 0,85 +0,3 và 40 kR là 1,09 +0,34 so với các giống còn lại.Bên cạnh đó biến dị đẻ nhánh nhiều lại xuất hiện ít nhất ở giống 208CH, đối với liều xạ 30 kR thì TSĐB là 0,32 +0,18 và 40 kR thì thu được TSBD là 0,54 +0,24. Điều này chứng tỏ tác dụng của tia phóng xạ ảnh hưởng không giống nhau giữa các giống khác nhau.

Xét riêng trong cùng một giống khi xử lý tia gamma ở liều xạ 40 kR thu được tần số biến dị cao hơn so với liều xạ 30 kR.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 207CH 208CH 7CH 10CH ĐC 30 kR 40 kR Tỉ lệ %

Khush và Cs (1991) cho biết khả năng đẻ nhánh liên quan với các alen thuộc 3 locus “Ti -1”; “Ti-2”; “Ti-3”. Đẻ nhánh khỏe là tính trạng lặn được kiểm soát bởi các alen: ti 1, ti 2, ti 3 và các alen này tác động theo kiểu cộng tính [3]. Như vậy, các alen trội quy định khả năng đẻ nhánh yếu, do đó giống lúa đẻ nhánh rất yếu sẽ đồng hợp về 3 cặp gen trội (Ti1Ti1Ti2Ti2Ti3Ti3). Các giống đẻ nhánh yếu sẽ có 1 cặp gen lặn (Ti1Ti1Ti2Ti2ti3ti3, Ti1Ti1ti2ti2Ti3Ti3 hoặc ti1ti1Ti2Ti2Ti3Ti3), giống đẻ nhánh trung bình sẽ có 2 cặp gen lặn (Ti1Ti1ti2ti2ti3ti3, ti1ti1ti2ti2Ti3Ti3 hoặc ti1ti1Ti2Ti2ti3ti3) và các giống đẻ nhánh khỏe nhất sẽ chứa cả 3 cặp gen lặn (ti1ti1ti2ti2ti3ti3).

Hình 3.14 Biến dị đẻ nhánh nhiều ở 208CH

30 kR

Có thể trong quá trình xử lý phóng xạ, tia gamma đã làm biến đổi các alen trội thành các alen lặn. Các alen lặn này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh nên làm xuất hiện các đột biến đẻ nhánh nhiều ở M2.

Hình 3.15 Biến dị đẻ nhánh nhiều ở 10CH Hình 3.16 Biến dị đẻ nhánh nhiều ở 7CH 30 kR ĐC 40 kR 30 kR ĐC 40 kR

Hình 3.17 Biến dị đẻ nhánh nhiều ở 207CH

3.3.1.2. Biến dị đẻ nhánh ít

Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi cũng thu được các cá thể đẻ nhánh rất thấp, chỉ từ 2 – 3 nhánh trên khóm. Dạng biến dị này tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng cho đến khi thu hoạch.

Nguyên nhân của sự phát sinh biến dị dạng này có thể do sự biến đổi các alen lặn thành alen trội dưới tác dụng của tia phóng xạ. Tổ hợp từ 2 đến 3 cặp gen trội sẽ làm giảm khả năng đẻ nhánh ở lúa. Ở giống gốc có khả năng đẻ nhánh từ 6 – 8 nhánh/khóm, có thể có kiểu gen là Ti1Ti1Ti2Ti2ti3ti3, Ti1Ti1ti2ti2Ti3Ti3 hoặc ti1ti1Ti2Ti2Ti3Ti3. Dạng biến dị chỉ đẻ nhánh từ 2 – 3 nhánh / khóm đã làm alen lặn thành alen trội nên có thể có kiểu gen Ti1Ti1Ti2Ti2Ti3ti3, Ti1Ti1Ti2ti2Ti3Ti3 hoặc Ti1ti1Ti2Ti2Ti3Ti3

Qua số liệu bảng 3.10 cho thấy biến dị đẻ nhánh ít xuất hiện ở tất cả các giống nghiên cứu. Khi xử lý tia phóng xạ ở liều 30 kR ở giống 208CH xuất hiện với tần số cao nhất so với các giống còn lại (0,53 +0,24) và thấp nhất ở giống 7CH chỉ với 0,22 +0,16. Mặt khác dưới tác dụng của liều xạ 40 kR tần số biến dị cao nhất ở giống 10CH với 0,66 +0,27 và thấp nhất ở giống 207CH chỉ với 0,33 +0,19. Trong cùng một giống tần số xuất hiện biến dị ở liều xạ 30 kR thấp hơn so với liều xạ 40 kR như: 207CH, 7CH và 10CH. Riêng ở giống 208CH tần số biến dị ở liều xạ 30 kR là 0,53 +0,24 cao hơn so với liều xạ 40 kR là 0,43 +0,22.

Như vậy nếu tính chung cho tất cả các lô thí nghiệm, cho thấy tần số biến dị đẻ nhánh ít là 0,27 +0,05 thấp hơn so với biến dị đẻ nhánh nhiều là 0,43 +0,06.

Tóm lại, khi xử lý tia phóng xạ, ở các lô thí nghiệm đều xuất hiện biến dị đẻ nhánh nhiều và biến dị đẻ nhánh ít. Tuy nhiên, các nhà chọn giống chỉ quan tâm đến những biến dị có lợi trong quá trình chọn giống. Biến dị đẻ nhánh nhiều được xem là biến dị có ý nghĩa vì nó làm tăng số bông hữu hiệu trên khóm, góp phần tăng năng suất cây trồng.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 207CH 208CH 7CH 10CH ĐC 30 kR 40 kR Tỉ lệ %

Hình 3.18 Biến dị đẻ nhánh ít ở 10CH

Hình 3.19 Biến dị đẻ nhánh ít ở 208CH

30 kR 40 kR

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát sinh đột biến ở thế hệ m2 của một số dòng lúa chịu hạn (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)