Những thể biến dị chín sớm sau khi được chọn lọc tiếp tục gieo sang M3 để theo dõi các tính trạng nông sinh học như sau
- Thể biến dị này có sức sống qua các giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ tương đương với giống gốc.
- Qua bảng 3.14, ta thấy chiều cao cây giữa các dòng biến dị chín sớm và giống gốc tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhiều.
- Đặc tính chín sớm vẫn được duy trì. So với đối chứng chín sớm hơn từ 11 – 13 ngày. Có thể khẳng định đây là thể biến dị làm rút ngắn thời gian sinh trưởng.
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng giống gốc và các dòng biến dị chín sớm đều có khả năng đẻ nhánh thấp (5- 7 nhánh). Từ đó dẫn đến hình thành số bông hữu hiệu trên khóm cũng không cao, trong đó cao nhất ở giống gốc và thấp nhất ở liều xạ 30 kR.
- So với giống gốc, các dòng biến dị chín sớm đều có chiều dài bông tương đương nhau. Tuy nhiên khi tiến hành đếm số hạt trên bông chúng tôi thấy rằng số lượng hạt trên bông lại thấp hơn so với đối chứng.
- Qua bảng 3.14 ta thấy khối lượng của 1000 hạt giữa các dòng biến dị chín sớm và đối chứng tương đương nhau dao động từ 20,08 đến 20,63 gr.
- Vì năng suất cá thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tỉ lệ hạt lép, số hạt trên bông và số bông hữu hiệu nên các thể đột biến chín sớm có năng suất cá thể thấp hơn so với đối chứng.
Như vậy, mặc dù đây là thể biến dị rút ngắn thời gian sinh trưởng nhưng lại cho năng suất không cao so với đối chứng.
Bảng 3.14 Đặc điểm nông sinh học của dạng biến dị chín sớm ở 10CH STT Chỉ tiêu khảo sát 10CH ĐC 10CH 30 kR 10CH 40 kR 1 Sức sống của mạ 5 5 5
2 Chiều cao cây (cm) 100,83 ± 3,24 100,13 ± 2,67 100,43 ± 3,73
3 Độ cứng cây 1 1 1
4 Độ thoát cổ bông 1 1 1
5 Độ tàn lá 1 1 1
6 Độ rụng hạt 1 1 1
7 Thời gian sinh trưởng
(ngày) 108 95 97
8 Số bông hữu hiệu 4,87 ± 0,9 4,5 ± 0,94 4,67 ± 1,15 9 Chiều dài bông (cm) 24,57 ± 0,63 24,37 ± 1,03 24,53 ± 1,2 10 Số hạt trên bông 127,57 ± 14,73 117,8 ± 13,36 113,13 ± 12,72 11 Tỉ lệ hạt lép (%) 19,27 ± 4,98 18,79 ± 4,23 19,38 ± 4,82
12 Khối lượng 1000 (gr) 20,12 20,08 20,63