Phương pháp quan sát, mô tả hình thái và thu thập số liệu ở M2

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát sinh đột biến ở thế hệ m2 của một số dòng lúa chịu hạn (Trang 36 - 37)

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành thu thập số liệu theo các chỉ tiêu sau để nghiên cứu sự phát sinh biến dị ở thế hệ thứ hai (M2):

Các tính trạng về hình thái:

• Cây cao hơn hay thấp hơn cây cao nhất hoặc thấp nhất của đối chứng từ 10 – 20 cm trở lên được coi là đột biến cây cao hoặc đột biến cây thấp.

• Bông dài hoặc ngắn hơn bông dài nhất hoặc ngắn nhất ở lô đối chứng từ 3cm trở lên được coi là biến dị bông dài hoặc bông ngắn.

• Biến dị về màu sắc thân, lá, kiểu bông và hình dạng màu sắc hạt được xác định bằng mắt thường.

• Bông có hạt xếp gối bằng hoặc lớn hơn 1/3 hạt là biến dị bông có hạt xếp xít. Về chỉ tiêu sinh lý:

 Khả năng đẻ nhánh:

• Khóm có số nhánh nhiều hơn khóm nhiều nhánh nhất của lô đối chứng từ 5 nhánh trở lên được coi là biến dị đẻ nhánh khỏe, còn khóm chỉ có 1-2 nhánh được coi là biến dị đẻ nhánh ít hoặc mất khả năng đẻ nhánh.

 Thời gian sinh trưởng:

• Khóm chín sớm hoặc chín muộn hơn đối chứng từ 7-10 ngày trở lên được coi là biến dị chín sớm hoặc chín muộn.

Về các yếu tố cấu thành năng suất:

• Khóm có số bông hữu hiệu nhiều hơn khóm nhiều bông nhất ở lô đối chứng từ 3 bông trở lên được coi là biến dị tăng số bông hữu hiệu.

• Bông có hạt nhiều hơn bông có hạt nhiều nhất ở lô đối chứng từ 30 hạt trở lên hoặc ít hơn 20 hạt trở lên được coi là biến dị tăng hoặc giảm số hạt/bông.

Tần số từng loại biến dị được xác định bằng tỉ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể mang biến dị và tổng số cá thể trong lô sống đến thời điểm đó.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phát sinh đột biến ở thế hệ m2 của một số dòng lúa chịu hạn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)