Để hiểu rõ thực trạng nguồn lực con người ở Bắc Ninh, cần nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh (chủ yếu trong nông nghiệp và làng nghề).
- Sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và làng nghề.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với quá trình phát triển công nghiệp, nghĩa là tỉ trọng nông nghiệp trong GDP toàn tỉnh giảm dần. Điều đó được thể hiện như sau: Năm 1997 là 44,7%; 1998 là 44,1%; năm 1999 là 40,6%; năm 2000 là 36,7%, năm 2001 là 34% và năm 2002 là 31,7%.
So với năm 2000, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 34,4% lên 40%, dịch vụ tăng từ 27% lên 28,3%.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp làm cho lực lượng lao động có xu hướng giảm. Trong khi đó lực lượng lao động trong các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là: tỉ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 17,6%, công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 50,2%, dịch vụ chiếm 32,2%. Lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 50% so với các ngành sản xuất ra của cải vật chất- tinh thần của toàn xã hội trên địa bàn tỉnh [15,49].
Chiến lược phát triểnGD-ĐT của tỉnh phải đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu này, đáp ứng sự phát triển của cả ba khu vực, nhất là khu vực II và III.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh còn có sự chuyển dịch cơ cấu trong làng nghề. Theo số liệu của cục thống kê Bắc Ninh, tính đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 62 làng nghề, thu hút được 44.663 lao động, chiếm 8,5% lao động xã hội toàn tỉnh, trong đó số làng nghề truyền thống là 31. Các làng nghề của tỉnh khá đa dạng và hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quan trọng và tập trung chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến có 53 làng nghề. Giá sản xuất của các làng nghề đạt 200 tỷ đồng trong năm, chiếm 74% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, đóng góp cho ngân sách hơn 1,5 tỷ đồng tạo việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động ở địa phương.
Tính đến năm 2000, các làng nghề Bắc Ninh có 72 Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và 196 hợp tác xã kinh doanh và sản xuất, thu hút 44.663 lao động, đạt giá trị sản xuất hơn 561.32 tỷ đồng.
Hiện nay, làng nghề Bắc Ninh đang có sự thay đổi sâu sắc, điều đó biểu hiện: có một số làng nghề đang gặp khó khăn do sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, giá cả,.. nên có nguy cơ mai một như tranh Đông Hồ (Thuận Thành), cày bừa Đông Xuất (Yên Phong), dao kéo vát (Quế Võ). Trong khi đó, một số làng nghề biến đổi mới, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như làng nghề Giấy Gió
(Dương ổ-Yên Phong) trước sản xuất giấy làm ngòi pháo, nay chuyển sang làm giấy vệ sinh cho năng suất lao động cao. Làng nghề mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn) phát triển mạnh mẽ, sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng (cả ở trong nước và ngoài nước). Các làng nghề khác như thép Đa Hội, dệt Tương Giang (Từ Sơn) phát triển được đều như vậy.
Từ sự chuyển biến này đặt ra yêu cầu đối với nguồn lực con người trong các làng nghề: phải biết mạnh dạn đổi mới sản phẩm, phải có tay nghề cao, phải tiếp cận công nghệ hiện đại,… Muốn vậy phải có chương trình đào tạo lại, đào tạo mới lực lượng lao động ở tất cả các làng nghề trong tỉnh.
- Thực trạng nguồn lực con người.
* Số lượng và cơ cấu nguồn lực con người.
Như chúng ta đã biết, nguồn lực con người của một quốc gia hay một tỉnh được tạo ra từ quy mô dân số, mà trực tiếp là lực lượng lao động. Năm 1990, Bắc Ninh có khoảng 827000 người, thì nay theo kết quả điều tra tại thời điểm 02/07/2002 của sở lao động- thương binh xã hội và cục thống kê của tỉnh, dân số Bắc Ninh có 970.736 người, trong đó lực lượng lao động thường xuyên là 514.468 người, ở vùng nông thôn có 458.966 người,( chiếm 89,4% ) tổng số lao động trong toàn tỉnh. So với năm 2001 lực lượng lao động thường xuyên của toàn tỉnh tăng thêm 27.232 người với tốc độ tăng 5,59%. Nếu dân số tính bình quân từ năm 1998 đến năm 2002 thì mỗi năm tỉnh Bắc Ninh tăng thêm 10.888 lao động mới.
Bảng 2: Lực lượng lao động thường xuyên từ năm 1998 đến năm 2002 [7]
Đơn vị: Người
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số lao động thường xuyên 470,913 479,760 481,320 487,235 514,468
Thực tế đó cho thấy hàng năm tỉnh Bắc Ninh đã phải lo giải quyết thêm việc làm cho khoảng 10.000 người, trong khi đó khả năng giải quyết việc làm
của tỉnh còn rất hạn chế. Mặc khác, tuy lực lượng lao động có tăng nhưng phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, lực lượng lao động thường xuyên ở nông thôn từ 15 tuổi trở lên là 458.966 người (chiếm 89,21%), khu vực thành thị chỉ có 55. 502 người ( chiếm 10,79%)
Có thể nói rằng, Bắc Ninh có lực lượng lao động dồi dào, được phân theo nhiều ngành kinh tế quốc dân như sau:
+ Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp có 280.652 người, chiếm 56,01%. + Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có 98.581 người, chiếm 19,67% + Nhóm ngành du lịch có 121.828 người, chiếm 24,32%.
So với năm 2001 có sự dịch chuyển khá mạnh về cơ cấu lao động theo nhóm ngành cụ thể:
- Lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp giảm 6.170 người và giảm 6,55%.
- Lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng 29.669 người và tăng 4,64%.
- Lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ tăng 19.051 người và tăng 1,91%.
Bảng 3: Biểu mẫu sau thể hiện cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành quốc dân của toàn tỉnh [44]
Đơn vị: Người Năm Tổng số lao động thường xuyên Tổng số lao động trong các ngành kinh tế
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây
dựng Dịch vụ Tổng số % Tổng số % Tổng số % 1998 470.913 440.452 353.683 80,3 449.26 10,2 41.843 9,5 1999 479.760 443.527 316.678 71,4 60.763 13,7 66.076 14,9 2000 481.320 449.624 308.982 68,72 63.487 14,12 77.155 17,16 2001 487.253 458.511 286.822 62,56 68.912 15,03 102.777 22,42 2002 514.468 501.061 280.652 98,581 98.581 19,67 121.826 24,32
Từ nhận xét trên khẳng định, dân số Bắc Ninh tập trung nhiều nhất vào khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, còn khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ, tuy có sự gia tăng về tỉ trọng trong những năm gần đây do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này chứng tỏ rằng, mức phát triển công nghiệp và đô thị hoá còn thấp. Đồng thời chính trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nói trên lại đặt ra nhiệm vụ đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động để những người lao động được chuyển sang lao động ở những ngành nghề khác có tay nghề cao. Quá trình này đòi hỏi ngành giáo dục- đào tạo của tỉnh phải đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu này.
Lực lượng lao động ở Bắc Ninh có cơ cấu trẻ. Năm 2002, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15-34 tuổi) có 241.752 người, chiếm 46,99% so với tổng số; nhóm lực lượng lao động trung niên (từ 35-50 tuổi) có 231.057 người chiếm 44,91%; nhóm lực lượng lao động cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) có 41.659 người, chiếm 8,1%.
Qua đó cho thấy, lực lượng lao động trẻ và lao động trung niên là lực lượng lao động chủ yếu chiếm 91,9%. Đây là một thuận lợi đối với tỉnh nhà, bởi lẽ với lực lượng lao động này ta sẽ có được chất lượng lao động cao, có khả năng tiếp thu tri thức công nghệ, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH.
* Chất lượng nguồn lực con người thể hiện ở những mặt sau:
- Về mặt thể lực: tầm vóc và thể lực của người Việt Nam nói chung và người dân Bắc Ninh nói riêng đều có sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, sức bền, tuy nhiên, vẫn thua kém các nước trong khu vực, điều đó thể hiện ở một số thông số sau: chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 15 là 147cm và 34,3 kg; trong khi đó ở Thái Lan các thông số trên là 149 cm, 40,5 kg; ở ấn Độ là 156 cm, 49 kg; còn ở Nhật Bản là 164 cm, và 54 kg [52, tr.94].
Phần lớn, người dân Bắc Ninh sống ở vùng nông thôn chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ của chính mình, biểu hiện ở ăn uống, vệ sinh thực phẩm. Họ
chỉ đến bệnh viện khi có bệnh, không quan tâm khám sức khỏe định kì, không chịu tham gia luyện tập thể dục thể thao.
Điều kiện bảo hộ lao động chưa được đảm bảo, đặc biệt trong các làng nghề hiện nay, người lao động còn chịu ô nhiễm môi trường sống, Ví dụ như làng nghề đúc nhôm, chì ở Văn Môn (Yên Phong), nồng độ nhôm, chì gấp 82 lần chỉ số cho phép; làng sản xuất giấy Phong Khê có lượng CDo, BoD cao gấp 8 lần chỉ số cho phép, Việc bảo hộ khi bón phân hoá học và phun thuốc trừ sâu chưa được thực hiện nghiêm túc…
Tất cả tình trạng trên, hiện nay vẫn chưa được giải quyết tích cực, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của nhân dấn nói chung, người lao động nói riêng. Những nhân tố này rõ ràng phần nào lý giải về sự hạn chế thể lực của người lao động. Việc giải quyết những vấn đề trên là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người của tỉnh Bắc Ninh.
- Về mặt trí lực:
+ Trình độ học vấn: Trình độ văn hoá là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc người lao động. Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, điều đó thể hiện ở các thông số sau:
- Tỷ lệ % trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 là 17,101/17,102 đạt tỷ lệ 99%. - Tỷ lệ trẻ từ 11-14 tuổi, tốt nghiệp tiểu học là 86,173/87,051, đạt 99%. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là 95,5%.
- Tỷ lệ học sinh từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông là 70.245/81.318, đạt 86,4%.
Việc hoàn thành phổ cập trung học cơ sở là một tiền đề quan trọng để phát triển nhân lực của tỉnh trong tổng số người tham gia lao động thường xuyên.
Tuy nhiên, hiện nay Bắc Ninh vẫn còn 5.660 người mù chữ, chiếm 1,1%. Số người chưa tốt nghiệp tiểu học còn 5,35% (tương ứng với 27.524 người); số người chưa tốt nghiệp trung học cơ sở là 27.524 người, chiếm 59,44%.
Thực tế trên cho thấy, trong tỉnh đã xuất hiện hiện tượng tái mù, vì so với năm 2001 có 3.129, số người mù chữ tăng thêm 0,46%. Do đó việc nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết của tỉnh Bắc Ninh.
+ Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật người lao động.
Theo số liệu điều tra chất lượng nguồn lực lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2002, tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 508.200 người, trong đó số đã qua đào tạo là 108.754 người, chiếm 21,4%. Trong số đó: trình độ cao đẳng trở lên 15.560 người, chiếm 14,3%; trình độ trung học chuyên nghiệp 16.090 người, chiếm14.8%; công nhân có chứng chỉ dạy nghề ngắn hạn 17.602 người, chiếm 16,2%; người lao động được kèm cặp, truyền nghề 46.830 người, chiếm 43,1%. Những con số này chỉ rõ số lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp.
Trong nguồn lực chung của toàn tỉnh phải kể đến nguồn nhân lực hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh với hơn 13.000 cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong đó cán bộ công chức có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, chiếm 6.807/13.213 người, có trình độ trung học chuyên nghiệp là 5.864/ 13.213 người, cán bộ công chức ngành giáo dục- đào tạo có 10.434 người, ngành y tế là 1.395 người từ nhân viên y tế đến bác sĩ. Nguồn nhân lực nói trên có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo nên bộ mặt, vóc dáng mới của Bắc Ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong các nhóm ngành kinh tế quốc dân, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 24,5%, trong đó số lao động qua đào tạo (từ công nhân kỹ thuật trở lên) mới có 11,69% ( năm 2002 ), các tỷ lệ trong ngành nông, lâm, ngư gnhiệp là rất thấp 13,28% và 6,69%; ở ngành dịch vụ là 30,06% và 25,2%; ở ngành công nghiệp và xây dựng là 47,1% và 9,2%. So với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thì các chỉ số trên còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật giữa các nhóm ngành, đặc biệt lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng số người có
trình độ kỹ thuật thì lại quá thấp. Đây thực sự là một trở ngại khi đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp và có sự chênh lệch. Số lao động chưa qua đào cao hơn so với lao động chưa qua đào tạo trên bình diện toàn tỉnh ( 86,72%).
Bảng 4 : Trình độ lao động của một số làng nghề, qua số liệu tổng điều tra của cục thống kê 1/7/2002 như sau:
Đơn vị: Người
Làng Tổng
số
Chia ra Chưa qua đào
tạo Sơ cấp, CNKT Trung cấp Cao đẳng Đại học
T,số % T,số % T,số % T,số % T,số % Dương ổ (Phong Khê) 1.592 1.464 91,96 97 6,09 21 1,32 4 0,25 6 0,38 Đồng Kị (Đồng Quang) 5.390 5.296 98,26 41 0,76 40 0,74 12 0,22 1 0,02 Đa Hội (Châu Khê) 3.057 3.038 99,39 5 0,16 4 0,13 5 0,16 5 0,16 Hồi Quan (Tương Giang) 1.849 1.766 95,51 27 1,46 31 1,68 9 0,48 16 0,87
Trong thời đại ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi người lao động có kỹ thuật cao, nhất là trong lĩnh vực tin học và ngoại ngữ. Tỉnh Bắc Ninh hiện nay chưa có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn này. Số người có trình độ cử nhân về Tin học và Ngoại ngữ còn thấp, phần lớn mới có hiểu biết về Tin học và Ngoại ngữ ở trình độ cơ sở.
Bảng 5: Trình độ tin học và ngoại ngữ của người lao động và cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý hành chính được thể hiện ở biểu sau
Đơn vị: Người
Tuyến tỉnh Tổng số Tin học Ngoại ngữ
Cử nhân Cơ sở Cử nhân Cơ sở
Văn phòng UBND 49 3 8
Sở NN&PTNT 166 22 37
Sở Kế hoạch- Đầu tư 20 6 10 Sở Tài chính vật giá 55 35 39 Sở KH CN- MT 28 1 13 21 Sở LĐ TB- XH 136 17 1 60 Sở GD- ĐT 1.47 17 353 16 847 Sở Y tế 1.329 79 373
UBND huyện Từ Sơn 1.074 9 38
UBND huyện Tiên Du 1.211 5 39
UBND huyện Yên Phong 1.339 2 7 33
Thị xã Bắc Ninh 768 18 490
UBND huyện Thuận Thành 1.337 5 80
UBND huyện Gia Bình 940 4 29
UBND huyện Lương Tài 954 4 15
UBND huyện Quế Võ 1.567 5 100
Thực tế trên đặt ra yêu cầu coi trọng hơn nữa việc đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức cũng như tay nghề cho người lao động. Hơn nữa cần có chiến lược đào tạo, phát triển lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu về áp dụng tin học, ngoại ngữ vào sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của hội nhập, hợp tác quốc tế.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, công nhân kỹ