ngành giáo dục- đào tạo tỉnh Bắc Ninh
Chất lượng nguồn lực con người ngành GD- ĐT, nói cụ thể hơn là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng giáo
dục.Vì đây chính là nội lực của ngành GD- ĐT.Vì thế, nâng cao chất lượng nguồn lực con người ngành GD- ĐT hiện nay là nhiệm vụ cấp bách.
Nói đến chất lượng nguồn lực con người ngành GD - ĐT, chúng ta nên quan niệm ở một phạm vi rộng dưới 2 góc độ sau:
* Góc độ thứ nhất, chất lượng nguồn lực nằm ở các yếu tố bên trong, tồn tại bên trong của bản thân nhân lực: Đó là trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực chuyên môn, nghề nghiệp; trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào trong GD- ĐT. Các yếu tố này tiềm ẩn trong bản thân mỗi nhân lực, do qúa trình đào tạo và tự đào tạo tạo nên.
* Góc độ thứ hai, chất lượng nguồn lực con người nằm ở bên ngoài, biểu hiện ra bên ngoài qua hiệu qủa lao động. ở đây đối với cán bộ quản lý và giáo viên là hiệu quả công tác quản lý và hiệu qủa của mỗi giờ dạy. Hiệu qủa này không chỉ phụ thuộc ở các yếu tố bên trong mà còn bộc lộ ở phương pháp giảng dạy, ở nghệ thuật giáo dục và ở tinh thần trách nhiệm của người lao động. Đối với GD- ĐT, góc độ thứ hai là góc độ quan trọng.
Do đó, các giải pháp nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực con người ngành GD- ĐT cần phải tác động tới cả hai yếu tố bên và bên ngoài.Từ góc độ ấy, chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con người ngành GD- ĐT tỉnh Bắc Ninh.
2.3.2.1.Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ hoạt động trong ngành giáo dục, đào tạo Bắc Ninh
Ngày nay, chúng ta quan niệm con người phát triển toàn diện chính là con người có đầy đủ các mặt “đức và tài”. Nói cách khác là phải có đủ phẩm chất và năng lực. Phẩm chất đó được hiểu là tập hợp các yếu tố: Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, trí tuệ… và năng lực cũng được hiểu là tập hợp của các yếu tố: năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực hành động…Có thể nói năng lực chính là khả năng của con người có thể đáp ứng những đòi hỏi
khách quan của nhiệm vụ, nghề nghiệp, còn phẩm chất chính là những “tố chất” cần có trong mỗi con người để từ đó làm bệ phóng cho năng lực nhận thức và hành động.
Để tạo được nguồn lực con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH cần phát huy vai trò tích cực của GD- ĐT, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giữ vị trí trọng yếu, có ý nghĩa quyết định thắng lợi.
Nhấn mạnh vai trò thiết yếu của đội ngũ giáo viên, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu rõ: “Nói đến chất lượng giáo dục trước hết phải nói đến vai trò rất quan trọng, rất quyết định của các thầy giáo cô giáo… đất nước phải có những người thầy giỏi và có lương tâm mới có thể có học trò giỏi và có đạo đức. Do đó, các đồng chí cần hết sức chăm lo giúp đỡ, bồi dưỡng đội ngũ các thầy giáo cô giáo… ” [42, tr.12]. Lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam đã khẳng định một chân lý: chất lượng của đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng của chiến lược phát triển GD- ĐT nói chung, chất lượng học tập của học sinh nói riêng có quan hệ trực tiếp đến sự hưng thịnh của quốc gia.
Người thầy giáo trước hết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhận thức đúng đắn về định hướng phát triển của đất nước, quê hương, biết bảo vệ lẽ phải, biết kích thích những mặt tích cực, biết hạn chế và loại trừ những mặt tiêu cực, giàu tính nhân ái và lòng vị tha, thấm đượm chất nhân văn, sống mẫu mực, mô phạm. Từ đó, người thầy cần phải hội đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm. Nếu thiếu những cái đó thì không có cách gì nâng cao chất lượng giáo dục được.
Có thể khẳng định: Đội ngũ giáo viên đạt chất lượng cao có vai trò quyết định chất lượng GD- ĐT. Nói cách khác: Muốn có nguồn lực con người đạt chất lượng cao, trước hết phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, tận tuỵ say mê với nghề nghiệp. Vì thế Hồ Chí Minh coi văn hóa, giáo dục là một mặt trận và các thầy các cô là các chiến sỹ trên mặt trận
ấy. Bác nói: “Các cô, các chú đều biết, giáo viên ngày nay không phải là “gõ đầu trẻ kiếm cơm”, mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc” [36, tr.489]. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực và nghiệp vụ sư phạm là một giải pháp có tính quyết định thắng lợi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Để có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên với số lượng đủ và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục:
Trước hết cần phải xây dựng trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh thành trường sư phạm trọng điểm để vừa đào tạo giáo viên đạt chất lượng cao, vừa tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Đồng thời, tỉnh phải có chính sách cụ thể để thu hút người giỏi vào học tại trường cao đẳng sư phạm (nguồn chủ lực bổ sung đội ngũ giáo viên cho các huyện, thị trong tỉnh). Muốn vậy, nhà trường phải tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên trên chuẩn; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, gắn sư phạm với phổ thông để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đào tạo giáo viên gắn với địa chỉ sử dụng và bố trí sử dụng hợp lý để sớm khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu và bất hợp lý như hiện nay. Để thực hiện giải pháp này, ngành GD - ĐT cần có điều tra cơ bản, có dự báo và giao chỉ tiêu cụ thể hàng năm cho trường cao đẳng sư phạm tỉnh, để trường chủ động nguồn tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng và đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định. Đối với giáo viên các học từ mầm non đến trung học cơ sở, UBND tỉnh cần giao nhiệm vụ cụ thể cho trường Cao đẳng sư phạm trong việc đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên. Trước hết tập trung nhiều cho khu vực giáo viên mầm non, vì tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn còn thấp.
Đổi mới việc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, động viên được sự nhiệt tình tham gia của đội ngũ giáo viên để phong trào thi giáo viên dạy giỏi trở thành động lực nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Động viên cán
bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm đồ dùng dạy học. Phấn đấu có đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, ngành, Bộ.
Thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên bằng nhiều hình thức để nâng cao phẩm chất, năng lực và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên các ngành học, bậc học. Bồi dưỡng đội ngũ nhằm cập nhật kiến thức, bổ khuyết những thiếu hụt của trình độ đội ngũ trước yêu cầu của đổi mới giáo dục. Công tác bồi dưỡng cần đảm bảo cân đối giữa chuyên môn và nghiệp vụ, giữa trình độ lý luận và thực tiễn, giữa nội dung khoa học và kiến thức về phương pháp giảng dạy.
Đối với nguồn lực con người ngành GD- ĐT Bắc Ninh, trên cơ sở những hạn chế ở trên, cần thực hiện thường xuyên và định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng những chuyên đề mới nhằm cung cấp cho giáo viên những nội dung, phương pháp mới về khoa học bộ môm , từ đó giáo viên áp dụng nâng cao hiệu qủa giờ dạy.Trước hết tập trung bồi dưỡng các chuyên đề ở các môn nhiều tiết như : toán, văn, lý, hóa. Ngành khẩn chương có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho giáo viên và cán bộ quản lý để ít nhất đến năm 2010 có 30% đội ngũ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở nên. Muốn vậy cần phải phối hợp với trường chính trị tỉnh, tổ chức các lớp bồi dưỡng trình độ trung cấp chính trị, bắt đầu từ cán bộ quản lý, sau đến các tổ trưởng chuyên môm và đến giáo viên.
Tổ chức các lớp tin học và ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên để thợc hiện chương trình: Quản lý giáo dục bằng công nghệ thông tin và để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.Trước mắt cần tập trung bồi dưỡng trìng độ tin học cho đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Khuyến khích các đơn vị nhà trường cử giáo viên đi học sau đại học để nâng trình độ trên chuẩn, trước hết cần tập trung vào đội ngũ giáo viên trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh và trung học phổ thông. Phấn đấu đến năm 2005
có 40% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, gửi đi đào tạo thạc sỹ, chú ý về chuyên ngành quản lý giáo dục. Đồng thời phải có kế hoạch đào tạo lại đối với đội ngũ không đồng bộ ở một số môn và một số giáo viên còn có trình độ dưới chuẩn, Thực tế ở Bắc Ninh hiện nay, theo thống kê của phòng Tổ chức hành chính sở GD- ĐT, có 85 người chưa đạt chuẩn, 132 người trái chuyên môn. Như vậy cần đào tạo lại cho 217 người ở các ngành học bậc học
Tóm lại, chất lượng của hệ thống giáo dục quyết ở chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Cho nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ bao giờ cũng phài đi trước một bước để nâng tầm cả hệ thống giáo dục. Có một thực tế là dù ở thời đại kinh tế tri thức, kỷ nguyên văn minh trí tụê thì vai trò quyết định của người giáo viên càng quan trọng hơn bao giờ hết, bởi đội ngũ giáo viên giữ vai trò về trí tụê, nội lực của sự nghiệp GD- ĐT.
2.3.2.2. Đổi mới công tác quản lý, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công chức ngành giáo dục - đào tạo
Chất lượng nguồn lực con người ngành GD- ĐT của Bắc Ninh còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế-Xã hội của địa phương, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do sự yếu kém về công tác quản lý giáo dục và sử dụng đội ngũ cán bộ , giáo viên không hợp lý. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giỏi là rất quan trọng, nhưng nếu công tác quản lý GD- ĐT không có những đổi mới căn bản thì kết qủa vẫn không được như mong muốn. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng GD- ĐT cùng với việc chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên “hồng thắm, chuyên sâu”, vấn đề đặt ra là phải tích cực đổi mới công tác quản lý giáo dục, sử dụng hợp lý đội ngũ. Một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT là chăm lo xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngày càng tương xứng với mục tiêu GD- ĐT. Đảng ta chỉ rõ “ Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [13, tr.110].
Quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lực con người ngành GD- ĐT có vai trò vô vùng quan trọng và phải được thể hiện trên các bình diện sau: Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, thanh tra, đánh gía việc thực hiện kế hoạch và tuyên dương khen thưởng.
Trên cơ sở những dự báo có tính khoa học và có tính khả thi, Bắc Ninh đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010, theo đó phải có quy hoạch phát triển GD- ĐT bồi dưỡng nguồn lực con người một cách tương xứng với nhu cầu thực tiễn.Từ đó, có sự lựa chọn phương án phù hợp về quy mô và cơ cấu, trình độ trên tất cả các ngành học, bậc học sao cho đáp ứng nhu cầu của các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, khắc phục từng bước sự mất cân đối vừa thừa, vừa lãng phí, vừa thiếu không đáng có như hiện nay.
Xây dựng kế hoạch về đội ngũ được xác định dưới 2 góc độ:
- Kế hoạch cung ứng đủ đội ngũ cho nhu cầu phát triển giáo dục, kế hoạch này cần được xây dựng theo hai hướng: kế hoạch đội ngũ hàng năm và kế hoạch đội ngũ cho cả giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào quy mô phát triển GD- ĐT từng năm, từng giai đoạn; căn cứ vào thực tiễn nhu cầu và điều kiện giáo dục của từng địa phương và căn cứ vào yêu cầu định biên, cơ cấu đội ngũ cho từng môn học, từng cấp học. Để xây dựng tốt kế hoạch về đội ngũ, cần phải có khảo sát, điều tra chính xác nhu cầu phát triển của từng địa phương. Kế hoạch trước hết phải đảm bảo đủ, đồng bộ về đội ngũ.
- Kế hoạch sử dụng đội ngũ đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực hiện có. Đây là vấn đề hết sức quan trọng của ngành GD- ĐT nhằm khai thác tối đa tiềm năng của đội ngũ. Xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ phải đảm bảo đủ, đúng chuyên môn đào tạo, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của mình. ở Đây, vai trò tham mưu của phòng tổ chức cán bộ Sở GD- ĐT, Phòng GD- ĐT các huyện, thị xã rất quan trọng.Thực tế giáo dục đã diễn ra
vấn đề: Do thiếu giáo vên, tình trạng dạy không đúng chuyên môn đào tạo, dạy không đúng sở trường, năng lực đã diễn ra ở một số địa phương tác động không nhỏ đến chất lượng.Vì thế, kế hoạch sử dụng, bố trí đội ngũ phải gắn rất chặt và được thực hiện trên nền của kế hoạch biên chế.
Đối với GD- ĐT, bên cạnh nhiệm vụ dân trí, nhân lực có vấn đề nhân tài. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: Mục tiêu của GD- ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để phát triển nhân tài, đòi hỏi phải có người tài- có thầy giỏi mới có trò giỏi. Bởi vậy, công tác kế hoạch về đội ngũ nói chung phải tính đến cả kế hoạch xây dựng đội ngũ cốt cán ở từng ngành học, bậc học, từng môn học. Sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ ngành giáo dục, nhất là cán bộ, giáo viên sau đại để tạo điều kiện thuận lợi tốt cho họ phát huy vốn hiểu biết, kết quả nghiên cứu khoa học của mình vào quản lý giáo dục, giảng dạy ở đơn vị công tác. Đưa họ vào những vị trí kế cận, nếu có đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh gía để nhằm duy trì có hiệu qủa việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, duyệt kế hoạch và thực kế hoạch. Công tác kiểm tra lao động cần được tiến hành ở 2 hình thức: kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất; ở 2 bình diện: kiểm tra, thanh tra toàn diện đội ngũ và thanh tra theo chuyên đề. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan quản lý giáo dục cần kiện toàn hệ thống thanh tra giáo dục với nội dung cần chú trọng là thanh tra chuyên môn. Xây dựng đội ngũ thanh tra có trình độ, năng kực, chuyên môn, đủ mạnh để thanh tra, giám sát, đánh giá được đội ngũ. Đối với các đơn vị, nhà trường, vai trò của tổ bộ môn, trưởng khoa là rất quan trọng trong công tác kiểm tra, đánh giá. Đồng thời xây dựng