Phương hướng và nục tiêu

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 73 - 77)

* Phương hướng

Cơ sở nhận thức và xuất phát điểm của những quan điểm của Đảng về giáo dục- đào tạo bắt nguồn từ bản chất chế độ ta: Tất cả cho con người, vì hạnh phúc của con người. Đảng ta xác định: con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế- xã hội; con người là nguồn vốn quý nhất, là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.Vì thế, quan tâm đến chiến lược con người thông qua giáo dục- đào tạo là quan điểm nhất quán trong tư tưởng của Đảng ta. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với việc đổi mới trên tất cả mọi hoạt động của nền kinh tế- xã hội, Đảng ta cũng đã chủ trương từng bước đổi mới sự nghiệp GD- ĐT, coi “ Đầu tư cho giáo dục- đào tạo là đầu tư phát triển [13, tr.3].

Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW khoá VII, Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề về GD- ĐT. Nghi quyết nêu ra quan điểm quan trọng nhất:

Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước.

Văn kiện Hội nghị lần thứ hai (khoá VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định mục tiêu cơ bản: “ Phát triển giáo dục nhằm năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [13, tr.33].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định: “ phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tốcơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do đó việc “ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và phát triển nguồn lực con người, trung tâm là giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ” [4, tr.43] đã được xác định là một trong ba khâu đột phá then chốt làm chuyển động toàn bộ nền kinh tế- xã hội. Đại hội cũng nêu ra một số quan điểm về GD- ĐT:

- Phát triển giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu GD- ĐT những người lao động có lý tưởng XHCN, có đạo đức, có tri thức văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật.

- Xây dựng nền giáo dục theo hướng “ chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”[55,tr.212].

Chuẩn hóa về chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, quy trình kiểm tra đánh gía chất lượng GD- ĐT; đội ngũ giáo viên phấn đấu 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cấp học.

Hiện đại hóa về nội dung và quy trình đào tạo, các phương tiện dạy học. nói theo nghĩa rộng, giáo dục đi vào hiện đại đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ người lao động phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.

Xã hội hóa giáo dục là huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia vào qúa trình đào tạo, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng các thành qủa do hoạt động giáo dục đem lại.

- Phát triển GD- ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đây là quan điểm đòi hỏi việc nâng cao hiệu qủa giáo dục phải phục vụ sản xuất và đời sống.

Đại hội IX đã thông qua chỉ tiêu tạo việc làm cho 7,5 triệu người lao động (bình quân 1,5 triệu/năm ), nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo 30% vào năm 2005, 40% vào năm 2010. Đây là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng với sự nghiệp CNH- HĐH.

Trên đây là những quan điểm cơ bản của Đảng, những định hướng cho sự phát triển giáo dục- đào tạo trong những năm tiếp theo của thế kỉ 21.

* Mục tiêu phát triển giáo dục- đào tạo Bắc Ninh.

Xuất phát từ định hướng trên và tình hình thực tiễn của địa phương,Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI đã xác định mục tiêu của GD- ĐT từ nay đến năm 2010 là: “Chăm lo nguồn lực con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục- đào tạo theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường lớp. Phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2003, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010, 25- 30% trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục. đào tạo, mở rộng học ngoại ngữ và tin học. Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu đến năm 2005 có 85% phòng học

được xây dựng kiên cố. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo” [15, tr.59-60].

Quán triệt quan điểm, đường lối của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI và thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương 6 (khoá IX),Tỉnh uỷ Bắc Ninh đưa ra chương trình hành động của ngành GD-ĐT từ nay đến năm 2005 và 2010, sự nghiệp giáo dục- đào tạo Bắc Ninh tập trung giải quyết những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể sau đây:

- Tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp một cách khoa học, phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo khả năng tiếp nhận học sinh vào học

- Chăm lo phát triển giáo dục mần non. Nâng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp từ 37% (năm 2000) lên 50% (năm 2005) và 60% (năm 2010), 100% trẻ từ 5 đến 6 tuổi được ra lớp. Phấn đấu đến năm 2005 có 5% giáo viên có trình độ trên chuẩn, đến năm 2010 có 10% giáo viên mầm non có trình độ trên chuẩn.

- Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu đến năm 2003 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đến năm 2010 toàn tỉnh phổ cập trung học phổ thông. Đến năm 2005 có đủ điều kiện 50% giáo viên tiểu học, 36% giáo viên trung học cơ sở, 8-10% gíáo viên trung học phổ thông, 50% giáo viên CĐSP có trình độ trên chuẩn. Đến năm 2010 có 80% giáo viên tiểu học, 50% giáo viên trung học cơ sở, 15-20% giáo viên trung học phổ thông và 20% giáo viên CĐSP có trình độ tiến sỹ, 70% cán bộ quản lý của ngành có trình độ trên chuẩn.

- Về chất lượng giáo dục, phấn đấu năm 2005 có 30% học sinh tiểu học, 15% học sinh trung học cơ sở, 5% học sinh trung học phổ thông có học lực giỏi; đến năm 2010 có 40% học sinh tiểu học, 20% học sinh trung học cơ sở, 7% học sinh trung học phổ thông có học lực giỏi. 100% học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở được học hướng nghiệp.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện thành công đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn lực con người có chất lượng cao và dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp đẩy mạnh CNH- HĐH của Bắc Ninh.

Mở rộng hệ thống dạy nghề và các cơ sở giáo dục dạy nghề, mỗi năm bình quân đào tạo khoảng 14.000 người, tăng 30% số người trong độ tuổi được đào tạo. Thu hút 8-10% học sinh phổ thông vào năm 2005 và 12-15% năm 2010 vào các trường dạy nghề, đưa tỷ lệ đào tạo nghề 25% năm 2005, 30% năm 2010.

Thực hiện các mục tiêu trên cũng chính là vì sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh. Để thực hiện được các mục tiêu đó, vấn đề là phải có được những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm tình hình Bắc Ninh nói chung và nghiệp GD- ĐT của địa phương nói riêng. Từ những đã đạt được cũng như những hạn chế tồn tại đã và đang đặt ra cho Bắc Ninh hàng loạt vấn đề cần giải quyết để nhanh chóng phát triển vững mạnh sự nghiệp GD - ĐT mà trước hết là những vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp mang tầm cỡ là quốc sách trên phạm vi cả nước cũng như trên địa phương.

Thực trạng vừa nêu trên chính là cơ sở để đề ra những giải pháp mang tính thực tiễn nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)