Vai trò của giáo dục-đào tạo trong sự phát triển nguồnlực con ngườ

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 28 - 42)

* Khái niệm:

Giáo dục- đào tạo” là những hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngay từ trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã xuất hiện nhu cầu truyền cho nhau những hoạt động sống nói chung để chống lại những nguy hiểm do tự nhiên đem lại. Quá trình đó ngày càng phát triển và trở thành một hoạt động tất yếu, cơ bản hình thành lên nhân cách con người và được thực hiện một cách có tổ chức, có định hướng với tư cách là một nền giáo dục xã hội.

Theo “Từ điển Hán Việt”: “Giáo dục là hoạt động có tổ chức nhằm mục đích đào tạo con người ” [6, tr.150].

Trong quan niệm của Giáo dục học, “giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có tổ chức, có kế hoạch thông qua các hoạt động, các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội của loài người đã tích luỹ được” [54, tr.58].

Khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp là công tác giáo dục chuyên biệt do nhà giáo dục tiến hành, nhằm hình thành hệ thống các phẩm chất nhất định như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, quan điểm thẩm mỹ, động cơ, thái độ, và những nét tính cách của nhân cách.” [54, tr.58]

Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, hoàn thành tốt công việc được giao.

Đào tạo là “làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [6, tr.116]. Như vậy, “giáo dục” và “đào tạo” là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. “Giáo dục” theo nghĩa rộng bao hàm cả đào tạo vì một mục đích chung là bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực và các phẩm chất của con người nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc phát huy nguồn lực con người với tư cách là một nguồn nội lực của đất nước trong sự nghiệp CNH- HĐH. Mặt khác, giáo dục là một trong những biện pháp cơ bản của đào tạo, tức là muốn đào tạo một con người thì nhất thiết phải thông qua con đường giáo dục, ngược lại, giáo dục cũng nhằm vào mục tiêu đào tạo con người, coi con người là mục tiêu cơ bản nhất.Vì thế mà ngay trong quá trình giáo dục đã bao hàm yếu tố của đào tạo và trong bất cứ một hoạt động đào tạo nào cũng phải chứa đựng hiện tượng giáo dục.

Tóm lại, GD- ĐT là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực con người cho mỗi công dân (cả về tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, sức khoẻ và nghề nghiệp).

GD - ĐT bao gồm hai cấp độ chủ yếu: giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao. Nền giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ sở tạo ra nguyên liệu cho giáo dục đào tạo nhân lực. Giáo dục phổ thông có chức năng tạo nên mặt bằng dân trí

tối thiểu và đóng vai trò quan trọng mang lại những lợi ích to lớn trong đời sống kinh tế xã hội.

Kinh nghiệm của các nước đi trước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã cho thấy xã hội muốn đạt tới một trình độ phát triển mới, cao hơn, nhất thiết phải dựa trên sự phát triển tương ứng về mặt giáo dục. Chẳng hạn, nền văn minh nông nghiệp chuyển sang nền văn minh công nghiệp, trình độ văn hoá của người dân tối thiểu phải là tiểu học; trong nền văn minh công nghiệp, mặt bằng dân trí của xã hội phải đạt mức phổ cập trung học cơ sở; nền văn minh trí tuệ, mặt bằng dân trí phải là trung học phổ thông. Tuy nhiên, đó vẫn là nền giáo dục ban đầu, nó phải kết hợp với giáo dục bậc cao- giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp bao gồm cả một hệ thống: đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trực tiếp đào tạo nên đội ngũ những người lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất khác,…đủ sức làm chủ các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có thể thích ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của chính quá trình CNH- HĐH.

* Vai trò của giáo dục- đào tạo trong việc phát triển nguồn lực con người.

Sự phát triển của nguồn lực con người là tích hợp của sự tác động của nhiều nhân tố. Theo “Chương trình phát triển của Liên hợp quốc” (UNDP) có 5 nhân tố “phát năng” của sự phát triển nguồn nhân lực: giáo dục- đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm; cuối cùng là sự giải phóng con người, Những nhân tố này gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau trong đó, giáo dục là cơ sở quan trọng nhất, chi phối tất cả các nhân tố khác [53, tr.285-286]. Giáo dục- đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn lực con người, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo dục- đào tạo được thể hiện ở hai chức năng: chức năng xã hội và chức năng kinh tế.

Nâng cao dân trí: Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử và xã hội của các thế hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích luỹ kiến thức, mở mang trí tuệ, hình thành văn hoá, đạo đức, giúp xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hoá của mình. Quá trình dạy học và đào tạo cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng hoạt động thực tiễn, nhằm nâng cao trình độ học vấn, mà mục đích cuối cùng là làm cho mỗi con người trở thành người lao động tự chủ, năng động, thông minh, sáng tạo.

Chính mặt này thể hiện giáo dục mang lại những lợi ích phi kinh kế- một trong những chức năng chủ yếu của giáo dục trong nhà trường.

Bồi dưỡng nhân tài: nền giáo dục của mỗi quốc gia không những hướng vào việc nâng cao dân trí mà còn hướng vào việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài là những nhân vật xuất chúng có năng lực trí tuệ đặc biệt, thể hiện ở khả năng trực giác và suy luận cao, học sâu, hiểu rộng, có khả năng phát hiện và giải quyết nhanh chóng có hiệu quả những vấn đề mà họ gặp phải trong các lĩnh vực như văn hoá, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, chính trị, xã hội,… Nhân tài là tài sản quý của mỗi quốc gia. Mọi quốc gia đều quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân tài và thường xuyên có chính sách trọng dụng nhân tài.Trong chiến lược bồi dưỡng nhân tài, giáo dục đóng vai trò quan trọng. Nhân tài được trọng dụng, được tạo điều kiện làm việc thuận lợi, họ sẽ cống hiến được tài năng và đem lại vẻ vang cho đất nước bởi những thành tích cao của họ.

Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức: Trong các xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp và nhằm phát triển xã hội phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị. Thông qua giáo dục, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và các chuẩn mực đạo đức, pháp lý của giai cấp thống trị được phổ biến rộng rãi trong thế hệ trẻ- những người chủ tương lai của đất nước. Nền giáo dục XHCN đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

cho thế hệ trẻ, làm cho họ phát triển nhân cách một cách toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc XHCN.

Để tiến hành CNH- HĐH trong điều kiện của nước ta, đòi hỏi nguồn lực con người phải vừa có trình độ trí tuệ, phải vừa có đạo đức. Người có đạo đức tốt là người có thái độ chính trị đúng đắn trước tình hình thực tiễn của đất nước, có phẩm chất công minh, chính trực, lấy pháp luật và các quy phạm xã hội làm chuẩn mực cho các hành vi của chính mình; chấp hành nghiêm chỉnh những chuẩn mực đạo đức chung, có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, biết trân trọng thành quả lao động và quý trọng tất cả các nghề nghiệp có ích cho xã hội. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, đó là : cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đây là những chuẩn mực đạo đức quan trọng trong xây dựng cán bộ cách mạng, xây dựng con người mới XHCN. Người thường xuyên nhắc nhở tất cả mọi người, mọi ngành, mọi cấp trong xã hội thực hiện tốt những phẩm chất trên, trong đó cần, kiệm, liêm, chính chính là 4 đức không thể thiếu được của mỗi người.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang nảy sinh nhiều mặt trái tác động đến đạo đức của nguồn lực con người: tham nhũng, hối lộ, kinh doanh bất hợp pháp (hàng giả, buôn lậu,…), lối sống sa đoạ... Những tiêu cực này đang làm thoái hoá, biến chất một số không ít cán bộ Đảng viên, tạo nên những lực cản ảnh hưởng đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức có vai trò quan trọng và đang trở thành yêu cầu bức bách hàng đầu để thiết lập kỷ cương xã hội mới. Trong phát triển GD- ĐT tất yếu phải chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

+ Chức năng kinh tế:

Chức năng này thể hiện rõ nét nhất là đào tạo nhân lực. Một quốc gia muốn phát triển phải có đủ nhân lực và nhân lực phải có trình độ kỹ thuật cao, có khả năng sáng tạo, độ nhạy cảm, khả năng tiếp thu, ứng dụng, làm chủ kỹ thuật công nghệ mới, thích ứng và vận dụng vào điều kiện tự nhiên, phục vụ

nhu cầu cuộc sống và đem lại lợi ích cho con người. Nhà trường chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết làm cơ sở cho việc hoàn thiện và phát triển những phẩm chất, tài năng của cá nhân. Do đó, nguồn lực con người trong xã hội hiện đại phải được đào tạo một cách có hệ thống, chính quy. Hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm nhiệm chức năng đó, trong đó giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ sở tạo ra nguyên liệu cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục chuyên nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm nguồn nhân lực- người lao động với nhũng tiêu chuẩn nhất định đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Giáo dục tham gia vào quá trình đạo tạo nhân lực, chính là tái sản xuất sức lao động xã hội, là tạo ra lực lượng trực tiếp sản xuất và quản lý xã hội, là kênh dẫn tới các hình thức phân công nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Giáo dục làm phát triển tiềm năng trí tuệ và khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ là tiềm năng của mọi tiềm năng. Trên cơ sở đó, giáo dục làm tăng năng suất lao động, nâng cao sức khoẻ và giảm đói nghèo. Đào tạo nhân lực chính là thực hiện chức năng kinh tế của giáo dục. Khẳng định vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát huy nguồn lực con người cho đất nước, Phạm Văn Đồng có nói “giáo dục là tương lai của dân tộc” [16, tr.13].

Do vị trí quan trọng của GD- ĐT đối với sự hình thành và phát triển nguồn lực con người mà đầu tư cho giáo dục được coi là lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì: đầu tư vào giáo dục tiểu học thu hồi 24% tổng số vốn đầu tư, vào giáo dục trung học cơ sở là 17%, vào cao đẳng, đại học là 14%; trong khi đó đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất chỉ thu hồi 13% trong tổng số vốn đầu tư.( theo WB ). Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Garribecker, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992 đã khẳng định rằng “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn

như đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục” [Garribecker về giải thưởng].

Như vậy, giáo dục- đào tạo đã tác động đến nguồn lực con người trên cả ba phương diện: thứ nhất, nâng cao dân trí, bảo đảm một trình độ học vấn, mặt bằng dân trí không ngừng tăng lên. Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động. Thứ ba, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy có thể nói, GD- ĐT là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực và đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản để phát huy sức mạnh nội lực phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH.

Đề cập đến vai trò của giáo dục- đào tạo đối với sự phát triển xã hội, C. Mac cho rằng: Lao động lành nghề là bội số của lao động giản đơn, GD- ĐT tạo ra lao động lành nghề cho sản xuất kinh tế và khoa học trong tương lai sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sẽ trở thành động lực của lịch sử.

Phát triển tư tưởng trên đây của C. Mac, V.I.Lênin đánh giá rất cao vai trò của GD- ĐT: “Để nâng cao năng suất lao động, trước hết chính là tiến bộ của nền giáo dục và văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân” [31, tr.135].

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp GD- ĐT con người, Người đã khai sinh nền giáo dục mới, tiến bộ, một nền giáo dục dân tộc, khoa học và đại chúng, đặt nền móng cho nền quốc học nhân dân của chúng ta, Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [35, tr.8], và coi nạn dốt như một thứ giặc ngoại xâm và giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đề xướng nhiều chủ trương đúng đắn về giáo dục như: phổ cập giáo dục sơ học, từng bước nâng cao trình độ học vấn phổ thông cho người lao động, đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc để thực hiện sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục- đào tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản và nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con

người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đối với Người, nhân tố con người với những tinh hoa như: hiểu biết, năng lực, đạo đức là yếu tố then chốt có tính quyết định thành công của cách mạng và tiến bộ xã hội. Người nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa.” và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [34, tr.91].

Vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin, kế thừa phát triển tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp GD- ĐT, xây dựng nhân tố con người, động lực trực tiếp và lâu dài cho sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định: cùng với khoa học và công nghệ “giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu.” [9, tr.13]. Nhiều lần, Đảng ta nhấn mạnh “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới’’ [10, tr.79]. Vì vậy: “đầu tư cho giáo dục- đào tạo là đầu tư cho phát triển.’’. Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm coi “phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 28 - 42)