Nguồnlực con người ngành giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 25 - 28)

Nói đến nguồn lực trong ngành GD- ĐT, người ta có thể nói đến nhiều yếu tố: con người (bao gồm thầy và trò), cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chương trình, sách giáo khoa, các chế độ chính sách, cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ…

Nguồn lực con người ngành GD- ĐT chính là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, giáo dục, tạo nên chất lượng và hiệu quả của công tác GD- ĐT.

Nguồn nhân lực ấy bao gồm: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học. Đây chính là nội lực của ngành GD- ĐT. Nguồn nội lực này có vai trò quyết định làm nên chất lượng, hiệu quả của ngành GD- ĐT (có thầy tốt mới có trò tốt, có cán bộ quản lý tốt mới có phong trào giáo dục tốt ).

Nguồn lực con người ngành GD- ĐT gồm hai thành tố cơ bản có mối quan hệ biện chứng với nhau, đó là số lượng và chất lượng nguồn lực cán bộ công chức ngành giáo dục. Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng cần được xem xét trong quá trình giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục nước ta đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu vừa phải phát triển quy mô, vừa đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn lực con trong giáo dục với điều kiện thực hiện còn hạn chế. Quá trình giải quyết mâu thuẫn đó cũng chính là qúa trình đảm bảo phát triển hài hoà giữa số lượng và chất lượng.

Về nguyên tắc: lúc nào cũng cần phải có một số lượng nhất định mới có thể “ khuyếch đại” chất lượng được ở mỗi cá nhân, mỗi hệ đào tạo trong việc góp phần phát triển giáo dục.

Số lượng nguồn lực con người ngành GD- ĐT chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển giáo dục và phát triển kinh tế- xã hội. Các tiêu chí về số lượng nguồn nhân lực giáo dục là tổng số các cán bộ công chức nhà nước ngành giáo dục, độ tuổi, giới tính…Số lượng nguồn nhân lực giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chất lượng giáo dục. Nếu số lượng nguồn nhân lực không tương xứng với sự phát triển giáo dục, phát triển kinh tế (hoặc thừa, hoặc thiếu) đều tác động không tốt đến sự phát triển GD- ĐT.

Nhưng yếu tố có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục là chất lượng nguồn lực con người ngành GD- ĐT. Chất lượng nguồn nhân lực ngành GD- ĐT vừa mang tính chung, vừa có tính đặc thù:

- Tính chung: Đó là người lao động mang đầy đủ phẩm chất, đức tính tâm lý, truyền thống của người lao động Việt Nam,đó là: Con người có bản chất nhân văn-nhân bản, nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng đồng; có đầu óc khoa học và duy lý biết sử dụng các quy luật để xây dựng cuộc sống; có nhân cách công dân, ý thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giầu mình và cho xã hội [51, tr.282].

- Tính đặc thù của nguồn lao động nghành GD- ĐT được xét dưới các góc độ sau: Đây là những người có trình độ dân trí rất cao có năng lực hiểu biết, có khả năng khám phá, cảm hoá; họ được đào tạo theo một trình độ chuẩn nhất định, có hiểu biết sư phạm và phương pháp sư phạm; Họ là những người lao động trí tuệ, vừa chính xác, khoa học lại đòi hỏi tính gương mẫu cao (thầy giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo); Sản phẩm có tính trừu tượng, đó là giảng dạy giáo dục các thế hệ học sinh, hình thành và phát triển trí tuệ, đạo

đức, nhân cách cho các thế hệ học trò, đào tạo lớp người mới có khoa học, kỹ thuật, có đạo đức, năng động, sáng tạo.

Hơn bất kỳ hoạt động lao động nào, sản phẩm của giáo dục đào tạo, sản phẩm của người thày là con người và trí tuệ nhân cách của con người. Nếu người mẹ sinh ra con người thứ nhất, thì giáo dục - người thầy sinh ra con người thứ hai- con người tri thức và nhân cách .

Do đặc thù lao động, nguồn nhân lực nghành GD- ĐT giữ vai trò vô cùng quan trọng, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là lực lượng quan trọng nhất. Họ là chủ đạo của qúa trình giáo dục, là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu GD-ĐT, từng bước nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước.Cho dù sau này, các hình thức học tập có phát triển phong phú đến đâu chăng nữa (tự học, học từ xa, học từ cuộc sống, nhưng không thể thiếu vai trò của người thầy. Người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức, khoa học với con người. Sẽ không có một nền dân trí cao nếu không có một đội ngũ người làm giáo dục có trình độ, tâm huyết và phát triển. Kinh nghiệm thế giới đẫ chứng tỏ thành công của các cuộc cải cách giáo dục ở nhiều nước phụ thuộc chủ yếu vào sự hưởng ứng một cách tự nguyện cũng như trình độ để có đổi mới của đại bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên [25, tr.3].

Như vậy, để có một nền giáo dục đúng tầm, nhất định chúng ta phải có đội ngũ các thầy cô giáo giỏi. để có thầy cô giáo giỏi phải chăm nom, vun trồng một cách toàn diện. Có thể nói, trong giáo dục vấn đề giáo viên là vấn đề

“đại sự” [28, tr.58]. Trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội, họ luôn là lực lượng “hạt nhân”, bởi không giống như các ngành nghề khác, sản phẩm của họ là con người. Chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, thậm chí còn là nhân tố tác động đến sự tồn tại và phồn vinh của cả một quốc gia.

Để đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải là người có trách nhiệm cao đối với sứ mạng đào tạo thế hệ trẻ,

là người có đủ bản lĩnh để không ngừng tu dưỡng, học hỏi, rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên gương mẫu bởi chính họ và nhân cách họ là “ hình mẫu ” trong giáo dục học sinh. Có lẽ vì thế mà kết luận số 14/ KL TW nêu rõ: “Xây dựng và triển khai chương trình xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách toàn diện” [2].

Bắc Ninh là một tỉnh có truyền thống văn hoá, hiếu học, muốn đẩy mạnh sự nghiệp phát triển GD- ĐT cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng( năng lực sư phạm, học vấn do đào tạo, tình yêu nghề nghiệp…). Do đó trong công tác GD- ĐT, Bắc Ninh phải chú ý xây dựng cán bộ công chức ngành giáo dục có đầy đủ những tiêu chí trên để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 25 - 28)