Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 71 - 73)

Những yếu kém trên đây do nguyên nhân khách quan, chủ quan, mà chủ yếu là:

- Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, diện tích hẹp, nền kinh tế vẫn ở mức độ thấp, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt đầo tạo nguồn lực con người ngành GD- ĐT còn hạn chế .

- Do quy mô phát triển giáo dục tăng qúa nhanh và không đồng đều, quy mô Tiểu học giảm, trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng, nên sự phát triển về đội ngũ chưa đáp ứng kịp được yêu cầu.

- Nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chưa quan tâm đúng mức đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, chưa huy động sức mạnh tổng hợp cho việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ hị của Đảng, chính sách của nhà nước, nên chưa có các cơ chế chính sách phù hợp.

- Một bộ phận cán bộ, giáo viên còn bất cập về trình độ, năng lực, trách nhiệm, không có chí tiến thủ, không chịu học hỏi, lạc hậu về phương pháp; còn biểu hiện chạy theo thành tích, chưa chú ý đến chất lượng thực tế và chất lượng toàn diện, việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được chú trọng. Do tác động của cơ chế thị trường, một số giáo viên ( nhất là giáo viên trung học phổ thông) chỉ chú ý đến dạy thêm, ôn thi, luyện thi, ít trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm.

- Ngành GD- ĐT chưa nhạy bén trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành trong tỉnh. Một số chính sách về đào tạo, sử dụng đội ngũ ở tầm vĩ mô còn bất cập, thiếu đồng bộ, chậm thay đổi so với thực tế, ít khuyến khích được đội ngũ.

- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa gắn với nhu cầu của địa phương, giữa đào tạo và sử dụng chưa có sự thống nhất, nên có tình trạng không đồng bộ trong đào tạo các loại hình giáo viên.

- Nội dung chương trình đào tạo trong các trường cao đẳng sư phạm còn lạc hậu so với yêu cầu của tiến bộ khoa học- công nghệ ( hầu như giáo viên được đào tạo trước năm 1995, sự trang bị kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, lý luận chính trị còn hạn chế). Phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh Bắc Ninh là yêu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu đào tạo nguồn lực con người đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phương ngày càng cao, trong khi đó nguồn lực và các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo lại rất hạn chế.

Hiểu được đặc điểm, tình hình đất nước, con người Bắc Ninh, phân tích làm rõ thực trạng nguồnlực con người ngành GD- ĐT của địa phương, tìm ra những nguyên nhân về thành tựu và yếu kém có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục nói riêng và phát triển nguồn lực con người tỉnh Bắc Ninh nói chung.

Với một tỉnh có truyền thống văn hoá, hiếu học; nhiều làng nghề truyền thống, buôn bán sầm uất; con người năng động, khéo tay, giầu óc sáng tạo; với đường lối đổi mới và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Bộ tỉnh Bắc Ninh, những thành tựu về đào tạo, phát triển nguồn lực con người ngành GD- ĐT Bắc Ninh, đã và đang khích lệ, động viên và cần phát huy.Tuy nhiên, thực tiễn cũng đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục Bắc Ninh những câu hỏi lớn, chất lượng giáo dục đào tạo có tiếp tục nâng cao được hay không ? trách nhiệm đó thuộc về Đảng Bộ, chính quyền các cấp, mà trước hết cần có sự tích cực,chủ động tham mưu, tổ chức chỉ đạo của ngành GD-ĐT Bắc Ninh trong việc xác định phương hướng, đề ra những giải pháp hữu hiệu để phát triển nguồn lực con người ngành GD-ĐT cho tỉnh trong việc thực hiện CNH-HĐH ở địa phương.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 71 - 73)