Thực trạng nguồnlực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 56 - 65)

hạn chế

* Tiêu chuẩn của nhà giáo

Giáo viên và cán bộ quản lý giữ vai trò quyết định việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục, do đó nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương cho người học. Nhà giáo phải có các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống trong sáng. Đây là một trong ngững tiêu chuẩn cơ bản đầu tiên của nhà giáo.Phẩm chất chính trị của nhà giáo được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Người cho rằng “..có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng” [36, tr.492].

- Có bản lĩnh khoa học. Điều đó thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tư duy khoa học. Đó là điều kiện cần để người thầy giáo phát huy năng lực tự học, phấn đấu vươn lên tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại.

- Có năng lực sư phạm. Đó là khả năng truyền thụ tri thức cho người học. Năng lực sư phạm có được là phải thông qua học tập, rèn luyện tích luỹ các kỹ năng sư phạm bảo đảm cho người học nhận được những thông tin cần thiết một cách hiệu quả nhất. Do đó, “năng lực sư phạm là yếu tố cấu thành cơ bản tạo nên tư chất người giáo viên” [45, tr.39].

- Có tâm huyết với nghề.Trong hoạt động nghề nghiệp, muốn trở thành người clao động giỏi, cống hiến nhiều cho xã hội thì bản thân nhà giáo phải yêu nghề. Càng yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu, là điểm đặc trưng trong lao động của nhà giáo, Lòng yêu nghề sẽ tạo nên động lực rất lớn cho hoạt động sáng tạo của mỗi nhà giáo.

Đó là những tiêu chuẩn, những định hướng trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đồng thời là cơ sở cho việc củng cố, phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GD-ĐT.

2.2.1. Thành tựu

Mạng lưới trường học Bắc Ninh đã phát triển rộng khắp, hiện tại ( tính đến thời điểm tháng 3/2004 ), có 130 trường mầm non; 149 trường Tiểu học; 130 trường trung học cơ sở; 29 trường trung học phổ thông;7 trường cao đẳng và trung học chuyên ngiệp; 8 trung tâm giáo dục thường xuyên và một trung tâm kỹ thuật tổng hợp.

Đáp ứng mạng lưới trên, đội ngũ cán bộ công chức ngành GD- ĐT ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng:

* Về số lượng và cơ cấu

Đội ngũ làm công tác GD- ĐT không ngừng phát triển và đủ về số lượng, tương đối hợp lý về cơ cấu. Đây là điểm mạnh, tạo tiền đề để triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD- ĐT.

Tính đến tháng 3/2004, đội ngũ cán bộ công chức ngành GD- ĐT 10.796 người, chiếm 77,44% cán bộ công chức hành chính sự nghiệp, trong đó:

- Hệ mầm non, tổng số 2.564 người (224 trong biên chế), với 100% là nữ, trong đó : cán bộ quản lý 258 người, giáo viên 2.176 người, nhân viên 130 người.

- Hệ tiểu học, tổng số 4.491 người, nữ có 3.832 người chiếm 85,32%, trong đó: 326 cán bộ quản lý, 4.016 giáo viên, 149 nhân viên hành chính.

- Hệ trung học cơ sở, tổng số 4.018 người, nữ có 2758 người chiếm 68,64 %, trong đó: 260 cán bộ quản lý, 3.628 giáo viên, 130 nhân viên.

- Hệ trung học phổ thông, tổng số 1.355 người, trong đó: 75 cán bộ quản lý, 1.233 giáo viên và 47 nhân viên.

- Hệ giáo dục thường xuyên, tổng số 106 người, nữ có 33 người, trong đó: 16 cán bộ quản lý, 74 giáo viên , 16 nhân viên.

- Hệ cao đẳng sư phạm, tổng số 135 người, nữ có 70 chiếm 51,85%, trong đó: cán bộ quản lý 3, giáo viên 92, nhân viên hành chính 40 người.

- Cán bộ quản lý đang công tác tại sở, phòng GD- ĐT tại các huyện, thị 101 người, trong đó nữ có 30 người.

Trong tổng số cán bộ công chức ngành GD- ĐT trên thì số cán bộ quản lý và giáo viên chiếm tỷ lệ cao, cơ cấu độ tuổi trẻ và trung niên chiếm tỷ lệ lớn trong ngành- đây là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, nhanh nhạy nắm bắt kiến thức mới, lao động có hiệu qủa cao. Toàn ngành có 91,91% cán bộ công chức dưới 50 tuổi, tỷ lệ thể hiện ở các bậc học như: Tiểu học 92,63%; Trung học cơ sở 94,47%; Trung học phổ thông 88,3%; giáo dục thường xuyên 81, 67%; cao đẳng sư phạm 84, 42%

Cán bộ công chức nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành GD- ĐT (73,52%) ứng với 7.671 người. Đây là một lợi thế cho công tác GD- ĐT. Vì nghề dạy học rất gần và có mối quan hệ mật thiết với thiên chức phụ nữ, thiên chức người mẹ, nhất là bậc mầm non và bậc phổ thông.

* Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chuyển biến tiến bộ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác GD- ĐT không ngừng nâng cao về chất lượng, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.Số cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng với tỉ lệ rất cao, điều đó thể hiện như sau:

Chia theo bậc học:

+ Hệ mầm non: trình độ đại học có 21 người chiếm 9,45%; trình độ Cao đẳng có 13 người chiếm 5,85%; trình độ trung học có 175 người chiếm 78,85%; trình độ dưới trung cấp có 1 người chiếm 0,45%; lý luận tin học cơ sở có 31 người , chiếm 13,95%; trình độ ngoại ngữ cơ sở có 78 người, chiếm 35,13%. Trình độ chuẩn đạt từ trung học sư phạm trở lên 99%.

+ Hệ tiểu học: Trình độ đại học có 599 người, chiếm 15,9%; trình độ trung học có 3.160 người, chiếm 70,36%; trình độ khác có 58 người, chiếm 1,29%; trình độ tin học cơ sở có 1.042 người, chiếm 23,2%; trình độ ngoại ngữ cơ sở 2.231 người, chiếm 49, 86%.

Ngành tiểu học, trình độ chuẩn đạt từ trung học sư phạm trở lên có 3.967, chiếm tỉ lệ 98%, trong đó 38% giáo viên trên chuẩn.

+ Hệ trung học cơ sở:Trình độ đại học có 642 người, chiếm 15,98%; cao đẳng có 2.871 người, chiếm 78,45%; trung học có 427 người, chiếm 11,72%; trình độ khác có 33 người, chiếm 0,82%; trình độ tin học và ngoại ngữ : cử nhân có 29 người chiếm 0,72%, cơ sở có 2.112 người chiếm52,56%. Giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên có 89, 8%, trong đó 15% giáo viên trên chuẩn.

+ Hệ trung học phổ thông: Trình độ thạc sỹ có 37 người, chiếm 2,7%; đại học có 1.234 người, chiếm 92,99%, cao đẳng có 20 người, chiếm 1,12%; trung cấp có 45 người, chiếm 3,3%; trình độ khác chiếm 0,59%, có 8 người; trình độ tin học: cử nhân có 11 người chiếm 0,86%, cơ sở có 259 người chiếm 20,2%; trình độ ngoại ngữ: cử nhân 142 người, chiếm 11,86%; cơ sở có 690 người chiếm 53,82%.

Số giáo viên đạt chuẩn đại học sư phạm 1234 người, đạt tỉ lệ 92,99%, trong đó có 2,7% giáo viên trình độ trên chuẩn.

+ Hệ giáo dục thường xuyên: Trình độ thạc sỹ có 1 người, chiếm 0,94%; đại học có 62 người, chiếm 58,49%; cao đẳng có 20 người, chiếm 18,87%; trình độ tin học: cử nhân 4 người chiếm 3,77%, cơ sở có 9 người chiếm 8,495; trình độ ngoại ngữ: cử nhân có 5 người chiếm 4,72% ; cơ sở có 10 người chiếm 9,44%.

Số giáo viên có trình độ chuẩn trở lên là 65 người đạt tỉ lệ 91,84%

+ Hệ cao đẳng sư phạm:Trình độ tiến sỹ 1 người chiếm 1,08%; thạc sỹ có 22 người, chiếm 24,7%; đại học có 73 người, chiếm 54,07%; cao đẳng 12 người, chiếm 8,8%, trung cấp có 16 người, chiếm 11,85%; trình độ tin học: cử nhân có 3 người chiếm 2,22%, cơ sở có 30 người chiếm 20,22%; trình độ ngoại ngữ: cử nhân có13 người chiếm 9,62%, cơ sở có 65 người chiếm 48,15%.

Số giảng viên có trình độ đạt chuẩn từ đại học trở lên có 82 người chiếm tỉ lệ 87,23%.

+ Cán bộ công chức đang công tác tại Sở và phòng GD- ĐT tại các huyện, thị: Tiến sỹ 2 người, chiếm 3,5 %; thạc sỹ 14 người, chiếm 8,91%; đại học 63 người, chiếm 62,38%; cao đẳng 8 người, chiếm 7,92%; trung học 16 người, chiếm 15,84%; trình độ khác 3 người, chiếm 2,97%; trình độ tin học cơ sở có 54 người chiếm 53,47%; trình độ lý luận: cao cấp có 3 người chiếm 2,97%, trung cấp 12 người chiếm 11, 88%.

Chia theo trình độ đào tạo: - Về chuyên môn: + Có trình độ tến sỹ: 3 người + Có trình độ thạc sỹ:76 người; + Có trình độ đại học: 2.887 người + Cao đẳng: 3.785 người + Trung cấp: 4.020 người

+ Sơ cấp: 98 người

+ Dưới sơ cấp: 10 người.

- Về chính trị:

+ Cao cấp lý luận chính trị: 26 người = 0,24% + Trung cấp lý luận chính trị:682 người = 6,3%

+ Đảng viên: 3.036 người = 28,12%

Bảng 6: Báo cáo thống kê đội ngũ công chức, viên chức theo trình độ đào tạo tỉnh Bắc Ninh tính đến tháng 3/2004 [43]. Đơn vị: Người Trình độ Khối trực thuộc Thị xã và các huyện Cộng toàn ngành tỉ lệ % Tổng số 1710 9086 10796 100 Tiến sỹ 3 0 3 0.03 Thạc sỹ 72 4 76 0.7 Đại học 1451 1391 2842 26.7 Cao đẳng 59 3726 3785 35.0 Trung cấp 97 3823 3920 37.2 Sơ cấp 13 85 98 0.9 Dưới sơ cấp 1 9 10 0.1 Đảng viên 445 2591 3036 28.12 Nữ 934 7041 7975 73.87 Dưới 30 tuổi 782 2462 3244 30.0 Trên 30 tuổi 928 6624 7552 70.0 chính trị: Cao cấp Trung cấp 20 178 6 504 26 682 0,24% 6,3%

Trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển, đội ngũ cán bộ công chức ngành GD- ĐT của tỉnh đã có bước chuyển biến căn bản, nhằm từng bước tiếp cận với xu thế mới của thời đại, trước hết là được bồi dưỡng để có những tri thức về tin học, ngoại ngữ- công cụ quan trọng để tiếp cận thông tin mới. Bằng nhiều

hình thức học tập, hiện nay giáo viên có trình độ tin học từ cơ sở trở lên là 2.364/ 10,796. Trong đó nhiều giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho việc xử lý các văn bản, xây dựng giáo án thiết kế các biểu mẫu thống kê.

Nguồn lực con người ngành GD-ĐT( đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên) trong những năm gần đây do được sự quan tâm nhiều của Đảng và chính quyền các cấp bằng những chế độ, chính sách ưu đãi, nên đại đa số yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với trường lớp. họ luôn tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy để khuyến khích học sinh, sinh viên phát huy khả năng sáng tạo trong học tập. Số giáo viên tâm huyết, giáo viên giỏi ngày càng tăng lên, vị thế của người thầy giáo trong xã hội được nâng cao và số đông đã phát huy được những phẩm chất tốt đẹp về đạo đức, nghề nghiệp của vùng quê có truyền thống hiếu học, toàn tỉnh có 27 nhà giáo ưu tú, hàng năm có hàng trăm cán bộ quản lý đạt chiến sỹ thi đua các cấp, trên 70% cán bộ công chức đạt lao động giỏi [ 41, tr.71]

Bắc Ninh là tỉnh có nguồn nhân lực giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển GD- ĐT. Cán bộ quản lý, giáo viên được quản lý, sử dụng cơ bản đúng chuyên môn, đúng sở trường. Tỉnh nhỏ, không có vùng sâu, vùng xa, nên về cơ bản giáo viên được phân công công tác ổn định, ít có sự biến đổi, xáo trộn, ảnh hưởng đến các hoạt động dạy, học. Thực hiện cơ chế quản lý của UBND tỉnh, giao cho Sở GD-ĐT quản lý trực tiếp các đơn vị trực thuộc( bao gồm các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp ); UBND huyện quản lý trực tiếp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Cơ chế này tạo điều kiện cho người cán bộ quản lí có điều liện nắm chắc, sâu về con người và có điều kiện sử dụng đúng người, đúng việc, thuận lợi cho việc điều tiết người lao động từ đơn vị này đến đơn vị khác để đáp ứng yêu cầu giáo dục ở từng thời kỳ.

* Kết quả giáo dục đào tạo nguồn lực con người ngành GD-ĐTBắc Ninh trong những năm gần đây [40] .

Nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng mà trong những năm qua chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, bậc học đạt tỉ lệ cao và ổn định.

+ Giáo dục mầm non phát triển hài hoà các hình thức công lập, dân lập và tư thục nhằm tạo tiền đề cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người mới. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đã được huy động ra lớp tăng từ 25% năm 1997 lên 46,8% năm 2004. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp tăng từ 60,4% năm 1997 lên 79,6% năm 2002 và 86,8% năm 2004, trong đó biến tốt.

+ Giáo dục phổ thông:

* ở bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 là 99,99% năm 2002 trẻ ra lớp đạt trên 99%. chất lượng nuôi dậy trẻ ngành mầm non đã có sự chuyển (tăng 0,3 so với năm 1997),đến năm 2004 huy động 100%, không có học sinh tiểu học bỏ học.Tháng 7 năm 1999, Bắc Ninh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 11.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học tăng từ 97,4% năm 2002 lên 99,9% năm 2004.

*Trung học cơ sở, Các trường trung học cơ sở đã thu hút 99,6% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 ( tăng1,1% so với năm 2002 ), đó là điều kiện tốt để phấn đấu phổ cập trung học cơ sở và nâng cao dân trí cho nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt 68,31%, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi 18,79% ( tăng 4% so với năm học trước ), thi tốt nghiệp đỗ 99,24%

Hằng năm, ngành giáo dục đã huy động trên 200 học sinh ra học bổ túc trung học cơ sở. Cuối năm 2002, Bắc Ninh đạt phổ cập trung học cơ sở ( sớm trước 1 năm so với mục tiêu đề ra ).

* Trung học phổ thông: Trung học phổ thông với 3 loại hình: công lập, bán công, dân lập tăng rất nhanh, 85,% học sinh tốt nghiệp trung học cơ được vào phổ thông trung học các loại hình (tăng 2,5% so với năm 2002). Chất lượng đại trà,

chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến đi lên, năm 2004 tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt 61,62%, học lực giỏi 3,51% (tăng 0,5%).

Từ năm 1997 đến nay, hàng năm có từ 350 đến 405 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Số lượng, chất lượng học sinh giỏi hằng năm đều tăng, năm học 1997-1997 có 16 em đạt học sinh giỏi Quốc gia, đến năm 2001- 2002 có 51 em đạt giải. Đã có 2 giải nhất Quốc gia và 1 học sinh tham dự thi olympic Quốc tế đạt huy chương bạc.Nhưng trong năm học 2003-2004 số học sinh giỏi quốc gia chỉ đạt 41 giải, trong đó có một giải nhất,9 giải nhì, 14 giải ba và 17 giải khuyến khích(chiếm 41%).

Luật giáo dục đã xác định: Đối với giáo dục trung học phổ thông phải “giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên ngiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.” [30, tr.17]. Nhưng điều kiện cho các trường trung học phổ thông thực hiện quy định trên của Luật còn đang gặp nhiều khó khăn. Đến nay, mới chỉ có 14,01% học sinh trung học phổ thông học Tin học, nguyên nhân là do vừa thiếu giáo viên Tin học, vừa thiếu thiết bị.

* Giáo dục thường xuyên, áp dụng linh hoạt các chương trình không chính quy, giúp người học bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng, đáp ứng nhu cầu học tập thiết thực của nhân dân. Trung tâm đã mở 40 lớp bổ túc trung học phổ

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn lực con người ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 56 - 65)